"Trí thức có học mới nghĩ ra được những chiêu triệt hạ nhau hiểm ác đến vậy, chứ người bình thường chưa chắc đã nghĩ ra. Cả ba nhân vật đều hèn và họ không xứng đáng với vị trí thầy thuốc, đi chữa bệnh cho người khác", TS. Trịnh Hòa Bình bày tỏ.
Đoạn clip sex ghi lại cảnh ân ái giữa một nữ bác sĩ và giám đốc được chính vợ chồng nữ bác sĩ này chủ động dàn dựng để làm bằng chứng tố cáo sếp trước phápluật đang dấy lên trong dư luận những làn sóng lên án gay gắt.
Tiến sĩ Xã hội học Trịnh Hòa Bình cho biết, trước đây chuyện vợ chồng bàn nhau dựng cảnh hoặc cướp, hoặc bắt tại trận việc ngoại tình, thông dâm cốt nhằm hạ nhục đối thủ, làm cho đối thủ khuynh gia bại sản cũng đã diễn ra, nhưng xu hướng càng ngày càng tinh vi. Và chuyện vợ chồng bàn nhau dựng clip sex để hạ bệ sếp có lẽ chỉ giới trí thức mới nghĩ ra được.
Ông Nguyễn Mạnh Cường bị tổ chức bắt quả tang và ký vào biên bản ngoại tình.
Trí thức có học mới nghĩ ra được những chiêu triệt hạ nhau hiểm ác đến vậy, chứ người bình thường chưa chắc đã nghĩ ra. Cái đó cho thấy mưu kế hiểm ác, với động cơ đê hèn. Cả hai vợ chồng cùng đê hèn, và đương nhiên ông sếp kia lòng thòng với vợ người khác, dùng vai vế để áp đặt những mong muốn, dục vọng với cấp dưới cũng không có gì tốt đẹp", TS. Hòa Bình nói.
Theo TS. Hòa Bình, tất cả đều xuất phát từ động cơ đê hèn nhưng người chồng là đê hèn và đáng lên án nhất. Người vợ coi việc quay clip sex như để chuộc lỗi với chồng, còn người chồng thì lấy đó làm vũ khí để hạ nhục đối thủ theo kiểu chết cùng chết.
"Rõ ràng đây là động cơ đê hèn và người ta phải trả giá đắt bởi hành động của mình. Đôi vợ chồng muốn triệt hạ sếp nhưng lại triệt hạ cả chính mình. Có thể câu chuyện chưa dẫn đến hành vi tống tiền, nhưng nó cũng chả khác gì hành vi tống tiền bởi vì đó là tống tình, hạ nhục đối thủ. Họ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình, trước hết là sự lên án về mặt lương tâm, đạo đức, tiếp đó là chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Họ đều là thầy thuốc, với mối quan hệ rộng với xã hội thông qua người bệnh, đồng nghiệp, giới chức có trách nhiệm có thể coi họ là hình mẫu của trí thức hiện đại bấy giờ. Cách hành xử của họ xuất phát từ động cơ vị kỷ, hèn hạ, có gì đó nhầy nhụa, tệ hại. Nó làm cho xã hội dày thêm những hành vi, những kiểu sinh hoạt ứng xử trái với chuẩn mực đạo đức. Họ không xứng đáng là người thầy thuốc đi chữa bệnh cho người khác, dù là chữa bệnh tâm hồn hay thể xác", TS. Hòa Bình nói.
TS. Hòa Bình cũng cho biết, vụ việc này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự băng hoại đạo đức trong giới trí thức. Tình nghĩa, đạo lý, mối quan hệ, nó không chỉ là không trong sáng mà còn nhầy nhụa, ghê tởm. Nó cũng không khác gì hành vi những viên chức đang chạy đua vào chiếc ghế bỏ trống, tìm mọi mưu kế để hạ gục đối thủ của mình.
"Sự xuất hiện ngày càng nhiều những hành vi lệch chuẩn này do sự xuống cấp về mặt đạo đức, cùng có sự tiếp tay của công nghệ thông tin hiện đại. Trước kia chưa có điều kiện, những câu chuyện này chỉ ảnh hưởng trong một khu vực nhất định, ngày nay qua các phương tiện truyền thông mới, hiện đại với tốc độ lan truyền nhanh, rộng nên mức độ tác động phổ quát của nó rất khủng khiếp, dẫn đến những tác hại không ngờ tới như mọi người có thể bắt chước làm theo. Đó là mặt trái của truyền thông", TS. Hòa Bình lý giải.
TS. Hòa Bình cũng cho biết, chính những hành vi băng hoại đạo đức này của người lớn dẫn đến những hành vi lệch chuẩn ở trẻ con.
"Trẻ con là tấm gương phản chiếu hành vi của người lớn. Xã hội ta giáo dục theo kiểu nêu gương, kiến thức, hiền vinh của người đi trước được lưu truyền, được khảm vào trong trái tim, ý nghĩ của giới trẻ. Những hành vi đê hèn của người lớn sẽ càng gây thêm những ví dụ, bằng cớ để con trẻ noi theo, có thể nó còn sáng tạo hơn nữa", TS. Hòa Bình phân tích.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét