Anh Q. đang trở thành mô tuýp điển hình cho nhiều người Việt đang muốn tìm một lối thoát khỏi việc kinh doanh hàng vải hiện đang trở nên lỗi thời và kém hiệu quả khi quyết định “chuyển ngạch”.
Anh này đã bỏ ra số tiền chừng 3 triệu korun để sở hữu một bất động sản ở một làng ven đô và từ đây anh bắt đầu việc kinh doanh mới - bán POT. (Potraviny - Thực phẩm).
Đó là một công việc chiếm rất nhiều thời gian. Buổi sáng anh phải dậy sớm, mở cửa để những người đưa bánh đẩy những khay bánh mới vào. Tranh thủ chợp mắt thêm một chút, chừng 6h chị vợ phải dây để mở cửa đón những khách hàng đầu tiên. Mỗi một chai nước, cái bánh anh chỉ lãi một vài korun. Hàng POT là mặt hàng cạnh tranh rất lớn về giá cả vì đây là mặt hàng tiêu dùng hàng ngày nên người dân cũng rất “thuộc giá”..
Vừa đon đả đón khách tới mua hàng, anh chị vừa nhanh tay xếp hàng lên giá. Tranh thủ lúc vắng khách, chị dọn dẹp, anh đi nạp hàng. Cũng là công việc nặng nhọc: một két nước nặng cả chục ký mới có giá vài chục korun, một yến khoai tây cũng chừng đó tiền….. Để nạp đủ hàng cho cửa hàng phải bưng bê “è cả cổ”…Nếu săn hàng “Akce” thì phải đi nhiều chuyến và da mặt phải dày một chút để tránh những ánh mắt thiếu thiện cảm của mấy cô thu ngân trong siêu thị. Hàng “Akce” họ vốn để “câu khách” thì mình lại đi khuân hết về nhà mình thì họ lấy gì để câu?
Trường hợp như anh Q. được coi là sướng vì được “cày cấy trên ruộng nhà mình” (không mất tiền thuê) chứ tôi biết nhiều trường hợp bà con mình đi thuê cửa hàng bán POT phải đi từ 4h sáng tới 10h khuya và phần lớn là mở cửa cả chủ nhật để tận dụng triệt để chỗ bán hàng và tăng thêm một chút thu nhập.
Trường hợp như anh Q. được coi là sướng vì được “cày cấy trên ruộng nhà mình” (không mất tiền thuê) chứ tôi biết nhiều trường hợp bà con mình đi thuê cửa hàng bán POT phải đi từ 4h sáng tới 10h khuya và phần lớn là mở cửa cả chủ nhật để tận dụng triệt để chỗ bán hàng và tăng thêm một chút thu nhập.
Vất vả vậy nhưng vẫn là đích ngắm của nhiều người Việt hiện nay vì ít nhất không chịu rét mướt lại có thu nhập ổn định. Nhiều trường hợp hiện tại còn phải bỏ ra số tiền lớn thuê cửa hàng, quầy xá. Ít thì đầu tư vài trăm ngàn, nhiều thì đến vài triệu mà còn phải nhăn mặt vì làm không đủ chi, ăn dần vào vốn. Tôi ví von giống như cái kẹo mút vậy, cứ mỗi ngày một tý vốn “tèo” dần đi. Từ một cửa hàng to ngồn ngộn, hàng cứ mỏng dần đi, thay thế bằng nhiều loại rẻ tiền để lấp chỗ trống và tiến đến là treo kiểu A,B,C, mỗi món vài kus. Cô em tôi có một cái “stanek” ở trung tâm mà còn phải thuê mấy chục ngàn mỗi tháng, hiện suốt ngày rên rẩm vì không bán được.
Hôm trước vào chợ Sapa mà cảm thấy ái ngại cho cảnh buôn bán của bà con: toàn người bán mà không có người mua, hàng hóa trưng bày như để triển lãm. Chẳng hiểu sao dân Séc đột nhiên không chi tiêu nữa? Thực tế là dân Séc vẫn muốn chi nhưng họ cũng không có tiền mà tiêu. Giá điện, ga, thực phẩm cứ nối đuôi nhau tăng giá. Chưa kịp làm quen với đợt tăng giá này thì lại tiếp đợt tăng mới. Tôi thấy mấy bà nhân viên đang kháo nhau là lại chuẩn bị có đợt tăng giá thực phẩm, trứng gà lại chuẩn bị tăng lên 4,5kč, pho mát, thịt cũng vậy… Hiện tại phần lớn họ chỉ đủ tiền mua những thứ thiết yếu, phục vụ cho cuộc sống hàng ngày chứ quần áo hiện cũng đang được xếp hàng xa xỉ rồi.
Các hệ thống cửa hàng thì có lợi thế về thương hiệu nên vẫn hút khách. “Nước một” là hàng mới dành cho tầng lớp trung lưu hoặc cao hơn được họ quét sạch. Có lẽ lãi sẽ nằm ở đây? Người có tiền mấy khi đi mua hàng “xù”? Sau vài tuần họ hạ giá bán “nước hai” cho những người không có nhiều tiền hoặc có tính kiên nhẫn đợi “sleva”. Tiếp đến là hàng vét kho-đại hạ giá, thật sự rẻ để “tẩy” hàng…vậy là trong khi các thương nhân người Việt chật vật tìm đầu ra cho khối lượng hàng đồ sộ của mình thì hệ thống cửa hàng lớn như H&M, C&A, Newyorker…đã tiêu hết hàng. Lỗ lãi tổng thể tôi không biết nhưng nhận xét chung là hàng của họ bán khá “sạch”, không tồn kho. Ở điểm này các thương gia Việt còn thua họ. Có lẽ cũng bởi vì hàng “xù” sau mười mấy năm phát triển thì đã phình ra quá lớn, khiến sức mua trở nên bão hòa và như vậy chỉ còn cách chuyển hướng bớt sang kinh doanh hàng khác.
Bán POT đang trở thành tâm điểm chú ý trong những tháng gần đây vì loại hình dịch vụ này so với những mô hình khác vẫn được đánh giá là khá trong sạch, chân phương. Anh Q. cũng thừa nhận tuy vất vả chân tay nhưng được cái “nhe đầu”. Thôi thì phương châm cứ việc gì ra tiền là ta “chiến”. Các thương gia Việt tuy bắt đầu muộn nhưng dần chiếm chỗ đứng vững chãi trong công việc trước tới giờ chỉ dành cho Tây. Hi vọng bà con sớm tìm ra lộ trình cho bản thân ”để sau cơn mưa cầu vồng lại sáng”./.
Hôm trước vào chợ Sapa mà cảm thấy ái ngại cho cảnh buôn bán của bà con: toàn người bán mà không có người mua, hàng hóa trưng bày như để triển lãm. Chẳng hiểu sao dân Séc đột nhiên không chi tiêu nữa? Thực tế là dân Séc vẫn muốn chi nhưng họ cũng không có tiền mà tiêu. Giá điện, ga, thực phẩm cứ nối đuôi nhau tăng giá. Chưa kịp làm quen với đợt tăng giá này thì lại tiếp đợt tăng mới. Tôi thấy mấy bà nhân viên đang kháo nhau là lại chuẩn bị có đợt tăng giá thực phẩm, trứng gà lại chuẩn bị tăng lên 4,5kč, pho mát, thịt cũng vậy… Hiện tại phần lớn họ chỉ đủ tiền mua những thứ thiết yếu, phục vụ cho cuộc sống hàng ngày chứ quần áo hiện cũng đang được xếp hàng xa xỉ rồi.
Các hệ thống cửa hàng thì có lợi thế về thương hiệu nên vẫn hút khách. “Nước một” là hàng mới dành cho tầng lớp trung lưu hoặc cao hơn được họ quét sạch. Có lẽ lãi sẽ nằm ở đây? Người có tiền mấy khi đi mua hàng “xù”? Sau vài tuần họ hạ giá bán “nước hai” cho những người không có nhiều tiền hoặc có tính kiên nhẫn đợi “sleva”. Tiếp đến là hàng vét kho-đại hạ giá, thật sự rẻ để “tẩy” hàng…vậy là trong khi các thương nhân người Việt chật vật tìm đầu ra cho khối lượng hàng đồ sộ của mình thì hệ thống cửa hàng lớn như H&M, C&A, Newyorker…đã tiêu hết hàng. Lỗ lãi tổng thể tôi không biết nhưng nhận xét chung là hàng của họ bán khá “sạch”, không tồn kho. Ở điểm này các thương gia Việt còn thua họ. Có lẽ cũng bởi vì hàng “xù” sau mười mấy năm phát triển thì đã phình ra quá lớn, khiến sức mua trở nên bão hòa và như vậy chỉ còn cách chuyển hướng bớt sang kinh doanh hàng khác.
Bán POT đang trở thành tâm điểm chú ý trong những tháng gần đây vì loại hình dịch vụ này so với những mô hình khác vẫn được đánh giá là khá trong sạch, chân phương. Anh Q. cũng thừa nhận tuy vất vả chân tay nhưng được cái “nhe đầu”. Thôi thì phương châm cứ việc gì ra tiền là ta “chiến”. Các thương gia Việt tuy bắt đầu muộn nhưng dần chiếm chỗ đứng vững chãi trong công việc trước tới giờ chỉ dành cho Tây. Hi vọng bà con sớm tìm ra lộ trình cho bản thân ”để sau cơn mưa cầu vồng lại sáng”./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét