- 11h45' sáng nay, trước khi tạm nghỉ phiên xử buổi sáng, đại diện VKSND Tối cao đề nghị HĐXX giữ nguyên bản án sơ thẩm với Lê Văn Luyện; đồng thời khẳng định qua các căn cứ nhận thấy Luyện không có đồng phạm gây án.
Luyện và các đồng phạm được đưa khỏi phòng xử án với sự bảo vệ của hàng chục cảnh sát.
Người nhà nạn nhân mệt mỏi và buồn thảm trong phiên xét xử
Luyện và các đồng phạm được đưa khỏi phòng xử án với sự bảo vệ của hàng chục cảnh sát.
Rất nhiều phóng viên cố gắng ghi lại tâm trạng của sát thủ Luyện lúc rời tòa
11h52': Tòa tuyên tạm nghỉ phiên tòa. Đúng 13h30' chiều nay, phiên tòa tiếp tục.
Phiên tòa kết thúc, bị cáo Luyện cùng các đồng phạm được hàng chục cảnh sát áp tải bảo vệ đưa ra xe thùng. Tuy nhiên, tình trạng hỗn loạn và quá khích đã xảy ra khi một số người nhà nạn nhân xông vào áp sát định hành hung bị cáo. Một số người nhà nạn nhân đã bị tạm giữ do có hành vi quá khích.
11h45', đại diện VKSND Tối cao đề nghị HĐXX giữ nguyên bản án sơ thẩm với các bị cáo; đồng thời VKS cũng khẳng định qua các căn cứ nhận thấy Luyện không có đồng phạm gây án.
Đại diện VKS nêu quan điểm về vụ án
Về chiếc túi đựng tiền, vàng mà gia đình nạn nhân khẳng định đã bị mất, đại diện VKSND kết luận là không có căn cứ; gia đình nạn nhân cũng không thể khẳng định chắc chắn có chiếc túi hay không.
VKS cho rằng số tiền bị cáo phải bồi thường cho gia đình nạn nhân theo bản án sơ thẩm là trên 300 triệu đồng cơ bản là hợp lý. Tuy nhiên, một số khoản vẫn còn hơi thấp như chi phí điều trị và bồi dưỡng cho cháu Bích. Trên cơ sở đó, VKSND Tối cao đề nghị HĐXX xem xét điều chỉnh.
Người nhà nạn nhân mệt mỏi và buồn thảm trong phiên xét xử
11h20', đại diện VKS yêu cầu gia đình nạn nhân cung cấp các căn cứ để khẳng định gia đình nạn nhân có thêm số tiền, vàng, tài sản khác.
Anh Trịnh Quốc Sinh - anh trai nạn nhân Trịnh Thành Ngọc - cho rằng gia đình nạn nhân xác định còn có nhiều tiền vàng cất trong chiếc túi màu sẫm là có căn cứ. Bởi đây là việc ngày nào chủ tiệm vàng Ngọc Bích cũng làm, nhiều người trong gia đình đều biết. Một bà cụ từng giúp việc cho gia đình nạn nhân cũng khẳng định thường thấy chủ nhà cất tiền, vàng vào chiếc túi sẫm màu đó.
Ngoài ra anh Sinh còn yêu cầu Lê Văn Luyện phải bồi thường thêm nhiều khoản như chi phí mai táng và việc điều trị cho cháu Bích cả về vật chất lẫn tinh thần trong suốt cuộc đời.
Gia đình nạn nhân yêu cầu bị cáo Lê Văn Luyện và gia đình bồi thường thiệt hại 500 triệu đồng. Tuy nhiên, HĐXX yêu cầu phía gia đình đưa ra những khoản bồi thường cụ thể.
Anh Đinh Văn Hương đại diện gia đình nạn nhân có ý kiến sau phiên xét hỏi
11h10', gia đình nạn nhân đưa ra nhiều căn cứ như tại sao Luyện bị thương mà khi xuống đập vỡ cửa kính lấy vàng lại không để lại vết máu dưới nền nhà và trên kính? Cùng với lời khai của cháu Bích cho rằng thấy rõ ràng có 2 hung thủ, việc tiệm vàng Ngọc Bích chỉ có mấy chục cây vàng được CQĐT thống kê trong khi lại có chênh lệch đến mấy chục chiếc nhẫn giữa 2 lần kê khai, theo đó gia đình nạn nhân cho rằng còn nhiều khúc mắc chưa được làm rõ. Gia đình bị hại yêu cầu HĐXX trả lại hồ sơ điều tra lại.
10h52', đại diện gia đình nạn nhân đưa ra quan điểm và yêu cầu của mình. Anh Đinh Văn Hương - anh trai nạn nhân Đinh Thị Chín nêu ý kiến, một sát nhân chưa đủ 18 tuổi, chưa học hết lớp 9 không thể gây án giết một lúc 4 người một cách bài bản như vậy. Khi được cấp cứu tại bệnh viện, cháu Bích đã khai rất rõ việc nhìn thấy 2 đối tượng tham gia gây án. Trước khi vụ án xảy ra, chị Chín có nói cho gia đình biết, sau mỗi ngày bán hàng đều cất tiền Việt và tiền đô-la vào một chiếc túi cất tại phòng ngủ nhưng nay đã mất tích.Thẻ nhớ của camera an ninh lưu được dữ liệu trong 3 ngày nhưng CQĐT kết luận không thấy hình ảnh chị Chín cất tiền vàng vào chiếc túi, anh Hương cho là phi lý và yêu cầu CQĐT cung cấp lại đoạn video tại camera đó.
Hơn nữa, số lượng thống kê tài sản bị cướp tại tiệm vàng Ngọc Bích của CQĐT không trùng khớp nhau đến mấy chục chiếc nhẫn.
Anh Hương cho biết, vì những vấn đề đó, gia đình bị hại không thể chấp nhận bản án sơ thẩm. Gia đình nạn nhân đề nghị HĐXX hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại.
Phần xét hỏi kết thúc.
Bị cáo Trương Thanh Hồng
10h49', đến lượt bị cáo Lê Thành Nghi - chủ rể Luyện được thẩm vấn. Bị cáo Nghi xin được hưởng án treo vì gia đình khó khăn, bản thân phải nuôi 2 con nhỏ. Bị cáo cũng đã lập công chuộc tội khi đưa được Luyện từ Trung Quốc trở về, giúp đỡ cơ quan chức năng bắt giữ hung thủ.
10h42', HĐXX chuyển sang phẩn xét hỏi bị cáo Lê Thị Định - cô ruột của Luyện tại Lạng Sơn. Bị cáo Định xin tòa cho được hưởng án treo.
10h37', tòa hỏi tiếp bị cáo Dương Thị Lược - vợ ông Hợp, mẹ Trương Thanh Hồng. Bị cáo Lược là người chứng kiến việc Lê Văn Luyện đi khâu vết thương tại trạm xá do làm y tế tại trạm xá xã. Bị cáo cố thanh minh, khi biết Luyện là hung thủ cướp tiệm vàng mà không tố cáo là do thiếu hiểu biết và do các mối quan hệ trong gia đình.
Tuy nhiên, luật sư Phạm Văn Huỳnh phản bác, cho rằng bản thân bị cáo Lược là y tá tại xã, có học hành, không thể nói là thiếu hiểu biết.
10h31', tòa chuyển sang phần xét hỏi bị cáo Trương Văn Hợp - bác họ Luyện. Trương Văn Họp trình bày gia đình đã có bồi thường cho gia đình nạn nhân. Bị cáo cũng xin tòa xem xét vì còn con nhỏ sinh năm 2002, xin được giảm nhẹ hình phạt để sớm về nuôi con
10h21', HĐXX chuyển sang xét hỏi bị cáo Trương Thanh Hồng - anh họ Lê Văn Luyện. Hồng khai lại quá trình giúp Luyện trốn đi Lạng Sơn như đã khai tại phiên sơ thẩm. Ngoài ra, bị cáo Hồng xin được giảm nhẹ hình phạt truổi trẻ, thiếu hiểu biết pháp luật và bản thân do đã 2 lần mổ tim nên sức khỏe yếu.
Luyện đứng cạnh anh họ Trương Thanh Hồng tại tòa.
10h9', chủ tọa tạm thời cho kết thúc phần xét hỏi với Luyện, chuyển sang bị cáo Lê Văn Miên - bố Luyện. Ông Miên khẳng định, ngoài số vàng cơ quan công an thu giữ được tại gia đình, không còn túi tiền vàng nào khác. Bị cáo mong muốn HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt chỉ vì không hiểu biết pháp luật và vì là người bố, quá thương con nên nhất thời phạm tội.
10h1', luật sư Trần Chí Thanh, bảo vệ cho gia đình bị hại tiếp tục hỏi Luyện tại sao đã cắt cầu dao điện sao lại bật automat để chuông kêu. Luyện trả lời do thấy đèn ngoài cửa tiệm vàng sáng nên ngắt automat nhưng sau đó quên nên bật lại. Luật sư Thanh hỏi vặn bị cáo chi tiết, sau khi gây án gọi taxi nhưng không được nên sau đó mới gọi anh họ đón là có chuẩn bị trước hay ý nghĩ chợt nảy ra? Luyện lại thoái thác "không nhớ".
9h47', luật sư Phạm Văn Huỳnh (bảo vệ gia đình bị hại) đặt câu hỏi về những mâu thuẫn trong lời khai của Luyện với cơ quan điều tra như việc bị cáo khai gia đình chủ tiệm vàng và gia đình hàng xóm đã gọi điện cho nhau thông báo có trộm. Sau đó, chủ tiệm vàng có soi đèn pin tìm nhưng Luyện trốn trên tầng trên, lúc sau mới ra tay sát hại ông chủ tiệm vàng.
Sát thủ phủ nhận, nói chuyện đã qua lâu, không còn nhớ. Bị cáo lý giải, có thể chỉ là bản thân nghĩ vậy nên khai vậy.
Sát thủ trên ghế bị cáo trước vành móng ngựa.
9h42', Luyện thuật lại hành quá trình phạm tội một cách chi tiết và cặn kẽ, như thể đã thuộc lòng, khiến không chỉ người nhà các nạn nhân mà cả những người có mặt tại phiên xử không khỏi sững sờ. Chủ tọa phiên tòa động viên bị cáo, nếu có đồng phạm thì nên khai để nhận được sự khoan hồng của pháp luật.
"Bị cáo không có đồng phạm" - sát thủ nhấn mạnh.
Thẩm phán hỏi số tiền thu tại nhà bị cáo có phải là số vàng bị cáo đã cướp? Luyện gật đầu nhận và khẳng định không người thân nào trong gia đình bị cáo cũng như người ngoài tham gia bàn bạc trước khi bị cáo gây án. Thẩm phán hỏi ngoài số vàng bị cơ quan công an thu giữ, Luyện có còn cất giấu số vàng nào nữa? Luyện quả quyết không còn.
Thẩm phán hỏi vặn: "Một mình gây án, sao đủ bình tĩnh giết hại cả 4 người, trong đó cả cháu bé mới hơn 1 tuổi?". Luyện lạnh lùng: "Cần tiền nên làm".
Lại nhiều tiếng la hét giận dữ, khiến phiên tòa xáo động. HĐXX phải nhiều lặp lại lần yêu cầu gia đình bị hại giữ bình tĩnh.
9h13', chủ tọa bắt đầu thẩm vấn Luyện. Bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội và khẳng định việc bị truy tố về 3 tội giết người, cướp tài sản, chiếm đoạt tài sản là đúng, không oan. Nét mặt sát thủ vẫn thản nhiên, giọng uể oải khi thừa nhận những cáo buộc tội trạng.
Những người dự khán càng bức xúc, la ó trước vẻ "dửng dưng", bất cần của sát thủ chưa đủ tuổi thành niên. Nhiều giọng bức xúc vang lên yêu cầu "tử hình sát thủ máu lạnh". Phiên tòa gián đoạn ít phút để vãn hồi trật tự.
Nhiều người nhà bị hại đã đứng dậy la ó, phiên xử tạm dừng.
Các bị cáo nghe chủ tọa khái quát lại nội dung bản án sơ thẩm.
8h45', tòa bắt đầu nội dung xét hỏi. Chủ tọa phiên tòa sơ lược lại bản án sơ thẩm cũng như nội dung kháng cáo của các bên.
Trên hàng ghế bị cáo trước vành móng ngựa, những người thân của Luyện tỏ ra rất mệt mỏi. Trong khi đó, sát thủ vị thành niên lại khá bình thản. Gương mặt lầm lì, không biểu lộ cảm xúc giữa những tiếng la ó, mạt sát vẫn vẳng lên từ phía dưới phòng xử án.
Tuy vậy, sát nhân bị nguyền rủa nhìn gầy, đen hơn nhiều so với hình ảnh tại phiên tòa sơ thẩm. Đôi mắt với vòng thâm quầng thấy rõ làm mất đi vẻ thư sinh. Thay vào đó, Luyện nhìn càng "lì". Đôi lúc, gã trai quay sang bố, liếc nhanh mắt nhưng nét mặt vẫn không thể hiện cảm xúc.
Nghe đến những đoạn miêu tả hành vi thảm sát gia đình tiệm vàng Ngọc Bích chủ tọa đọc từ bản án sơ thẩm, Luyện có thoáng cau mày nhưng ánh mắt vẫn như lơ đễnh, không mấy để tâm.
Lê Văn Luyện bị dẫn giải đến tòa sáng 30/3, có vẻ gầy, đen nhiều (ảnh: Người lao động).
Nội dung vụ án được chủ tọa phiên tòa khái quát: Lê Văn Luyện sinh ngày 18/10/1993 ở thôn Sơn Đình 2, xã Thanh Lâm - Lục Nam (Bắc Giang) đi làm thợ xây trên địa bàn huyện Từ Liêm và quận Ba Đình (Hà Nội).
Ngày 12/8/2011, Lê Văn Luyện mượn của anh Trương Văn Nhị chiếc xe máy mang BKS 98N4 - 7155 trị giá 14 triệu 300 nghìn đồng đem đi cắm được 5,5 triệu đồng ăn tiêu. Do không có tiền ăn chơi và chuộc xe, Luyện nảy sinh ý định cướp tiệm vàng Ngọc Bích của vợ chồng anh Trịnh Thành Ngọc, chị Đinh Thị Chín tại phố Sàn - Lục Nam - Bắc Giang.
Để thực hiện được ý định của mình, Luyện đã mua 1 chiếc ba lô, 1 con dao phớ, 1 con dao nhíp nhọn, 1 chiếc đèn pin làm công cụ gây án. Khoảng 3 giờ sáng ngày 24/8/2011, Luyện trèo lên cây trước cửa tiệm vàng lên mái tôn rồi bám các thanh sắt nằm ngang trèo lên ban công tầng 3, cậy cửa phía trước tầng 3 tiệm vàng Ngọc Bích đi vào trong nhà.
Sau khi lục soát các phòng nhưng không lấy được tài sản, Luyện lên tầng 3 chờ gia đình anh Ngọc ngủ dậy sẽ giết từng người sau đó thực hiện việc cướp vàng. Luyện dùng 2 con dao mang theo đâm chém nhiều nhát vào người và cổ anh Ngọc, chị Chín, dùng dao phớ chém đứt bàn tay cháu Trịnh Thị Bích, chém vào mặt cháu Bích rồi dùng dao phớ cắt cổ cháu Trịnh Phương Thảo khiến vợ chồng anh Ngọc, chị Chín và cháu Thảo tử vong. Cháu Bích bị tỷ lệ thương tích là 74,6%.
Ngoài hung thủ duy nhất gây án là Lê Văn Luyện bị truy tố về các tội “giết người”, “cướp tài sản” và “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, mức độ phạm tội của các đối tượng liên quan cũng được xác định. Trương Thanh Hồng có hành vi đi xe máy đến cổng trường cấp 3 Phương Sơn đón Luyện về nhà, đưa đến trạm y tế xã Thanh Lâm - Lục Nam băng vết thương, đưa Luyện ra thị trấn Vôi - Lạng Giang để trốn lên Lạng Sơn, được Luyện đưa cho 2 dây vàng nhờ bán. Lê Văn Miên, bố Luyện đã cất giấu số vàng của Luyện cướp được để tại nhà. Vợ chồng Lê Thị Định, Lê Thành Nghi biết rõ Luyện phạm tội nhưng cho Luyện ở tại nhà sau đó giúp Luyện trốn sang Trung Quốc nên phải chịu trách nhiệm về hành vi che dấu tội phạm.
8h40', chủ tòa phiên tòa phổ biến quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia phiên xử. Theo đó, bản án phúc thẩm sẽ lập tức có hiệu lực, không bên nào còn quyền kháng cáo nếu vẫn không chấp nhận phán quyết của tòa.
Hàng trăm cảnh sát được huy động bảo vệ phiên tòa. So với phiên sơ thẩm, tòa phúc thẩm trật tự và vắng hơn nhiều.
Phòng xử án với nhiều bóng áo cảnh sát giữa những mái đầu chít khăn tang để đảm bảo trật tự.
8h36', anh Trịnh Quốc Sinh (anh trai nạn nhân Trịnh Thành Ngọc) đại diện gia đình nạn nhân khẳng định lại việc xin kháng cáo để mong tìm ra đồng phạm của Luyện.
Tất cả các bị cáo có mặt đầy đủ tại tòa. Luật sư Trần Chí Thanh và luật sư Phạm Văn Huỳnh - bảo vệ gia đình bị cáo có mặt. Bảo vệ cho các bị cáo có luật sư Nguyễn Bá Ngọc.
Các bị cáo liên quan trong vụ cướp của Lê Văn Luyện như Trương Thanh Hợp, Trương Văn Hồng, Dương Thị Lược... đều kháng cáo kêu án sơ thẩm quá nặng với mình.
Phải rất cố gắng, cảnh sát bảo vệ mới ngăn được người nhà bị hại bức xúc xô đến các bị cáo.
Từ hơn7 giờ sáng nay, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang (đường Hoàng Văn Thụ - TP Bắc Giang) có rất đông phóng viên báo chí, truyền hình, rất nhiều người dân sinh sống trên địa bàn và các vùng lân cận tập trung trước cổng tòa án để chuẩn bị tham dự phiên tòa phúc thẩm xét xử Lê Văn Luyện.
Khi bị cáo Lê Văn Luyện được dẫn giải đến, lực lượng làm nhiệm vụ đã rất vất vả khi làm nhiệm vụ dẫn giải Lê Văn Luyện vào phòng xử án. Nhiều người thân bị hại đã la hét, kêu gào yêu cầu Luyện phải chịu mức án cao nhất. Thậm chí có người nhà nạn nhân đã lao hẳn vào phía các bị cáo nhưng bị lực chức năng khống chế đưa ra ngoài. Không khí phiên tòa "căng" ngay từ đầu.
Chủ tọa phiên tòa xét xử phúc thẩm bị cáo Lê Văn Luyện là thẩm phán Nguyễn Đức Nhận.
Diễn biến vụ án - 9 giờ sáng ngày 24/8, người dân ở khu phố Sàn (huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) phát hiện ra gia đình chủ tiệm vàng Ngọc Bích bị sát hại giã man. 3 nạn nhân: Trịnh Thành Ngọc, Đinh Thị Chín, Trịnh Phương Thảo đã bị thiệt mạng. Người duy nhất sống sót trong vụ thảm sát kinh hoàng này là cháu Trịnh Ngọc Bích - con gái đầu lòng của chủ tiệm vàng Ngọc Bích. - 13 giờ 30 phút ngày 25/8, hàng ngàn người tập trung tiễn đưa gia đình nạn nhân xấu số về nơi an nghỉ cuối cùng. - Ngày 26/8/2011, Bộ Công an thành lập Ban chỉ đạo đặc biệt điều tra vụ cướp Bắc Giang do Thiếu tướng Phan Văn Vĩnh, Tổng cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát Phòng, chống Tội phạm, làm Trưởng ban; Ban chuyên án với sự vào cuộc của hàng trăm điều tra viên Bộ Công an và Công an tỉnh Bắc Giang. - Ngày 29/8, qua công tác khoanh vùng, rà soát các đối tượng, Cơ quan CSĐT phát hiện một đối tượng khả nghi là Lê Văn Luyện. Lúc cảnh sát ập vào nhà, Luyện đã bỏ trốn. Khám xét nhà, cơ quan CSĐT thu được một số vàng tương đối lớn mang nhãn hiệu Ngọc Bích. - Sáng ngày 30/8, cơ quan công an đã ra quyết định khởi tố bị can, ra lệnh truy nã đặc biệt đối với Lê Văn Luyện - hung thủ gây ra vụ thảm sát tại Bắc Giang. - 16 giờ ngày 31/8, Lê Văn Luyện bị bắt tại km số 1057, thuộc quản lý của Đồn biên phòng Na Hình (thuộc thôn Bản Tả, xã Thụy Hùng, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn). - 2 giờ sáng ngày 1/9, tên Luyện đã được di lý về trại tạm giam công an tỉnh Bắc Giang. - Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 10-11/1/2012, bị cáo Lê Văn Luyện bị tuyên phạt mức án 18 năm về tội giết người, 18 năm cho tội cướp tài sản, 9 tháng tù do lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tổng hợp hình phạt Lê Văn Luyện phải nhận là 18 năm tù giam do khi gây án Lê Văn Luyện chưa đủ 18 tuổi. Các bị cáo liên quan đến vụ án lần lượt bị tuyên phạt: Lê Văn Miên (bố Luyện) nhận 48 tháng tù, Trương Thanh Hồng 30 tháng, Lê Thị Định 15 tháng, Lê Thành Nghi bị phạt 15 tháng, Trương Văn Hợp 12 tháng và Dương Thị Lược 9 tháng. Không đồng tình với bản án sơ thẩm, gia đình nạn nhân và các đồng phạm gây án cùng Lê Văn Luyện đã làm đớn kháng cáo. - Hôm nay 30/3/2012, TAND Tối cao mở phiên tòa xét xử phúc thẩm bị cáo Lê Văn Luyện và các đối tượng liên quan. |
Anh Thế - Quốc Đô
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét