Thủ thuật, hacking, tool, code, công cụ hiện đại

Thủ thuật, hacking, tool, code, công cụ

chia sẻ

ONE NOTE Công cụ hữu ích để học tập, ghi chú, chia sẻ kiến thức

Hãng Microsoft của Mỹ đã cho ra đời những sản phẩm phần mềm máy tính đánh dấu sự phát triển cao độ của mềm khoa học thế giới. Một trong những bộ sản phẩm được mọi người biết đến và sử dụng đó là bộ sử dụng văn phòng- Office. Trong các công cụ của bộ Office, người dùng có thể sử dụng các công cụ khác nhau với những mục đích và công việc khác nhau. Tuy nhiên, một trong những công cụ rất hữu dụng những bị lãng quên đó là phần mềm ONE NOTE trong bộ cài đặt Office.



Trong bộ cài đặt Office 2007 trở về sau này, mới nhất là bộ Office 2016 và Office 365; One Note được tích hợp như một công cụ ghi chú, chia sẻ thông tin thông qua email rất hữu dụng. Nhưng người dùng ít khi sử dụng đến so với các phần mềm ứng dụng cơ bản như: Word, Excel, Power Point, Outlook ...



Giới thiệu tính năng cơ bản của One Note
Hiện trên thị trường có thêm một số hãng phần mềm cung cấp các công cụ ghi chú như: Gnote, Evernote,... Người dùng có thể tự do lựa chọn.One Note cũng cho phép người dùng tạo ghi chú với những tính năng cơ bản  đến nâng cao.

- Ghi chú cơ bản:
Ghi chú của người dùng có thể trở thành một quyển sổ điện tử, được chia làm các mục (Label). Trong OneNote được gọi là các Session. Để tiện quản lý thông tin ghi chú, người dùng nên chia thông tin theo từng chủ đề, mức độ. Với những thông tin có thể nhóm thành từng nhóm người dùng có thể dùng chức năng Group of Sessions.

Nếu người dùng là một sinh viên có nhiều môn học hoặc lĩnh vực muốn tìm hiểu và học tập. Việc chia các mục trong One Note là một trong những điều hết sức hữu dụng. Điều đó cho phép người dùng quản lý, sử dụng cũng như tìm kiếm nội dung trong Note các nhanh nhất có thể. Điều này khác hẳn hoàn toàn với việc ghi chú trên quyển tập bình thường hay so với các phần mềm ghi chú khác.

- Ghi chú công tác:

Khi học tập và làm việc, việc ghi chú công tác là điều quan trọng. One Note cho phép người dùng tạo lịch công việc theo công tác (Tasks) và phần nhắc nhở cuộc họp liên kết với Outloook.

- Liên kết đa thiết bị - chia sẻ thông tin:

Việc ra đời của các hệ thống mạng điện tử đám mây (Cloud) đã đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của việc chia sẻ và đồng bộ dữ liệu. Với việc dùng Onenote và 1 tài khoản email của hãng Microsoft (@hotmail / @live); người dùng có thể sử dụng One Note trên nhiều thiết bị của các hệ điều hành khác nhau Andoid, iOS. Ngoài ra hiện tại, OneNote được hãng sản xuất xây dựng một trang điện tử nhằm sử dụng thông qua điện toán đám mây One Drive để truy cập nội dung ghi chú của người dùng.
Link: https://www.onenote.com/
Như vậy, OneNote sẽ giúp người dùng có thể sử dụng và đồng bộ nội dung để có thể sử dụng bất kỳ nơi đâu.

Thông tin chia sẻ qua email cũng chính là điểm mạnh, người dùng có thể gửi thông tin của bản thân đến người dùng khác thông qua email.

- Ghi chú bằng vẽ

Như đã nêu trên, Onenote có thể sử dụng trên các thiết bị di động Smart Phone chạy hệ điều hành Android, iOS ... Đây có thể là điểm mạnh của OneNote, vì phần mềm hỗ trợ chức năng vẽ để ghi chú.
Sử dụng chức năng cảm ứng của các thiết bị, OneNote có thể cho người dùng những công cụ vẽ hỗ trợ tốt cho người dùng.


7 NGUYÊN TẮC QUAN TRỌNG TRONG KIỂM THỬ - BÍ KÍP "TRUY LÙNG BUG "

Đau đầu lớn nhất của kiểm thử viên chính là những bug tìm ẩn của ứng dụng. Làm thế nào để truy lùng hết các bug gây khó chịu cho người dùng. Một số phương châm chung cho kiểm thử phần mềm , gồm những nguyên tắc cơ bản sau đây:


Nguyên tắc kiểm thử đầu tiên  – Kiểm thử đưa ra lỗi

Kiểm thử có thể cho thấy rằng phần mềm đang có lỗi, nhưng không thể chứng minh rằng phần mềm không có lỗi. Kiểm thử làm giảm xác suất lỗi chưa tìm thấy vẫn còn trong phần mềm, thậm chí là không còn lỗi nào, nó không phải là bằng chứng của sự chính xác.


Nguyên tắc kiểm thử thứ 2 – Kiểm thử đầy đủ là không thể 

Kiểm thử tất cả các trường họp là không thể do yếu tố thời gian và chi phí, vì vậy việc phân tích các rủi ro và đưa ra mức độ ưu tiên để kiểm tra các trường họp cần thiết nhất, có khả năng gây ra lỗi nghiêm trọng nhất trước rồi sau đó, tùy thuộc vào tiến trình của dự án mà kiểm tra các trường họp còn lại theo mức độ ưu tiên thấp hơn.

Nguyên tắc kiểm thử thứ 3 – Kiểm thử sớm

Để phát hiện được lỗi sớm nhất có thể, kiểm thử nên bắt đầu từ giai đoạn đầu của dự án, giúp phát hiện sớm những rủi ro ngay từ giai đoạn đầu.

Nguyên tắc kiểm thử thứ  4 – Sự tập trung của lỗi

Tập trung một cách cân đối vào mật độ dự kiến lỗi và lỗi phát hiện sau khi kiểm thử các moulde. Quáchú trọng  vào một hay một vài chức năng nào đó  thường gây ra thiếu sót vì thời gian release là có hạn,dành nhiều thời gian cho mô-đun này sẽ khó tránh khỏi việc không kịp kiểm thử full case cho các mô-đun khác . Và Một điều đặc biệt chú ý, nếu bug ở mô- đun này thì tất nhiên, chức năng tương tự hoặc liên quan ở mô-đun khác tất nhiên cũng sẽ bị lỗi,

Nguyên tắc kiểm thử thứ 5 – Nghịch lý thuốc trừ sâu

Có người nói vui rằng kiểm thử là một nghệ thuật, đã là nghệ thuật thì phải có ý tưởng và cảm hứng, và đôi khi, cảm hứng cạn kiệt, không tìm thấy lỗi mới nào đối với những ca kiểm thử thông thường. Cũng giống như nếu ta cứ phun một loại thuốc trừ sâu với liều lượng như nhau thì một số loại sâu sẽ lờn thuốc, không được diệt sạch ( nên được gọi là nghịch lý thuốc trừ sâu), Để khắc phục, ta phải thường xuyên làm phong phú bộ testcase  và thực hiện nhiều trường họp để tránh trường họp này

Nguyên tắc kiểm thử  thứ  6 – Kiểm thử theo các ngữ cảnh khác nhau và độc lập nhau

Việc kiểm thử phụ thuộc vào ngữ cảnh, và thực hiện kiểm tra với nhiều ngữ cảnh khác nhau
Ví dụ: Kiểm thử cho một chương trình tính toán , nếu là cấp 1 thì chỉ cần test cho các trường họp cộng trừ nhân chia là đủ , Nếu là cấp 2 thì chú trọng đến số mũ , căn bậc 2, phương trinh. Cấp 3 thì test đạo hảm, tích phân...

Nguyên tắc kiểm thử thứ 7 – Sự sai lầm về việc không có lỗi

Không fix bug triệt để  mà tránh né bug bằng cách sửa chức năng này thành chức năng khác không dùng được và không đáp ứng yêu cầu thiết kế , hoặc Fix bug tạm bợ để chương trình không có lỗi khi bàn giao cho khách hàng nhưng khi sử dụng một thời gian thì gây ra bug thì cũng như là thất bại mặc dù đã test xong








 



Đăng ký tên miền .xyz miễn phí

Đăng ký tên miền .xyz miễn phí

Hiện tại có 2 cách để các bạn có thể sở hữu một tên miền .xyz miễn phí đó là đăng ký từ pop.co hoặc hostinger.vn

Trang pop.co hiện chỉ cho đăng ký tại Mĩ và Canada, các bạn có thể đổi địa chỉ IP bằng cách dùng Sock, Proxy hoặc VPN và tiến hành đăng ký bình thường. Trong bài viết này, tôi hướng dẫn đăng ký tên miền .xyz miễn phí tại trang Hostinger.
Read More

Đăng ký tên miền .xyz miễn phí

Đăng ký tên miền .xyz miễn phí

Hiện tại có 2 cách để các bạn có thể sở hữu một tên miền .xyz miễn phí đó là đăng ký từ pop.co hoặc hostinger.vn

Trang pop.co hiện chỉ cho đăng ký tại Mĩ và Canada, các bạn có thể đổi địa chỉ IP bằng cách dùng Sock, Proxy hoặc VPN và tiến hành đăng ký bình thường. Trong bài viết này, tôi hướng dẫn đăng ký tên miền .xyz miễn phí tại trang Hostinger.
ĐỌC TIẾP »

Chrome Extension - Snippet mở trang cảm ơn, changelog

chrome-extension-tutorial

Mẹo nhỏ trong lập trình Chrome Extension

Trước đây tớ hay dùng localStorage để tạo flag đánh dấu khi nào người dùng vừa mới cài đặt extension của mình. Và sau này khi ngó qua mã nguồn của mấy extension phổ biến cũng thấy họ làm cách tương tự. Cụ thể thì như này:

// background.js
(function($) {
if ($.getItem('installed') === null) {
$.setItem('installed', true);

chrome.tabs.create({
url: 'http://example.com/thank-you.html'
});
}
})(localStorage);


Cách làm này tất nhiên là có thể dùng được, không sao cả. Tuy nhiên nó không chuyên nghiệp, vì:

  1. Bạn phải tạo ra một dữ liệu tạm thông qua localStorage.
  2. Bạn không thể biết được người dùng vừa cài đặt hay chỉ vừa cập nhật phiên bản mới.

Sau này khi lần mò trong Document của Google thì tớ biết được một cách hay hơn, xin chia sẻ lại với các bạn:

// background.js
chrome.runtime.onInstalled.addListener(details => {
switch (details.reason) {
case 'install':
chrome.tabs.create({url: 'http://example.com/thank-you.html'});
break;

case 'update':
chrome.tabs.create({url: 'http://example.com/changelog.html'});
break;
}
});

Ưu điểm của cách này:

  1. Là API chính thức của Chrome.
  2. Không cần tạo dữ liệu tạm để làm flag.
  3. Có thể biết người dùng vừa cài đặt hay cập nhật phiên bản mới. Từ đó chúng ta có thể mở trang cảm ơn, Donate, CTA (kêu gọi người dùng đánh giá extension trên Store chẳng hạn) hoặc cho người dùng biết các thay đổi trong phiên bản mới (changelog).
Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích được các bạn trong việc tạo ra một Chrome Extension chuyên nghiệp!

 
Ky nang ban hang ky-nang-ban-hang
10 10 1125 (c) by
Google Thủ thuật, hacking, tool, code, công cụ