Bệnh tay chân miệng: Tự điều trị, dễ tử vong
(Suc khoe) - Nhiều lương y và nhà khoa học đưa ra các bài thuốc và phương thuốc phòng, chữa bệnh tay chân miệng nhưng Bộ Y tế khuyến cáo người dân không nên tự ý điều trị tại nhà.
Thách thức cho ngành y tế là đến nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu đối với bệnh tay chân miệng và cũng chưa có vắc-xin phòng bệnh nên dù đã có nhiều biện pháp phòng bệnh được triển khai nhưng dịch bệnh này vẫn diễn biến phức tạp. Hiện dịch tay chân miệng đã lan rộng đến tất cả các tỉnh, thành với hơn 90.000 ca mắc, trong đó có 153 ca tử vong.
33% bệnh nhân nhập viện muộn
Theo ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), một trong những lý do khiến số tử vong vì bệnh tay chân miệng vẫn tăng lên là do nhận thức, kiến thức về cách phòng chống, điều trị bệnh của người dân cũng như ở các đơn vị tuyến dưới còn hạn chế. Có đến 50% ca bệnh từ tuyến dưới chuyển lên tuyến trên không an toàn, 33% bệnh nhân vào viện muộn trong tình trạng nặng do đã tự ý điều trị bằng nhiều cách. Có đến 14,6% ca bệnh bị chẩn đoán nhầm với bệnh khác bởi cũng có sốt cao, khò khè, thở rít như bệnh viêm phổi, viêm phế quản…
Một số bác sĩ cho biết yếu tố khiến công tác chẩn đoán, điều trị gặp nhiều khó khăn là bệnh này diễn tiến rất nhanh. Dấu hiệu sốc cũng diễn tiến nhanh hơn hẳn so với sốt xuất huyết, sốc nhiễm trùng.
33% bệnh nhân nhập viện muộn
Theo ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), một trong những lý do khiến số tử vong vì bệnh tay chân miệng vẫn tăng lên là do nhận thức, kiến thức về cách phòng chống, điều trị bệnh của người dân cũng như ở các đơn vị tuyến dưới còn hạn chế. Có đến 50% ca bệnh từ tuyến dưới chuyển lên tuyến trên không an toàn, 33% bệnh nhân vào viện muộn trong tình trạng nặng do đã tự ý điều trị bằng nhiều cách. Có đến 14,6% ca bệnh bị chẩn đoán nhầm với bệnh khác bởi cũng có sốt cao, khò khè, thở rít như bệnh viêm phổi, viêm phế quản…
Một số bác sĩ cho biết yếu tố khiến công tác chẩn đoán, điều trị gặp nhiều khó khăn là bệnh này diễn tiến rất nhanh. Dấu hiệu sốc cũng diễn tiến nhanh hơn hẳn so với sốt xuất huyết, sốc nhiễm trùng.
Điều trị cho trẻ bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện
Nhi Đồng 1 - TPHCM. Ảnh: Hồng Thúy.
Nước ozon chỉ khử khuẩn
Ngoài những lý do nói trên, gần đây các bác sĩ cũng gặp nhiều trường hợp người bệnh tay chân miệng được gia đình điều trị tại nhà bằng y học cổ truyền dẫn đến biến chứng.
Một số gia đình khi thấy con có các vết loét trên người đã tìm kiếm các phương pháp điều trị như sử dụng thuốc nam dạng bột, viên để bôi lên miệng, vòm lưỡi nhằm chữa triệu chứng loét miệng. Bác sĩ Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai, cho biết trong số bệnh nhi ngộ độc các loại thuốc nam mà trung tâm tiếp nhận gần đây, có những trường hợp bị viêm loét miệng do bệnh tay chân miệng.
Cũng theo bác sĩ Duệ, các loại thuốc nam không rõ nguồn gốc, được chế biến không an toàn có thể nhiễm kim loại, đặc biệt là nhiễm chì, nếu bôi lên miệng hoặc lưỡi thì nguy cơ gây ngộ độc cấp rất cao. “Khi bôi thuốc chứa chì lên miệng sẽ làm khô da và đỡ được triệu chứng loét miệng nhưng có nguy cơ gây ngộ độc hoặc sinh ra bệnh khác nguy hiểm hơn nhiều”- bác sĩ Duệ cảnh báo.
Gần đây nhất, tiến sĩ vật lý Nguyễn Văn Khải đưa ra phương pháp dùng nước ozon để điều trị nhưng Bộ Y tế cho rằng phương pháp này chỉ có thể chữa được vết loét ngoài da hoặc mang tính khử khuẩn dự phòng chứ không có tác dụng điều trị. Việc tùy tiện cho trẻ uống ozon sẽ rất nguy hiểm vì có thể ảnh hưởng đến đường ruột.
Ngoài những lý do nói trên, gần đây các bác sĩ cũng gặp nhiều trường hợp người bệnh tay chân miệng được gia đình điều trị tại nhà bằng y học cổ truyền dẫn đến biến chứng.
Một số gia đình khi thấy con có các vết loét trên người đã tìm kiếm các phương pháp điều trị như sử dụng thuốc nam dạng bột, viên để bôi lên miệng, vòm lưỡi nhằm chữa triệu chứng loét miệng. Bác sĩ Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai, cho biết trong số bệnh nhi ngộ độc các loại thuốc nam mà trung tâm tiếp nhận gần đây, có những trường hợp bị viêm loét miệng do bệnh tay chân miệng.
Cũng theo bác sĩ Duệ, các loại thuốc nam không rõ nguồn gốc, được chế biến không an toàn có thể nhiễm kim loại, đặc biệt là nhiễm chì, nếu bôi lên miệng hoặc lưỡi thì nguy cơ gây ngộ độc cấp rất cao. “Khi bôi thuốc chứa chì lên miệng sẽ làm khô da và đỡ được triệu chứng loét miệng nhưng có nguy cơ gây ngộ độc hoặc sinh ra bệnh khác nguy hiểm hơn nhiều”- bác sĩ Duệ cảnh báo.
Gần đây nhất, tiến sĩ vật lý Nguyễn Văn Khải đưa ra phương pháp dùng nước ozon để điều trị nhưng Bộ Y tế cho rằng phương pháp này chỉ có thể chữa được vết loét ngoài da hoặc mang tính khử khuẩn dự phòng chứ không có tác dụng điều trị. Việc tùy tiện cho trẻ uống ozon sẽ rất nguy hiểm vì có thể ảnh hưởng đến đường ruột.
Tự khỏi nếu bệnh ở độ 1 Hiện chỉ những em bị bệnh tay chân miệng độ 1 với triệu chứng chủ yếu là loét miệng hoặc tổn thương da mới được chỉ định điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở, trong 8-10 ngày đầu của bệnh đều phải tái khám 1- 2 ngày/lần. Với bệnh nhân từ độ 2a (sốt cao từ 39oC trở lên, thở nhanh, khó thở, giật mình, lừ đừ, run chi, quấy khóc, bứt rứt khó ngủ, nôn nhiều, đi loạng choạng, da nổi vân tím, vã mồ hôi, tay chân lạnh...) trở lên phải được điều trị nội trú. Các bác sĩ điều trị cho biết dù chưa có thuốc đặc trị nhưng thực tế bệnh nhân độ 1 sẽ tự hồi phục mà không cần có sự hỗ trợ. Do đó, ngành y tế khuyến cáo khi phát hiện trẻ có dấu hiệu của bệnh tay chân miệng thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời. |
(Theo NLD)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét