Thủ thuật, hacking, tool, code, công cụ hiện đại

Thủ thuật, hacking, tool, code, công cụ

chia sẻ

Memory-RAM - Một số thuật ngữ và kỹ thuật!

System memory: khi ta nói đến "memory" thì có lẽ hơi mơ hồ và khó hiểu cho rất nhiều bạn, nhất là những bạn chưa có quen biết vi cấu trúc máy tính nhiều. Thực ra từ memory trong quá khứ được diễn tả như đại diện cho tất cả "vùng nhớ" trong computer ngoại trừ CPU. Ðó là trong quá khứ khi mà vi tính chưa phát triễn mạnh mẽ, chứ nếu dùng từ memory mà đề cập trong những thế hệ máy tính hiện nay thì danh từ nầy hoàn toàn mù mờ và không chích xác diễn tả các bộ phận trong máy vi tính nửa. Chúng ta có RAM, ROM, DRAM, SRRAM, DDR SDRAM... Ðể tránh sự lẫn lộn, tôi xin phép diễn tả ngắn gọn về memory và các thuật ngữ liên quan để bạn hiểu rõ.

Memory: Memory đơn giản là một thiết bị nhớ nó có thể ghi và chứa thông tin. ROM, RAM, Cache, Hard disk, Floppy disk, CD.... đều có thể gọi là memory cả (vì nó vẫn lưu thông tin). Dù là loại memory nào bạn cũng nên để ý đến các tính chất sau đây:

Sức chứa: thiết bị có thể chứa được bao nhiêu? Ví dụ: CD chứa được 650MB-700MB, Floppy disk chứa được 1.4MB, Cache chứa được 256KB...
tốc độ truy nhập: bạn nên lưu ý đến tốc độ vận truyền thông tin của thiết bị. Bạn có memory loại "chạy lẹ" khi mà thời gian truy cập thông tin ngắn hơn. Đây là phần quan trọng quyết định tốc độ truy cập của thiết bị. Ví dụ đơn giản là nếu bạn có con CPU chạy tốc độ 1.5Ghz trong khi đó hard disk của bạn thuộc loại "rùa bò" thì dù CPU có lẹ đến đâu nó cũng đàng phải....chờ thôi!
Tính về tốc độ thì CPU bao giờ cũng lẹ nhất, sau đó là Cache, sau nữa là các loại RAM.
Interface: bạn nên xem cấu trúc bên ngoài của memory nó có phù hợp với (ăn khớp) các thiết bị khác của bạn không. Ví dụ, nhiều loại RAM tren thị trường có số chân cắm và đặc tính khác nhau. Để phù hợp cho motherboard của bạn, bạn nên xem xét motherboard trước khi mua memory.
Các loại memory

ROM (Read Only Memory)
Ðây là loại memory dùng trong các hãng sãn xuất là chủ yếu. Nó có đặc tính là thông tin lưu trữ trong ROM không thể xoá được và không sửa được, thông tin sẽ được lưu trữ mãi mãi. Nhưng ngược lại ROM có bất lợi là một khi đã cài đặt thông tin vào rồi thì ROM sẽ không còn tính đa dụng (xem như bị gắn "chết" vào một nơi nào đó). Ví dụ điển hình là các con "chip" trên motherboard hay là BIOS ROM để vận hành khi máy vi tính vừa khởi động.

PROM (Programmable ROM)
Mặc dù ROM nguyên thủy là không xoá/ghi được, nhưng do sự tiến bộ trong khoa học, các thế hệ sau của ROM đã đa dụng hơn như PROM. Các hãng sản xuất có thể cài đặt lại ROM bằng cách dùng các loại dụng cụ đặc biệt và đắt tiền (khả năng người dùng bình thường không thể với tới được). Thông tin có thể được "cài" vào chip và nó sẽ lưu lại mãi trong chip. Một đặc điểm lớn nhất của loại PROM là thông tin chỉ cài đặt một lần mà thôi. CD có thể được gọi là PROM vì chúng ta có thể copy thông tin vào nó (một lần duy nhất) và không thể nào xoá được.

EPROM (Erasable Programmable ROM)
Một dạng cao hơn PROM là EPROM, tức là ROM nhưng chúng ta có thể xoá và viết lại được. Dạng "CD-Erasable" là một điển hình. EPROM khác PROM ở chổ là thông tin có thể được viết và xoá nhiều lần theo ý người xử dụng, và phương pháp xoá là hardware (dùng tia hồng ngoại xoá) cho nên khá là tốn kém và không phải ai cũng trang bị được.

EEPROM (Electronic Erasable Programmable ROM)
Ðây là một dạng cao hơn EPROM, đặt điểm khác biệt duy nhất so với EPROM là có thể ghi và xoá thông tin lại nhiều lần bằng software thay vì hardware. Ví dụ điển hình cho loại EPROM nầy là "CD-Rewritable" nếu bạn ra cửa hàng mua một cái CD-WR thì có thể thu và xoá thông tin mình thích một cách tùy ý. Ứng dụng của EEPROM cụ thể nhất là "flash BIOS". BIOS vốn là ROM và flash BIOS tức là tái cài đặt thông tin (upgrade) cho BIOS. Cái tiện nhất ở phương pháp nầy là bạn không cần mở thùng máy ra mà chỉ dùng software điều khiển gián tiếp.

RAM (Random Access Memory)
Rất nhiều người nghĩ là RAM khác với ROM trên nhiều khía cạnh nhưng thực tế RAM chẳng qua là thế hệ sau của ROM mà thôi. Cả RAM và ROM đều là "random access memory" cả, tức là thông tin có thể được truy cập không cần theo thứ tự. Tuy nhiên ROM chạy chậm hơn RAM rất nhiều. Thông thường ROM cần trên 50ns để vận hành thông tin trong khi đó RAM cần dưới 10ns (do cách chế tạo). Tôi sẽ trở lại với phần "shadow BIOS ROM" sau nầy.

SRAM (Static RAM) và DRAM (Dynamic RAM)
SRAM là loại RAM lưu giữ data mà không cần cập nhật thường xuyên (static) trong khi DRAM là loại RAM cần cập nhật data thường xuyên (high refresh rate). Thông thường data trong DRAM sẽ được refresh (làm tươi) nhiều lần trong một second để lưu giử lại những thông tin đang lưu trữ, nếu không refresh lại DRAM thì dù nguồn điện không ngắt, thông tin trong DRAM cũng sẽ bị mất.
SRAM chạy lẹ hơn DRAM. Nhiều người có thể lầm lẫn là DRAM là "dynamic" cho nên ưu việt hơn. Điều đó không đúng. Trên thực tế, chế tạo SRAM tốn kém hơn hơn DRAM và SRAM thường có kích cỡ lớn hơn DRAM, nhưng tốc độ nhanh hơn DRAM vì không phải tốn thời gian refresh nhiều lần. Sự ra đời của DRAM chỉ là một lối đi vòng để hạ giá sản xuất của SRAM (tôi sẽ nói rõ hơn về bên trong CPU, DRAM, và SRAM).

FPM-DRAM (Fast Page Mode DRAM)
Ðây là một dạng cải tiến của DRAM, về nguyên lý thì FPM DRAM sẽ chạy lẹ hơn DRAM một tí do cải tiến cách dò địa chỉ trước khi truy cập thông tin. Những loại RAM như FPM hầu như không còn sản xuất trên thị trường hiện nay nữa.

EDO-DRAM (Extended Data Out DRAM)
Là một dạng cải tiến của FPM DRAM, nó chạy lẹ hơn FPM DRAM một nhờ vào một số cải tiến cách dò địa chỉ trước khi truy cập data. Một đặc điểm nữa của EDO DRAM là nó cần support của system chipset. Loại memory nầy chạy với máy 486 trở lên (tốc độ dưới 75MHz). EDO DRAM cũng đã quá cũ so với kỹ thuật hiện nay. EDO-DRAM chạy lẹ hơn FPM-DRAM từ 10 - 15%.

BDEO-DRAM (Burst Extended Data Out DRAM)
Là thế hệ sau của EDO DRAM, dùng kỹ thuật "pineline technology" để rút ngắn thời gian dò địa chỉ của data. Nếu các bạn để ý những mẫu RAM tôi giới thiệu trên theo trình tự kỹ thuật thì thấy là hầu hết các nhà chế tạo tìm cách nâng cao tốc độ truy cập thông tin của RAM bằng cách cải tiến cách dò địa chỉ hoặt cách chế tạo hardware. Vì việc giải thích về hardware rất khó khăn và cần nhiều kiến thức điện tử cho nên tôi chỉ lướt qua hoặc trình bày đại ý. Nhiều mẩu RAM tôi trình bày có thể không còn trên thị trường nữa, tôi chỉ trình bày để bạn có một kiến thức chung mà thôi.

SDRAM (Synchronous DRAM)
Ðây là một loại RAM có nguyên lý chế tạo khác hẳn với các loại RAM trước. Như tên gọi của nó là "synchronous" DRAM, synchronous có nghĩa là đồng bộ, nếu bạn học về điện tử số thì sẽ rõ hơn ý nghĩ của tính đồng bộ.
Synchronous là một khái niệm rất quan trọng trong lĩnh vực digital, trong giới hạn về chuyên môn tôi cũng rất lấy làm khó giải thích. Bạn chỉ cần biết là RAM hoạt động được là do một memory controller (hay clock controller), thông tin sẽ được truy cập hay cập nhật mổi khi clock (dòng điện) chuyển từ 0 sang 1, "synchronous" có nghĩa là ngay lúc clock nhảy từ 0 sang 1 chứ không hẳn là clock qua 1 hoàn toàn (khi clock chuyển từ 0 sang 1 hay ngược lại, nó cần 1 khoảng thời gian interval, tuy vô cùng ngắn nhưng cũng mất 1 khoảng thời gian, SDRAM không cần chờ khoảng interval này kết thúc hoàn toàn rồi mới cập nhật thông tin, mà thông tin sẽ được bắt đầu cập nhật ngay trong khoảng interval). Do kỹ thuật chế tạo mang tính bước ngoặc nầy, SDRAM và các thế hệ sau có tốc độ cao hơn hẳn các loại DRAM trước.
Đây là loại RAM thông dụng nhất trên thị trường hiện nay, tốc độ 66-100-133Mhz.

DDR SDRAM (Double Data Rate SDRAM)
Ðây là loại memory cải tiến từ SDRAM. Nó nhân đôi tốc độ truy cập của SDRAM bằng cách dùng cả hai quá trình đồng bộ khi clock chuyển từ 0 sang 1 và từ 1 sang 0. Ngay khi clock của memory chuyển từ 0 sang 1 hoặc từ 1 sang 0 thì thông tin trong memory được truy cập.
Loại RAM này được CPU Intel và AMD hỗ trợ, tốc độ hiện tại vào khoảng 266Mhz. (DDR-SDRAM đã ra đời trong năm 2000)

DRDRAM (Direct Rambus DRAM)
Ðây lại là một bước ngoặc mới trong lĩnh vực chế tạo memory, hệ thống Rambus (cũng là tên của một hãng chế tạo nó) có nguyên lý và cấu trúc chế tạo hoàn toàn khác loại SDRAM truyền thống. Memory sẽ được vận hành bởi một hệ thống phụ gọi là Direct Rambus Channel có độ rộng 16 bit và một clock 400MHz điều khiển. (có thể lên 800MHz)
Theo lý thuyết thì cấu trúc mới nầy sẽ có thể trao đổi thông tin với tốc độ 800MHz x 16bit = 800MHz x 2 bytes = 1.6GB/giây. Hệ thống Rambus DRAM như thế nầy cần một serial presence detect (SPD) chip để trao đổi với motherboard. Ta thấy kỹ thuật mới nầy dùng 16bits interface, trông trái hẳn với cách chế tạo truyền thống là dùng 64bit cho memory, bởi thế kỹ thuật Rambus (sở hữu chủ của Rambus và Intel) sẽ cho ra đời loại chân Rambus Inline Memory Module (RIMM) tương đối khác so với memory truyền thống.
Loại RAM này hiện nay chỉ được hỗ trợ bởi CPU Intel Pentum IV, khá đắt, tốc độ vào khoảng 400-800Mhz

SLDRAM (Synchronous-Link DRAM)
Là thế sau của DRDRAM, thay vì dùng Direct Rambus Channel với chiều rộng 16bit và tốc độ 400MHz, SLDRAM dùng bus 64bit chạy với tốc độ 200MHz. Theo lý thuyết thì hệ thống mới có thể đạt được tốc độ 400Mhz x 64 bits = 400Mhz x 8 bytes = 3.2Gb/giây, tức là gấp đôi DRDRAM. Ðiều thuận tiện là là SLDRAM được phát triển bởi một nhóm 20 công ty hàng đầu về vi tính cho nên nó rất da dụng và phù hợp nhiều hệ thống khác nhau.

VRAM (Video RAM)
Khác với memory trong hệ thống và do nhu cầu về đồ hoạ ngày càng cao, các hãng chế tạo graphic card đã chế tạo VRAM riêng cho video card của họ mà không cần dùng memory của hệ thống chính. VRAM chạy lẹ hơn vì ừng dụng Dual Port technology nhưng đồng thời cũng đắt hơn rất nhiều.

SGRAM (Synchronous Graphic RAM)
Là sản phẩm cải tiến của VRAM mà ra, đơn giản nó sẽ đọc và viết từng block thay vì từng mảng nhỏ.

Flash Memory
Là sản phẩm kết hợp giửa RAM và hard disk. Có nghĩa là Flash memory có thể chạy lẹ như SDRAM mà và vẫn lưu trữ được data khi power off.

PC66, PC100, PC133, PC1600, PC2100, PC2400....
Chắc khi mua sắm RAM bạn sẽ thấy họ đề cập đến những từ như trên. PC66, 100, 133MHz thì bạn có thể hiểu đó là tốc độ của hệ thống chipset của motherboard. Nhưng PC1600, PC2100, PC2400 thì có vẻ hơi...cao và quái lạ! Thực ra những từ nầy ra đời khi kỹ thuật Rambus phát triển. Ðặt điểm của loại motherboard nầy là dùng loại DDR SDRAM (Double Data Rate Synchronous Dynamic RAM). Như đã đề cập ở phần trên, DDR SDRAM sẽ chạy gấp đôi (trên lý thuyết) loại RAM bình thường vì nó dùng cả rising and falling edge của system clock. Cho nên PC100 bình thường sẽ thành PC200 và nhân lên 8 bytes chiều rộng của DDR SDRAM: PC200 * 8 = PC1600. Tương tự PC133 sẽ là PC133 * 2 * 8bytes = PC2100 và PC150 sẽ là PC150 * 2 * 8 = PC2400.

BUS: gồm nhiều dây dẫn điện nhỏ gộp lại, là hệ thống hành lang để dẫn data từ các bộ phận trong computer (CPU, memory, IO devices). BUS có chứa năng như hệ thống ống dẫn nước, nơi nào ống to thì nước sẽ chạy qua nhiều hơn, còn sức nước mạnh hay yếu là do các bộ phận khác tạo ra.
FSB (Front Side Bus) hành lang chạy từ CPU tới main memory
BSB (Back Side Bus) hành lang chạy từ memory controller tới L2 (Cache level 2)

Cache memory
Là loại memory có dung lượng rất nhỏ (thường nhỏ hơn 1MB) và chạy rất lẹ (gần như tốc độ của CPU). Thông thường thì Cache memory nằm gần CPU và có nhiệm vụ cung cấp những data thường (đang) dùng cho CPU. Sự hình thành của Cache là một cách nâng cao hiệu quả truy cập thông tin của máy tính mà thôi. Những thông tin bạn thường dùng (hoặc đang dùng) thường được chứa trong Cache, mổi khi xử lý hay thay đổi thông tin, CPU sẽ dò trong Cache memory trước xem có tồn tại hay không, nếu có nó sẽ lấy ra dùng lại còn không thì sẽ tìm tiếp vào RAM hoặc các bộ phận khác. Lấy một ví dụ đơn giản là nếu bạn mở Microsoft Word lên lần đầu tiên sẽ thấy hơi lâu nhưng mở lên lần thứ nhì thì lẹ hơn rất nhiều vì trong lần mở thứ nhất các lệnh (instructions) để mở Microsoft Word đã được lưu giữ trong Cache, CPU chỉ việc tìm nó và xài lại thôi.
Lý do Cache memory nhỏ là vì nó rất đắt tiền và chế tạo rất khó khăn bởi nó gần như là CPU (về cấu thành và tốc độ). Thông thường Cache memory nằm gần CPU, trong nhiều trường hợp Cache memory nằm trong con CPU luôn. Người ta gọi Cache Level 1 (L1), Cache level 2 (L2)...là do vị trí của nó gần hay xa CPU. Cache L1 gần CPU nhất, sau đó là Cache L2...

Interleave
Là một kỹ thuật làm tăng tốc độ truy cập thông tin bằng giảm bớt thời gian nhàn rổi của CPU. Ví dụ, CPU cần đọc thông tin thông từ hai nơi A và B khác nhau, vì CPU chạy quá lẹ cho nên A chưa kịp lấy đồ ra CPU phải chờ rồi! A thấy CPU chờ thì phiền quá mới bảo CPU sang B đòi luôn sau đó trỡ lại A lấy cũng chưa muộn! Bởi thế CPU có thể rút bớt thời gian mà lấy được đồ ở cả A và B. Toàn bộ nghĩa interleave là vậy.

Bursting
Cũng là một kỹ thuật khác để giảm thời gian truyền tải thông tin trong máy tính. Thay vì CPU lấy thông tin từng byte một, bursting sẽ giúp CPU lấy thông tin mỗi lần là một block. 

ECC (Error Correction Code)
Khi mua RAM bạn có thể thấy cụm từ nầy mô tả phụ thêm vào loại RAM. Ðây là một kỹ thuật để kiểm tra và sửa lổi trong trường hợp 1 bit nào đó của memory bị sai giá trị trong khi lưu chuyển data. Những loại RAM có ECC thường dùng cho các loại computer quan trọng như server. Tuy nhiên không có ECC cũng không phải là mối lo lớn vì theo thống kê 1 bit trong memory có thể bị sai giá trị khi chạy trong gần 750 giờ, người tiêu dùng bình thường như chúng ta đâu có ai mở máy liên tục tới...1 tháng đâu chớ!

Register và Buffer (cùng như nhau)
Ðôi khi mua memory bạn có thể thấy người bán đề cập đến tính chất của memory là có buffer, register...Buffer và Register chủ yếu dùng để quản lý các modules trên RAM. Trông hình vẽ dưới chắc bạn cũng sẽ nhận ra được loại RAM có buffer. Loại RAM có buffer hay register thì sẽ chạy chậm hơn loại RAM không có buffer hay register một ít.

CAS (Column Address Strobe) latency
Latency nghĩa là khoảng thời gian chờ đợi để làm cái gì đó, CAS latency là thuật ngữ diễn tả sự delay trong việc truy cập thông tin của memory và được tính bằng clock cycle. Ví dụ, CAS3 là delay 3 "clock cycle". Trong quá khứ các nhà sản xuất cố gắng hạ thấp chỉ số delay xuống nhưng nó sẽ tỷ lệ nghịch với giá thành sản phẩm.

Cách tính dung lượng của memory (RAM)
Thông thường RAM có hai chỉ số, ví dụ, 32Mx4. Thông số đầu biểu thị số hàng (chiều sâu) của RAM trong đơn vị Mega Bit, thông số thứ nhì biểu thị số cột (chiều ngang) của RAM. 32x4 = 32MegaBit x 4 cột = 128 Mega Bit = 128/8 Mega Bytes = 16MB. Có nhiều bạn có thể lầm tưởng thông số đầu là Mega Bytes nhưng kỳ thực các hãng sãn xuất mặc định nó là Mega Bit, bạn nên lưu nhớ cho điều nầy khi mua RAM. Ví dụ, 32Mx64 RAM tức là một miếng RAM 256MB.

Số Pin của RAM

Khi chọn RAM, ngoài việc chú ý tốc độ, sức chứa, ta phải coi số Pin của nó. Thông thường sốPin của RAM là (tuỳ vào loại RAM): 30, 72, 144, 160, 168, 184 pins.

SIMM (Single In-Line Memory Module)
Ðây là loại ra đời sớm và có hai loại hoặc là 30 pins hoặc là 72 pins. Người ta hay gọi rõ là 30-pin SIMM hoặc 72-pin SIMM. Loại RAM (có cấu hình SIMM) nầy thường tải thông tin mỗi lần 8bits, sau đó phát triễn lên 32bits. Bạn cũng không cần quan tâm lắm đến cách vận hành của nó, nếu ra ngoài thị trường bạn chỉ cần nhận dạng SIMM khi nó có 30 hoặc 72 pins. Loại 72-pin SIMM có chiều rộng 41/2" trong khi loại 30-pin SIMM có chiều rộng 31/2" 

DIMM (Dual In-line Memory Modules)
Cũng gần giống như loại SIMM mà thôi nhưng có số pins là 72 hoặc 168. Một đặc điểm khác để phân biệt DIMM với SIMM là cái chân (pins) của SIMM dính lại với nhau tạo thành một mảng để tiếp xúc với memory slot trong khi DIMM có các chân hoàn toàn cách rời độc lập với nhau. Một đặc điểm phụ nửa là DIMM được cài đặt thẳng đứng (ấn miếng RAM thẳng đứng vào memory slot) trong khi SIMM thì ấn vào nghiêng khoảng 45 độ. Thông thường loại 30 pins tải data 16bits, loại 72 pins tải data 32bits, loại 144 (cho notebook) hay 168 pins tải data 64bits. 

SO DIMM (Small Outline DIMM)
Ðây là loại memory dùng cho notebook, có hai loại pin là 72 hoặc 144. Nếu bạn để ý một tý thì thấy chúng có khổ hình nhỏ phù hợp cho notebook. Loại 72pins vận hành với 32bits, loại 144pins vận hành với 64bits.

RIMM (Rambus In-line Memory Modules) và SO RIMM (RIMM dùng cho notebook)
Là technology của hãng Rambus, có 184 pins (RIMM) và 160 pins (SO RIMM) và truyền data mỗi lần 16bit (thế hệ củ chỉ có 8bits mà thôi) cho nên chạy nhanh hơn các loại củ. Tuy nhiên do chạy với tốc độ cao, RIMM memory tụ nhiệt rất cao thành ra lối chế tạo nó cũng phải khác so với các loại RAM truyền thống. Như hình vẽ bên dưới bạn sẽ thấy miến RAM có hai thanh giải nhiệt kẹp hai bên gọi là heat speader. Nếu bạn dùng Pentium 4 sẽ gặp loại RAM nầy.
ST

Các kênh truyền dữ liệu trong máy tính

ISA - Industrial Standard Architecture:
Là một loại kênh truyền của khe gắn card mở rộng trên Mainboard. Các card mở rộng chuẩn ISA có thể là Card âm thanh, card màn hình và các thiết bị ngoại vi khác. Nhiều mainboard trước đây hỗ trợ ISA nhưng ngày nay ISA hầu như rất ít khi được sử dụng và rất ít Mainboard đời mới hỗ trợ chuẩn ISA. Trước đây, ISA là chuẩn kênh truyền mở rộng chính trên máy tính IBM AT nên thường được gọi là "kênh AT". Băng thông của ISA là 8-16 bits, tần số 8-10Mhz.
Micro Channel - viết tắt là MCA (Micro Channel Architecture):Là một loại kênh truyền 32-bit được thiết kế bởi công ty IBM cho các dòng máy PS/2, RS/6000 và một số đời của ES/9370. Nó hỗ trợ 15 mức Bus Mastering cho phép truyền dữ liệu từ tốc độ 20Mbytes/s đến 80 Mbytes/s. Vào cuối năm 1996, IBM ngưng hỗ trợ công nghệ MCA và chuyển qua sử dụng PCI.
EISA Extended ISA:
Kênh truyền trong máy tính là phiên bản mở rộng của kênh truyền ISA (Kênh truyền AT - AT bus) 16-bit thành kênh truyền 32-bit. Chuẩn EISA được công bố năm 1988 như là một sự lựa chọn 32-bit thay thế cho Kênh truyền Micro Channel. Các loại card mở rộng loại ISA có thể gắn vào khe gắn EISA dễ dàng do cả hai cùng sử dụng tốc độ 8-10Mhz. Chuẩn EISA sau này được thay thế bởi chuẩn PCI.
VL-Bus - Vesa Local Bus:
Là một chuẩn kênh truyền ngoại vi được phát triển bởi VESA và được sử dụng phổ biến ở các đời máy 486. VL-Bus là loại kênh truyền 32-bit, hỗ trợ bus mastering và họat động ở tốc độ 40Mhz.
PCI Peripheral Component Interconnect:
Là một loại kênh ngoại vi trên Mainboard được thiết kế bởi Intel vào năm 1993. Nó được dùng để gắn các card mở rộng cung cấp các đường truyền tốc độ cao giữa CPU và các thiết bị ngoại vi (màn hình, mạng, đĩa cứng ngoài...). Công nghệ PCI cung cấp khả năng "cắm và chạy" (plug and play) là khả năng tự nhận dạng và cài đặt các card PCI rất tốt. PCI cho phép chia sẻ "tài nguyên" IRQ (Interrupt Request-Ngắt hệ thống) giữa các card PCI với nhau. Đây là một đặc điểm rất quan trọng trong tình hình các card ngoại vi phục vụ nhiều thiết bị ngoại vi và ứng dụng ngày càng nhiều trong khi số lượng các IRQ được hỗ trợ thì lại giới hạn. Thiết bị PCI hoạt động ở tần số 33Mhz với các đường truyền dữ liệu có băng thông 32 hoặc 64 bits (PCI version 2.1 họat động ở xung nhịp 66Mhz).
AGP - Accelerated Graphics Port:Là chuẩn của khe gắn card mở rộng chuyên dùng cho card màn hình tốc độ cao. Nó cung cấp kết nối trực tiếp giữa card màn hình và bộ nhớ. Nó là một thay thế cao cấp cho các card màn hình loại PCI trước đây. Nó có màu nâu, ngắn hơn và được thiết kế hơi thụt vào một chút so với khe gắn PCI. AGP có băng thông 32-bits. Chuẩn AGP nguyên thủy (AGP 1X) cung cấp tốc độ truyền dữ liệu 264Mbytes/s, AGP 2X là 528 Mbytes/s, AGP 4X là 1Gbytes/s, AGP 8X là 2Gbytes/s. Xem hình: Các loại giao diện và card mở rộng.
CNR - Communications and Networking Riser:
Là chuẩn khe gắn cho phép gắn bổ xung mạch hỗ trợ các chức năng như âm thanh (audio), modem (communications) và mạng (networking).

AMR Audio/Modem Raiser:
Là một chuẩn khe gắn cho phép gắn các card mở rộng chứa mạch xử lý âm thanh (audio) và bộ điều biến (modem) lên Mainboard. Được thiết kế bởi hãng Intel, AMR cung cấp khe cắm 46-pin giao diện kỹ thuật số (digital interface) lên Mainboard. Card mở rộng chuẩn AMR hỗ trợ tất cả các chức năng xử lý tương tự (analog functions - codecs) theo yêu cầu xử lý âm thanh và truyền thông dạng tương tự. Cùng với chuẩn cắm CNR, AMR là các lựa chọn cho các nhà sản xuất Mainboard. Hiện nay, AMR và CNR chưa hỗ trợ khả năng tương thích rộng rãi như các chuẩn khe cắm công nghiệp khác trước đây.
USB Universal Serial Bus:
Là giao diện kết nối phần cứng dùng cho các thiết bị ngoại vi có tốc độ thấp như: keyboard, mouse, cần chỉnh hướng (dùng cho game), máy in và các thiết bị điện thoại. Nó còn hỗ trợ video kỹ thuật số như MPEG-1 và MPEG-2. USB 1.1 có băng thông (bandwidth) lớn nhất là 12 Mbits/sec (tương đương với 1.5 Mbytes/sec) và có thể gắn được tới 127 thiết bị. Các thiết bị USB được mắc nối tiếp tạo thành chuỗi thiết bị USB. Các thiết bị cần tốc độ cao thì sử dụng tòan bộ băng thông còn những thiết bị tốc độ thấp thì có thể truyền dữ liệu ở các kênh truyền con là 1.5 Mbits/sec. Khả năng hoán đổi nóng của USB cho phép mọi thiết bị được gắn vào hoặc tháo ra mà không cần phải tắt máy. Các cổng USB đã có trong các máy tính cá nhân từ năm 1997, và Windows 98 hỗ trợ đầy đủ cho giao diện này. USB 2.0 tăng dung lượng đột ngột lên đến 480 Mbits/sec. Nó được xem là mạch ghép nối tuần tự cho tương lai và là "đối thủ" của chuẩn giao tiếp FireWire (IEEE1394).
Các thiết bị USB có thể được gắn trực tiếp vào ổ cắm 4-chân (4-pin socket) trên PC, gắn vào hub có nhiều cổng được nối vào PC hoặc gắn vào thiết bị có chức năng như là hub cho các thiết bị khác. Ví dụ: một số màn hình cung cấp chức năng của một USB hub.


Bus USB:
Phân phối 0.5 amps (500 milliamps) cho mỗi cổng. Do đó các thiết bị sử dụng nguồn điện thấp thông thường sử dụng adapter nguồn AC rời nay có thể được cung cấp nguồn thông qua dây cáp. Hub (USB) có thể lấy nguồn điện từ đường truyền USB (gọi là Bus powered - được cung cấp nguồn qua kênh truyền dữ liệu), hoặc có thể lấy nguồn điện thông qua adapter nguồn AC riêng của nó. Các hub sử dụng adapter riêng cấp nguồn ít nhất là 0.5 amps cho mỗi cổng cung cấp khả năng linh hoạt tối đa cho các thiết bị được kết nối phía sau trong chuỗi (downstream devices). Các hub hỗ trợ chuyển đổi cổng (Port switching hubs) cô lập tất cả các cổng với nhau vì thế khi xảy ra hiện tượng đoản mạch (shorted) ở một thiết bị trong chuỗi sẽ không ảnh hưởng đến các thiết bị khác. Các cổng USB trên máy tính và trên hub sử dụng ổ cắm hình chữ nhật loại A (USB Type A socket). Tất cả các dây cáp gắn cố định vào thiết bị đều có đầu cắm (phích cắm) loại A. Các thiết bị sử dụng dây cáp riêng đều có ổ cắm loại B hình vuông. Dây cáp để kết nối có đầu cắm loại A và loại B (USB Type A & Type B plug). Xem hình dưới: Các loại đầu cắm chuẩn USB (A&B).


FireWire (IEEE1394):

Là kênh truyền tuần tự tốc độ cao (high-speed serial bus) được phát triển bởi hãng Apple và hãng Texas Instruments. Chuẩn kênh truyền này cho phép kết nối lên tới 63 thiết bị. Firewire còn được biết đến như là chuẩn IEEE 1394, đầu nối i.Link (i.Link Connector) và High Performance Serial Bus (HPSB - Kênh truyền tuần tự tốc độ cao). Các đặc tả (specification) ban đầu của chuẩn IEEE 1394 hỗ trợ các tốc độ truyền 100 / 200 và 400 Mbits/s. Chuẩn IEEE 1394b cung cấp các tốc độ 800 / 1600 và 3200 Mbits/s. Giao diện Firewire hỗ trợ khả năng hoán đổi nóng (hot swapping), hỗ trợ nhiều tốc độ trên cùng một kênh truyền và hỗ trợ thời gian truyền bằng nhau (isochronous data transfer - truyền dữ liệu "đẳng thời"). Do vậy FireWire bảo đảm băng thông cho các tác vụ truyền thông đa phương tiện (multimedia) và nó được sử dụng rộng rãi cho việc kết nối máy quay phim / chụp ảnh kỹ thuật số và các thiết bị video khác vào máy tính. Đầu nối FireWire có hai loại: loại 6-chân (6-pin) thường thấy trong máy tính để bàn (desktop) và loại 4-chân thường được thiết kế trong máy tính xách tay (laptop). Xem hình: Đầu nối chuẩn FireWire IEEE 1394.

greentek.vn

Dịch vụ chia sẻ dữ liệu bạn nên biết


Chia sẻ dữ liệu luôn là một vấn đề quan tâm của bất cứ người dùng internet nào. Để tìm được một dịch vụ thích hợp với nhu cầu sử dụng của mình thật không đơn giản chút nào. Đặc biệt là trong thời điểm hiện nay, khi mà mảnh đất này đang phát triển cực kì mạnh mẽ, trăm hoa đua nở. Bên cạnh Rapidshare, HotFile, Megaupload,... vẫn còn những dịch vụ có nhiều điểm mạnh nhưng do không vượt qua được cái bóng của những ông lớn nên không được nhiều người biết đến.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu 4 dịch vụ chia sẻ file nhanh chóng, tiện lợi, và đặc biệt là miễn phí để các bạn có một cái nhìn khác, tổng quan hơn về lĩnh vực này.
1. FilesOverMiles
Dịch vụ chia sẻ dữ liệu bạn nên biết, Thủ thuật - Tiện ích, Vi tính - Internet, Dich vu chia se du lieu, chia se du lieu, vi tinh, internet, du lieu, Dropdo, JetBytes
Đây xứng đáng là trang web đứng đầu tiên trong danh sách này với những ưu điểm như upload và chia sẻ dễ dàng, có tùy chọn đặt mật khẩu để bảo vệ file, tốc độ tương đối nhanh. Một đặc điểm nữa rất thú vị của FileOverMiles là những tập tin của các bạn không được lưu trữ trên website.
Cụ thể hơn, khi upload lên FilesOverMiles, máy chủ sẽ tự động tạo một liên kết giữa máy “cho” và máy “nhận” chứ không qua bất kì trang web trung gian nào khác. Liên kết sẽ còn tồn tại cho tới bạn duy trì trang web đó. Khi tắt đi thì file đó sẽ bị xóa ngay khỏi máy chủ.
Chính vì thế, FilesOverMiles rất thích hợp cho việc chia sẻ tức thời, nhanh chóng, và rất an toàn vì không ai khác có thể download được file đó nếu không được sự cho phép của bạn và ngay sau khi quá trình chia sẻ kết thúc thì file đó sẽ bốc hơi hoàn toàn.
2. PipeBytes
Dịch vụ chia sẻ dữ liệu bạn nên biết, Thủ thuật - Tiện ích, Vi tính - Internet, Dich vu chia se du lieu, chia se du lieu, vi tinh, internet, du lieu, Dropdo, JetBytes
Một dịch vụ nữa có nguyên lí làm việc nhanh gọn, an toàn tương tự như FilesOverMiles. Điểm mạnh của PipeBytes so với các trang khác là trang web không giới hạn dung lượng file bạn muốn chia sẻ. Rất thú vị phải không?
Cách sử dụng PipeBytes rất đơn giản. Về phía người gửi: chọn file muốn upload; gõ tin nhắn muốn nhắn nhủ tới người nhận; copy lại đoạn mã hoặc đường link (1 dạng như mật khẩu an toàn) rồi nhấn Gửi file. Về phía người nhận: điền đoạn mã được cung cấp từ phía người gửi vào khung rồi nhấn Nhận file.
Quá trình chia sẻ sẽ diễn ra như giao thức chia sẻ ngang hàng P2P (peer-to-peer). Nghĩa là khi người gửi bắt đầu upload file lên máy chủ thì người nhận cũng có thể download nó về.
3. JetBytes
Nếu bạn ưa thích sự giản đơn tới mức “tối giản” thì JetBytes sẽ là sự lựa chọn không tồi. Đảm bảo bạn sẽ không tìm ra một dịch vụ nào có giao diện tiết kiệm như JetBytes.
Dịch vụ chia sẻ dữ liệu bạn nên biết, Thủ thuật - Tiện ích, Vi tính - Internet, Dich vu chia se du lieu, chia se du lieu, vi tinh, internet, du lieu, Dropdo, JetBytes
Chỉ cần chọn file muốn upload từ ổ cứng thì ngay lập tức máy chủ sẽ gửi cho bạn một đường link bất kì. Khi người nhận truy cập đường link đó thì quá trình chuyển file sẽ diễn ra giữa cả người gửi và người nhận như đã đề cập ở trên.
Điểm nhấn của JetBytes là file bạn upload lên máy chủ chỉ được download đúng một lần. Khi người dùng hoàn tất việc download về máy, file đó sẽ lập tức bị xóa ngay khỏi cơ sở dữ liệu. Và đường link bạn nhận được sẽ không thể truy cập được nữa.
4. Dropdo
Dropdo thiên về dịch vụ chia sẻ các tập tin văn bản, hình ảnh, PDF,… vì với giới hạn 25 Mb 1 file, các bạn sẽ không thể upload thứ gì khác. Cũng lấy giao diện đơn giản làm chủ đạo, Dropdo chỉ có 2 lựa chọn là upload file từ máy vi tính hoặc upload file từ một trang web khác.
Dịch vụ chia sẻ dữ liệu bạn nên biết, Thủ thuật - Tiện ích, Vi tính - Internet, Dich vu chia se du lieu, chia se du lieu, vi tinh, internet, du lieu, Dropdo, JetBytes
Tuy nhiên, điều đáng chú ý và khiến Dropdo khác biệt với các trang web "cùng hội cùng thuyền" là bạn có thể duyệt qua (preview) tài liệu, hình ảnh đó xem chúng nói về chủ đề gì, chất lượng ra sao, bố cục thế nào trước khi quyết định download về ổ cứng.
Dropdo nhất định là sự lựa chọn tốt dành cho những ai không có nhiều kĩ năng về máy vi tính, không hiểu biết về kĩ năng upload/download.
Bên cạnh 4 dịch vụ được giới thiệu trong bài viết, chắc chắn sẽ còn nhiều và rất nhiều dịch vụ khác có chức năng tương tự. Mỗi dịch vụ đều có điểm mạnh, điểm yếu riêng. Hãy là người dùng sáng suốt và chọn cho mình một dịch vụ thích hợp nhất với nhu cầu của bản thân.

Trang phục tuyệt đẹp cho chuyến dã ngoại cuối tuần

(2Sao) - Sau 1 tuần làm việc căng thẳng thì thời gian cuối tuần là cơ hội cho bạn giảm stress bằng những chuyến đi chơi, dã ngoại thú vị cùng bạn bè hay người thân.

Sau đây là những trang phục gợi ý giúp bạn có một chuyến dã ngoại cuối tuần vừa ý nghĩa lại vừa có phong cách tuyệt đẹp trước mắt người đối diện.












Là buổi đi chơi nên bạn cần phải chọn cho mình trang phục nào tạo cảm giác
thoải mái, dễ dàng hoạt động đi lại và thấm hút mồ hôi tốt để vừa đảm bảo sự
thoáng mát, vừa dễ chịu.








Áo phông kết hợp với quần short tạo sự trẻ trung và đây là style dành cho 
những bạn gái muốn khoe đôi chân thon thả.










Nếu bạn không tự tin với quần soóc thì bạn có thể chọn cho mình chiếc quần
ngố chất liệu vải, jeans ngố hay ngố chất liệu thun.










Vào ngày hè trời rắt nắng, chính vì vậy bạn nên mang theo các phụ kiện như mũ,
kính, áo khoác nhẹ chống nắng khi cần thiết.








Những đôi giày thể thao hay dép xỏ ngóng, giày đế bằng đều mang lại cho bạn
cảm giác đi lại dễ dàng, năng động, trong khi bạn thích sự điệu đà thì có thể
đi guốc nhưng hãy nhớ là chỉ đi guốc không quá cao mà khó đi lại nhé.












Để thêm phần mát mẻ thì bạn có thể cột cao tóc hoặc búi tóc đỉnh hay tết
tóc gọn gàng.




Những mẫu trang phục và cách phối đồ trên đây sẽ giúp ích cho các 
bạn gái trở nên đẹp và tự tin ở bất cứ nơi đâu

Phạm Việt

 
Ky nang ban hang ky-nang-ban-hang
10 10 1125 (c) by
Google Thủ thuật, hacking, tool, code, công cụ