chia sẻ

Tâm sự của thuyền trưởng con tầu giáo dục Hiệp Hòa

Những kỷ niệm về Trường Đức Thắng của " vị thuyền trưởng con tầu giáo dục Hiệp Hòa" đã nghỉ hưu!

Sau mấy ngày rét giá, sáng nay trời bỗng nhiên nắng ấm trở lại, tôi về thăm một người thầy giáo cũ, người thầy hiệu trưởng của trường Đức Thắng cách đây 30 năm...Thầy nguyên là Trưởng phòng giáo dục đào tạo, một người mà nói theo cách nói hình ảnh thì đó là "vị thuyền trưởng" người đã cầm lái con tàu giáo dục huyện Hiệp Hòa suốt hơn chục năm ròng, giờ đã nghỉ hưu. 
Thầy là Dương Văn Thanh, sinh năm 1949, quê ở làng Hương Câu, xã Hương Lâm( Hiệp Hòa- Bắc Giang). Đó là một ngôi làng cổ, có nhiều nét văn hóa truyền thống đẹp đẽ từ ngàn xưa còn được lưu giữ đến tận bây giờ. Tốt nghiệp Đại học sư phạm năm 1969, thầy về công tác ở Trường cấp III Hiệp Hòa số I.  Năm 1975, thầy sang Lào làm chuyên gia giáo dục. Hai năm sau, thầy về nước, nhận công tác ở Sở giáo dục Bắc Giang, rồi Trường cấp III Hiệp Hòa số II..Năm học 1979-1980, thầy về làm hiệu trưởng trường PTCS Đức Thắng.Tuy chỉ công tác ở đây có hai năm, nhưng khi nhắc lại ,thầy vẫn khẳng định rằng: thầy mãi mãi nhớ về Đức Thắng, vì đó là nơi khởi đầu cho cho con đường dài làm công tác quản lý giáo dục của mình. Và đó cũng là nơi lưu giữ mãi những câu chuyện đẹp về tình nghĩa thầy trò, về quan hệ đồng nghiệp gắn bó thân thương giữa một thời gian khổ. Ấn tượng đầu tiên với tôi là khi được nghe thầy kể rằng: hồi đó, vừa về trường, thầy đã quyết định giữ lại bằng được một loạt giáo viên nổi tiếng mới có quyết định thuyên chuyển như thầy Khôi, thầy Quế, thầy Bảo...đồng thời thầy lại cố công tìm kiếm, xin điều chuyển các thầy cô dạy giỏi về cho trường để xây dựng đội ngũ. Hồi đó, việc sử dụng biên chế còn dễ dàng, để nâng cao chất lượng của việc dạy và học, thầy đã để cho thầy Quế, một nhà giáo tâm huyết, giàu kinh nghiệm được nghỉ dạy hoàn toàn, chỉ làm một việc là thường xuyên đi dự giờ, góp ý để giúp đồng nghiệp giảng dạy tốt hơn. Đối với các thầy cô làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, thầy miễn phải họp hành, miễn thực hiện một số qui định ràng buộc, được chủ động công việc, khi đánh giá căn cứ vào hiệu quả thực tế...Như vậy, bằng sự tin tưởng vào đồng nghiệp, biết sử dụng con người hợp lý, thầy đã đưa sự nghiệp giáo dục của trường Đức Thắng tiếp tục vững bước tiến lên, tạo tiền đề quan trọng giúp nhà trường sau này có được tấm Huân chương lao động hạng nhất do Đảng và Nhà nước trao tặng. Nhớ về những ngày tháng ấy, thầy kể: hồi đó đội ngũ giáo viên của trường đa số là trẻ, rất năng nổ nhiệt tình. Sáng sớm, lắm hôm rét buốt, từ 5h sáng, các thầy cô giáo đã có mặt ở từng thôn xóm để chỉ đạo học sinh tập thể dục và vệ sinh môi trường. Buổi tối lại theo lịch, thầy cô tỏa về các xóm kiểm tra việc học tập của học sinh, đêm về lại chong đèn soạn bài cho đến tận khuya.Thầy vận động UBND xã và các thôn xóm có kế hoạch khen thưởng kịp thời cho giáo viên giỏi và học sinh giỏi của trường. Thấm thoắt đã ba mươi năm, những kỷniệm khó quên về ngôi trường mến yêu dường như vẫn còn nguyên trong tâm khảm của thầy.Trong đôi dòng tâm sự về trường thầy đã khẳng định : Đó là nơi thầy khởi đầu cho sự nghiệp quản lý của mình, là nơi lưu giữ bao kỷ niệm đẹpđẽ, khó quên về một thời cống hiến đến say mê. Cảm ơn Đức Thắng đã giúp thầy đi đến những thành công! Rời Đức Thắng, thầy quay trở về trường cấp III Hiệp Hòa số II làm công tác quản lý. Từ tháng 10 năm 1997, thầy được cử làm Trưởng phòng giáo dục huyện Hiệp Hòa. Sau hơn mười năm cầm lái con tàu giáo dục, tháng 3-2009, thầy đã nghỉ hưu, giao trọng trách ấy cho người thuyền trưởng mới .Bây giờ, trò chuyện với tôi, lòng thầy hình như còn áy náy vì trong những ngày cầm lái đã không thể nào chiều theo hết được những ý nguyện của một số anh em đồng chí trên "tầu". Thế mới biết nghề làm thuyền trưởng là đâu phải chỉ đương đầu với phong ba bão táp đại dương... 
Sáng nay, lúc tôi đến thăm, thầy vẫn ở giữa vườn cây, mải tỉa cành, xén lá . Thầy bảo: mình về hưu rồi, lấy vườn cây, ao cá làm vui, dành thì giờ trông nom, để ý đến gia đình, con cháu. Muốn nghỉ hẳn mọi thứ nhưng chưa được, với lại sức khỏe cũng kém lắm rồi...! Các cậu dạy văn, có phải cứ nhận xét rằng ngày trước ông này ông nọ chỉ thích vui thú điền viên mà về quê ở ẩn là tiêu cực, là " lánh đục tìm trong"...thì cũng nên xem xét lại....! Tôi cười và góp thêm : Thầy ơi, thầy trò mình đều cũng già rồi, chỉ nên làm những gì mà mình thích thôi thầy nhỉ? Thầy cười, mắt lấp lánh nhìn lên bức ảnh lớn chụp hình cây quéo cổ xưa bên mái đình quê hương mà thầy đang treo ở nơi trang trọng nhất trong nhà. Qúa trưa rồi, tôi phải tạm biệt thầy - tạm biệt một người " thuyền trưởng của con tàu giáo dục Hiệp Hòa ", người thầy hiệu trưởng của Trường Đức Thắng ngày xưa!
Dưới đây là một số hình ảnh của cuộc gặp gỡ
Thầy Thanh đang kể chuyện ngày xưa
Bức ảnh cây quéo đình Hương Câu
Thầy Thanh và cháu nội ( ảnh chụp trước nhà thầy trưa 7-12-2010)
Trần Văn Thanh
(Theo hiephoa.net)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Ky nang ban hang ky-nang-ban-hang
10 10 1125 (c) by
Google Thủ thuật, hacking, tool, code, công cụ