Thủ thuật, hacking, tool, code, công cụ hiện đại

Thủ thuật, hacking, tool, code, công cụ

chia sẻ

Những Website hữu ích tự học về Testing dành cho dân Tester

Việc trao đồi thêm kỹ năng và kiến thức là một trong những điều không thể thiếu trong ngành IT. Một tester (QA/QC) dù cho có đang tham gia các dự án testing bằng phương pháp Manual hay Automation thì việc trao dồi học hỏi thêm kiến thức là vô cùng quan trọng.

Nay xin liệt kê một vài trang cung cấp cho các tester những kiến thức rất cần thiết khi vào nghề Testing.

1. Tools QA

Tools QA là một trong những trang hướng dẫn học Testing đặc biệt về mảng Automation ra đời sau so với các trang khác. Tuy nhiên, nó đem lại phương án tiếp cận các kiến thức cơ bản về testing cũng như những mảng đặc thù: Selenium, Java, Junit. Điểm mạnh trong Tools QA đó chính là các bài hướng dẫn về Selenium.


2. Guru99

Đây là một trong những trang được dân tester biết đến rất nhiều, vì lượng kiến thức chia sẻ rất lớn của nó. Các kiến thức về mảng Manual testing cũng được trang đề cập phù hợp cho những ai mới bước vào nghề. Guru99 có những clip hướng dẫn cụ thể tạo bởi các trainer. 


Một điểm khá đặc biệt của Guru99, là hiện nay trên kho application của Android Application, các bạn có thể download ứng dụng Guru99 rất tiện lợi trong việc tham khảo các kiến thức được chia sẻ thông qua Guru99.


Testing Circus là trang chia sẻ nhiều hơn về thông tin về testing. Thông qua các bài chia sẻ bởi các trainer làm lâu năm trong  ngành kiển thử, người đọc có thể rút ra nhiều  bài học quý báu trong khi làm việc.

Ngoài ra, trang web hiện đang có bài báo theo tháng với những chủ đề, cũng như bài chia sẻ kiến thức hữu ích.


Khởi đầu bằng ý tưởng chia sẻ kiến thức thông qua các thắc mắc của người làm nghề testing. Ask Tester đã trở thành một trong những web không thể thiếu khi làm nghề testing.







Tìm Hiểu CCNA-Cisco Certified Network Associate- Giáo Trình- Download cài đặt Lab ảo.


CCNA-Cisco Certified Network Associate là một trong những khóa học về hệ thống mạng được nhiều người quan tâm. Nay xin được chia sẻ đến mọi người những giáo trình tự học CCNA với mức độ: Switching - Routing với hai thiết bị mạng chủ yếu: Switch và Router.

Thông tin rõ hơn về chương trình học và lộ trình học: CISCO 

Giáo trình này được tải chính thức về từ học viện mạng CCNA Networking Academy: https://www.netacad.com/

Giáo Trình:
Phần 1- Introduction
Phần 2- Routing and Switching
Phần 3- Scalling
Phần 4- Connecting the Network

Software:
Mục tiêu để thực hành thiết lập hệ thống mạng hãng Cisco đã thiết lập một phần mềm hỗ trợ việc học cũng như thiết kế cac thiết bị của Cisco-  Cisco Packet Tracer Link

More




NHẠC GIÁNG SINH KỶ NIỆM

Một mùa Noel nữa lại chuẩn bị về rồi.



 Mời các bạn xa gần cùng thưởng thức những bài ca Giáng Sinh bất hủ. 


11 Tips Giúp Bạn Không Còn Ngập Ngừng Khi Nói Trước Công Chúng


Theo khảo sát của Đại học Chapman, nói trước công chúng (Public speaking) là nỗi ám ảnh số 1 ở Mỹ. Nhưng hãy nhớ rằng, dù bạn có sợ đến mức nào đi nữa thì việc sử dụng các từ như “um”, “à” cũng chỉ giết chết vẻ đáng tin của bạn mà thôi!
Bạn cần nói một bài phát biểu? Hay trình bày trong cuộc họp? Vẫn có những phương pháp để không sử dụng những từ gây mất tập trung kể trên. Dưới đây là 11 tips từ London Speaker Bureau giúp bạn không bao giờ nói “um” nữa.
#1 Biết những gì bạn sẽ nói và chia bài nói thành nhiều phần.
Chia nhỏ bài nói thành các ý chính sẽ giúp bạn nói trôi chảy hơn. Những khoảng tạm dừng giữa mỗi ý cho phép bạn và khán giả xử lý thông tin.
#2 Luôn nhớ rằng không ai biết bạn đang lo lắng
10% trong chúng ta lo sợ việc nói trước công chúng, nhưng khán giả hiếm khi biết được bạn thực sự đang nghĩ gì. Thế nên đừng lo lắng! Người khác còn mải lo lắng về bản thân mình nên họ sẽ không chú ý nhiều đến bạn đâu.
#3 Đừng bao giờ để tay vào túi quần
Kết quả nghiên cứu cho thấy hành động này làm chúng ta sử dụng “um”, “à” nhiều hơn. Do đó, hãy đứng thẳng, đưa tay về phía trước, và sử dụng vùng không gian của bạn.
#4 Dùng câu ngắn, có khoảng dừng
Nhớ tạm dừng thường xuyên. Vì tạm dừng một hoặc hai giây sẽ khiến lời nói của bạn có thêm “sức nặng”, mang đến thời gian cho bạn và khán giả cùng suy nghĩ, và thực sự thì nó chẳng bao giờ kéo dài như chúng ta vẫn nghĩ.
#5 Đảm bảo nội dung bài nói phải hấp dẫn
Nếu bạn dùng các từ ngữ thú vị và dễ nghe, hiếm có khán giả nào để ý đến những từ “um” của bạn nữa!
#6 Kể một câu chuyện
Khán giả luôn thích nghe những câu chuyện, và nếu đó là câu chuyện bạn đã từng kể trước đây, bạn sẽ không phải quá lo lắng về những gì diễn ra tiếp theo.
#7 Chuẩn bị. Chuẩn bị. Chuẩn bị.
Nếu bạn nắm rõ tất cả mọi thứ bạn sẽ nói và có sự chuẩn bị kỹ càng, não bạn sẽ không còn phải dùng đến những từ “um”, “à” đâu!
#8 Tránh mọi thứ gây xao nhãng
Bạn không nên vừa nói chuyện điện thoại vừa lướt web. Cũng vậy, nếu bạn đang đứng trước khán giả, hãy nhìn thẳng vào mắt mọi người! Sự tập trung này sẽ khiến bạn ít có khuynh hướng cảm thấy khó xử.
#9 Hiểu tại sao bạn nói “um?”
Biết khi nào và tại sao bạn nói “um” sẽ cho bạn một lợi thế. Khi rơi vào những tình huống mà bạn hay nói “um,” bạn sẽ biết cách xử lý bằng chính kinh nghiệm của mình.
#10 Biết khi nào sẽ phải chuyển chủ đề
Trước khi chuyển sang một chủ đề mới, hãy sử dụng một “liên từ” thích hợp. Tạm dừng và để bản thân nhận ra chủ đề đang thay đổi, nhưng vẫn không làm mất đi dòng suy nghĩ của bạn.
#11 Lắng nghe chính mình
Ghi âm lại những lần bạn tập luyện. Đây là cách tốt nhất để hiểu cách bạn nói chuyện, và khi nào thì bạn nói “um.” Hiểu được những tình huống này trước khi chúng xảy ra là đang chuẩn bị cho bạn tránh chúng.
Bạn có biết?
- Theo một cuộc khảo sát, nam giới sử dụng “um”, “à” thường xuyên hơn 38%  so với phụ nữ.
- Hơn 20 triệu người đối mặt với chứng lo sợ trước đám đông, lúc này hay lúc khác.
- Những người trẻ nói “um” thường xuyên hơn so với người lớn tuổi.
- Người ta có thể được trả đến hơn $ 200,000 để trình bày 1 bài phát biểu.
- Người sợ nói trước công chúng thường là những người quan tâm đến việc để lại một ấn tượng tốt đẹp trong lòng khán giả.
- Theo tờ Times, hầu hết chúng ta sợ nói trước công chúng hơn sợ cái chết.
- 10% trong chúng ta thích nói trước công chúng.
Theo Business Insider

Hướng đến Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót


Vào những ngày cuối năm phụng vụ 2015, toàn giáo hội Hoàn vũ đang hướng đến Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót do Đức Thánh Cha Phaxico công bố vào ngày 13 tháng 5, năm 2015. Năm Thánh bắt đầu với việc mở Cửa Thánh tại Đền thờThánh Phêrô vào ngày 08-12-2015, Đại lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm nguyên tội, và kết thúc vào ngày 20-11-2016Đại lễ Chúa Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ.

Trong lá thư ngày 1 tháng 9 năm 2015, gửi cho Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Tái Truyền Giảng Phúc Âm, Đức Thánh Cha mong muốn Năm Thánh là một cơ hội cho mọi Kito hữu có được một cuộc gặp gỡ đích thực với Thiên Chúa là đấng Giàu lòng thương xót và có một trải nghiệm sống động trong mối tương quan mật thiết với Thiên Chúa là Cha.

Trong Năm Thánh, các bài đọc Thánh lễ Chúa nhật của Mùa Thường niên sẽ được lấy trong Phúc Âm theo Thánh Luca, người vẫn được gọi là “tác giả Phúc Âm của lòng thương xót”. Dante Alighieri thì mô tả Thánh Luca là “scriba mansuetudinis Christi” (người kể lại nét dịu hiền của Chúa Kitô). Có rất nhiều dụ ngôn nổi tiếng về lòng thương xót trong Phúc Âm Thánh Luca: con chiên đi lạc, đồng tiền đánh mất, người cha đầy lòng thương xót.

 Năm Thánh luôn là một cơ hội để đào sâu đức tin và canh tân chứng tá Kitô giáo.Với “Năm Thánh Lòng Thương xót”Đức Thánh Cha Phanxicô muốn đặt trọng tâm nơi lòng thương xót của Thiên Chúa, Đấng mời gọi các tín hữu trở về với Người. Gặp gỡ Chúa sẽ giúp chúng ta biết thực thi lòng thương xót.
Nghi thức khai mạc Năm Thánh là việc mở Cửa Thánh. Cửa này là cửa chỉ được mở trong thời gian diễn ra Năm Thánh và đóng lại vào tất cả các năm khác. Bốn Đại Vương cung thánh đường ở Roma đều có Cửa Thánh, đó là các Vương cung thánh đường: Thánh Phêrô, Thánh Gioan LatêranôThánh Phaolô Ngoại thành và Đức Bà Cả. Nghi thức mở Cửa Thánh biểu trưng ý nghĩa: trong Năm Thánh, các tín hữu được ban cho một con đường đặc biệt” để ng Ơncứu rỗi.
Các Cửa Thánh của các Vương cung thánh đường khác cũng sẽ được mở sau khi mở Cửa Thánh Vương cung thánh đường Thánh Phêrô.
Như một phương cách đề cao tầm quan trọng của sự tha thứ và canh tân mối tương quan của mỗi người chúng ta vớiThiên Chúa, ơn toàn xá sẽ được ban trong Năm Thánh. Ân xá là việc tha các hình phạt tạm vì tội - thường được bancho những tín hữu hành hương đến Rôma cùng với một số điều kiện khác: xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đứcgiáo hoàng và thực hiện việc những việc bác ái đơn giản như thăm viếng bệnh nhân...
Những ai không thể hành hương đến Rôma cũng có thể được hưởng ân xá bằng cách xưng tội và rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức giáo hoàng, khi  đi viếng hay tham dự một cử hành phụng vụ chung tại một nhà thờ được Đức giám mục địa phương chỉ định.

Lòng thương xót là một chủ đề mà Đức Thánh Cha Phanxicô rất thường nói đến, như được thể hiện trong châm ngôn giám mục ngài đã chọn: miserando atque eligendo” (Được thương xót và được chọn). Câu này trích từ bài giảng của Thánh Bêđa về sự kiện Chúa Giêsu nhìn thấy người thu thuế Mathêu và gọi ông đi theo Người: Chúa Giêsu thấy một người thu thuế, Người nhìn ông với ánh mắt thương xót và chọn ông, Người nói với ông: Hãy theo tôi! Đây là bài giảng tôn vinh lòng thương xót của Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã uỷ thác cho Hội đồng Toà Thánh về Tân Phúc-Âm-hoá việc tổ chức Năm Thánh Lòng Thương xót.
Ps: Trích hdgmvn


5 Từ Nên Sử Dụng Trong Tiêu Đề Email


Gửi email là cách dễ nhất và ít làm phiền nhất khi gửi yêu cầu tới người khác. Tuy nhiên, cũng chính xác khi nói rằng do email không đòi hỏi nhiều nỗ lực, đôi khi nó sẽ trở thành một việc làm phí thời gian. Gửi đi một email mơ hồ, không nói rõ cho người nhận những gì họ cần làm, và tại sao yêu cầu của bạn lại quan trọng sẽ chỉ tạo ra thêm nhiều việc cho mọi người mà thôi.
Một email hiệu quả luôn xem dòng tiêu đề như “tên người gọi” trong điện thoại, và sẽ dùng những từ ngữ “vào thẳng vấn đề” ngay lập tức.
Dưới đây là một số từ bạn nên hay không nên sử dụng trong tiêu đề email, để giúp bạn có thể truyền tải thông điệp cách rõ ràng, mà không khiến cho đồng nghiệp của bạn bối rối hay bực bội.
  1. Khi có nhiệm vụ cần hoàn tất
Không viết: v.v, … (Etc.)
Nên viết: Việc cần làm (The, This, These)
Giáo viên ngữ pháp của bạn đã đúng – hãy luôn viết cụ thể! Thậm chí nếu email của bạn được gửi ngay sau một cuộc trò chuyện hoặc một buổi họp gần đây, nó vẫn có khả năng bị “để dành” làm sau. Nếu đồng nghiệp nhận được email của bạn và nhìn thấy “Thông báo sau cuộc họp nhân viên v.v” – điều đó sẽ chẳng giúp ích gì. Thay vào đó, hãy viết thật rõ ràng về những gì bạn cần, chẳng hạn: “Các câu hỏi cần giải quyết sau cuộc họp nhân viên” hay “Các báo cáo được thảo luận trong cuộc họp nhân viên.” Hãy xem tiêu đề email như một bản tóm tắt các công việc phải làm, vậy thì email của bạn sẽ có nhiều cơ hội được đọc hơn!
  1. Khi gửi tiếp một email khác:
Không viết: FWD:
Nên viết: Giúp (Help)
Việc này luôn khiến tôi nhớ về những năm 90, thời mà người ta vẫn hay gửi các email kiểu như “Fwd: fwd: fwd: fw: Gửi mail này đến 10 người và bạn sẽ gặp may mắn!” Trừ khi bạn thực sự đang gửi những email như vậy ở nơi làm việc (Đừng làm vậy, tôi đang nói nghiêm túc đấy!), thì có lẽ bạn chỉ đang chia sẻ một vài điều mà người khác đã viết và bạn muốn đồng nghiệp đọc, hoặc dựa vào đó để thực hiện công việc. Trong trường hợp đó, làm ơn hãy viết “Giúp tôi giải mã cái này với” hoặc “Hình như khách hàng cần giúp đỡ.” Chắc chắn là bạn dự định thông điệp đó trong nội dung email, nhưng viết ngay trong tiêu đề sẽ giúp email của bạn được chú ý một cách nhanh chóng.
  1. Khi bạn đang cố gắng thân thiện
Không viết: Hey
Nên viết: Bạn (You)
Gửi một email có tiêu đề “Hey” cũng tương tự như nhắn tin cho bạn bè hay người yêu rằng “Mình cần nói chuyện.” Đừng làm chuyện đó! Bạn sẽ khiến người nhận nghi ngờ về những điều tiếp theo, và bạn có thể sẽ phải chờ đợi hồi âm rất lâu, vì có thể email đó không bao giờ được mở. Nếu bạn thực sự cần phải trò chuyện về điều gì đó cá nhân hoặc riêng tư, hãy thử “Khi nào bạn có 15 phút để nói chuyện với tôi?.” Cách tiếp cận này sẽ giúp giảm bớt căng thẳng và trao cho người nhận quyền quyết định khi nào họ có thể làm việc với bạn.
  1. Khi bạn cần một điều gì ngay lập tức
Không viết: Gấp (Urgent)
Nên viết: Ngay hôm nay (Today)
Khi thời gian có hạn và áp lực ngày một cao, “Gấp” sẽ chỉ khiến người ta hoảng loạn. Và đó là điều cuối cùng mà bạn nên gửi cho người chịu trách nhiệm một nhiệm vụ nào đó. Nếu đã có đủ thời gian để nhận ra cần gửi email, bạn cũng nên dành thời gian mà thông báo trước rằng “Đây là ưu tiên hàng đầu của hôm nay.” Còn nếu công việc đó thực sự rất khẩn cấp, đừng gửi email mà hãy gọi điện thoại hoặc trực tiếp gặp mặt người đó.
  1. Bonus:
Cuối cùng nhưng không kém quan trọng là một cụm từ mà tất cả chúng ta đều dùng khi kết thúc email, nhưng lại hiếm khi dùng chúng trực tiếp trong tiêu đề: “Cảm ơn" (Thank you). Một email ngắn, đơn giản, thể hiện sự biết ơn của bạn sẽ giúp tăng cường mối liên kết giữa bạn và các thành viên trong nhóm. Nó cho thấy rằng bạn trân trọng những nỗ lực và đánh giá cao vai trò của họ. Và chắc chắn bạn sẽ không còn sợ đánh mất niềm tin của đồng nghiệp!
Theo Time

Kỹ năng nhỏ nhưng quan trọng khi đăng ảnh trên trang LinkedIn

LinkedIn là một trong những trang mạng xã hội dành hướng về kinh doanh, nhân lực lớn của xã hội hiện nay. Đã có không ít những ứng viên dành được thành công trong việc đăng những thông tin cá nhân và dành lấy được những công việc tại những tập đoàn, công ty lớn tại thế giới.

Tuy nhiên, một trong những lỗi khá lớn của người dùng trên LinkedIn đó là ảnh đại diện (Profile). Sau đây, trang Business Insider cung cấp cho người đọc những lời khuyên quý giá khi đăng ảnh trên LinkedIn.




Desktop Remote Mobile- Công cụ Remote Desktop trên thiết bị di động

Một trong những công cụ hữu dụng chạy hệ điều hành Android và iOS được hãng Microsoft sản xuất đó là Microsoft Desktop Remote.


Bạn có thể download ứng dụng tại đây:
Android
iOS

Khi dùng các thiết bị, trong cùng 1 đường mạng. Người dùng hoàn toàn có thể sử dụng các thiết bị di động để điều khiển các máy tính khác.

Ví dụ đơn giản: Laptop của người dùng có địa chỉ local IP trong đường mạng: 192.168.2.23
(Để có thể biết địa chỉ local IP: Người dùng có thể sử dụng lệnh ipconfig /all trong cmd)

Khi đó, người dùng có thể dùng các thiết bị di động có kết nối dùng đường mạng, hoặc kết nối routing riêng để thực hiện điều khiển màn hình các máy tính khác.

Tuy nhiên, điều đầu tiên người dùng cần thiết lập trên máy tính muốn remote cho phép user nào trên thiết bị được phép truy cập Desktop Remote với các bước như sau:
- Chuột phải My computer (Win xp/7) - Thin PC (Win 8.1/ 10) chọn Properties.

- Chọn Remote setting trong cửa sổ hiện lên
- Hiệu chỉnh và chọn user nào được phép truy cập.
Ta thấy có 2 mức độ: Mức độ cho lựa chọn thứ 2, với ý nghĩa bất kỳ user nào trong máy tính hiện tại đều có quyền truy cập. Mức đọ cho lựa chọn 3, người dùng cần chọn user nào trong danh sách lựa chọn (Select user) mới có thể truy cập remote.



Sau khi đã thiết lập như trên, người dùng có thể thiết lập Desktop Remote trên máy tính. Thông thường, người dùng Remote Desktop Connection trong các ứng dụng trên máy tính để truy cập điều khiển đến các máy tính khác. Nhưng đây, người dùng có thể sử dụng App trên điệu thoại như sau:

Nhập địa chỉ / tên máy tính muốn truy cập vào ô trống trong app. Và sau đó chon Connect. Khi đó người dùng cần nhập định danh (Credential) của user của user nào được phép truy cập.

 
Ky nang ban hang ky-nang-ban-hang
10 10 1125 (c) by
Google Thủ thuật, hacking, tool, code, công cụ