Sau đây, là những bước cơ bạn về hệ thống mạng, trước khi bước vào CNNA.
Đầu tiên ta học cách cấu hình địa chỉ có thiết bị đầu cuối (End devices). Ở đây ta lấy hệ điều hành Windows xp làm ví dụ:
Bước: Start > Control pannel > Network and Sharing center > Manage Network Connections ...
Right click > Properties > Highlight "TCP/IP v4" >Properties
giả sử đường mạng và địa chỉ mạng của thiết bị cần cấu hình:
Ip: 192.168.1.100
Subnet mass: 255.255.255.0
Default getway: 192.168.1.1
Chúng ta sẽ điền vào các thống số tương ứng vào trong cửa sổ. Nếu hệ thống mạng của chúng ta có một DNS server riêng (Thường các doanh nghiệp sẽ có DNS server riêng). Chúng ta sẽ điền vào địa chỉ Ip của server đó trong hệ thống mạng.
Sau đây, xin được giải thích và các hướng dẫn sử dụng một số lệnh cơ bản trong command line truy xuất của hệ thống mạng:
Ta có thể dùng phím trl +R để mở Run: đánh cmd để mở command line trong windows, hoặc chuột phải trên Windows button, chọn Command Prompt (Admin) nếu bạn dùng windows 8.1/ 10.
1. Ipconfig
ipconfig là lệnh để giúp người dùng biết thông tin về card mạng của thiết bị.
Ngoài ra chúng ta có thể sử dụng lệnh sau nếu thiết bị có nhiều card mạng khác nhau: ipconfig /all. Khi đó trên command line sẽ cho tất cả thông tin của các card mạng liên kết trong thiết bị.
2. ping
ping là lệnh giúp cho người quản lý có thể xét xem thiết bị đang sử dụng có được kết nối đến một thiết bị nào khác hay không. Ví dụ: Bạn muốn biết máy tính của bạn có thể truy cập trang Google, tức là bạn có một kết nói giữa thiết bị của bạn đến server dữ liệu của goole (8.8.8.8).
Như vậy chúng ta có thể sử dụng command như sau: ping 8.8.8.8
Nếu bạn sử dụng ping 8.8.8.8 -t thì nó sẽ gửi liên tục các gói request đến máy mà mình muốn kiểm tra đường truyền.
3. tracert
Trong hệ thống mạng sẽ có nhiều node mạng được liên kết với nhau. Để biết được thiết bị của bạn muốn kiểm tra được kết nối với một thiết bị khác (có thể là một server hoặc thiết bị mạng) chúng ta có thể dùng lệnh tracert [địa chỉ/ tên của server]
Khi đó command line sẽ hiện các thông tin qua các node mạng của kết nối giữa các thiết bị.
4. nslookup
Một trong những khái niệm trong hệ thống mạng đó là phân giải tên miền. Trong hệ thống mạng, thay vì sử dụng các địa chỉ ip thì người dùng sẽ dùng tên miền để chỉ địa chỉ của 1 server. Sẽ có một DNS server để làm công việc phân giải tên miền ra địa chỉ IP và ngược lại.
nslookup là lệnh giúp cho người dùng có thể kiểm tra, máy tính/ thiết bị có hiểu tên miền mà muốn kết nối hay không.
5. Netstat
Đây là lệnh cho phép chúng ta kiểm tra các Active connections thông qua cấu hình TCP./IP của thiết bị. Các thông tin thể hiện đầy đủ: kết nối đến server qua giao thức nào.
Có các option:
-at: thống kê các port sử dụng giao thức TCP/IP.
-au: thống kê các port sử dụng giao thức UDP
-l: thống kê các port đang ở trạng thái listening.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét