Một ưu điểm rõ ràng của laptop đối với desktop đó là nhỏ gọn và thuận tiện cho việc đi lại, tuy nhiên đó cũng chính vì sự nhỏ gọn ấy mà người sử dụng lại phải đối mặt với một vấn đề khác đó là nhiệt.
Do không gian hạn chế nên các linh kiện bên trong laptop được bố trí rất sát nhau, sau một thời gian sử dụng bụi bẩn sẽ bám vào bên trong máy làm cản trở lưu thông của các dòng khí làm cho việc tản nhiệt trở nên kém hiệu quả. Nhiệt có thể gây ra nhiều vấn đề khác như khiến máy hoạt động không ổn định (lỗi màn hình xanh, treo máy,..), mất dữ liệu và trường hợp xấu nhất là có thể gây cháy linh kiện.
Làm sạch các bộ phận tản nhiệt
Việc đầu tiên bạn cần làm là xác định vị trí mà nhiệt được giải phóng, thông thường các khe tản nhiệt thường được bố trí ở 2 bên sườn hoặc phía sau thân máy. Bật và sử dụng máy một lúc sau đó để bàn tay trước khe tản nhiệt để kiểm tra xem luồng khí nóng có được thổi ra ngoài không, nếu không thấy nóng hoặc gió thổi không mạnh thì nhiều khả năng là bụi đã lấp các phiến tản nhiệt và ngăn cản sự lưu thông của dòng khí, vì vậy cần làm là vệ sinh cho các khe này. Mỗi loại laptop lại có cấu tạo khác nhau nên bạn cần xem tài liệu của nhà sản xuất để biết vị trí các linh kiện.
Mở nắp quạt bằng tuốc-nơ-vít sau đó tháo quạt ra để tiến hành vệ sinh. Tốt nhất là sử dụng bình khí nén để xịt vào các khe giữa cánh quạt và các cánh tản nhiệt.
Nếu cảm thấy quạt quay ồn hoặc có tiếng động lạ, bạn có thể tra dầu bôi trơn bằng cách bóc nhãn dán trên trục quạt rồi dùng dầu loãng (còn gọi là dầu máy khâu) để cho 1 chút vào trục quạt.
Kiểm tra pin
Một sai lầm rất phổ biến của người sử dụng laptop đó là vừa cắm sạc vừa sử dụng, việc này sẽ làm cho pin bị “chai” do quá trình nạp và xả diễn ra liên tục. Pin đã bị chai không những cạn rất nhanh mà còn sinh ra nhiều nhiệt hơn bình thường.
Nếu phát hiện ra nguyên nhân gây ra tình trạng nóng máy là pin thì bạn cần phải thay thế, hoặc nếu không có nhu cầu đi lại nhiều thì bạn có thể tháo pin và cắm sạc vào máy để sử dụng như desktop.
Giảm tải cho CPU
Do lượng nhiệt phát sinh tỉ lệ thuận với khối lượng mà máy cần xử lý nên có thể việc kiểm tra và loại bỏ một số tiến trình không cần thiết có thể sẽ khắc phục được vấn đề.
Công cụ Process Explorer tỏ ra rất hữu ích trong việc theo dõi và kiểm soát các tiến trình, không chỉ liệt kê đầy đủ tên các tiến trình mà nó còn hiển thị các tiến trình con chạy dưới tiến trình lớn. Thông qua Process Explorer, bạn có thể biết tiến trình nào là không cần thiết và tắt bớt để giảm tải cho CPU.
Một phần mềm khác cũng rất hay để kiểm soát nhiệt độ cho máy tính đó là Core Temp, chương trình có ưu điểm nhỏ gọn, giúp bạn theo dõi cũng như cảnh báo khi nhiệt độ tăng cao.
Bạn có thể thiết lập cho chương trình hiển thị nhiệt độ của máy ở khay hệ thống, khá tiện lợi cho việc quan sát. Bên cạnh đó chương trình còn có tính năng Overheated Protection giúp bảo vệ các linh kiện khỏi bị hư hại khi máy trở nên quá nóng bằng cách Shut down, Restart hoặc Hibernate tùy theo thiết lập khi nhiệt độ bên trong đạt đến ngưỡng nhất định, tất nhiên ngưỡng này cũng do người dùng quyết định.
Sử dụng các thiết bị làm mát ngoài
Nếu các cách trên vẫn chưa giải quyết được vấn đề thì có thể bạn nên thử sử dụng các thiết bị làm mát gắn ngoài để làm mát như các loại đế làm mát chuyên dụng cho laptop.
Các cánh quạt trên đệm sẽ thổi trực tiếp không khí mát vào thân máy giúp cho việc tản nhiệt trở nên hiệu quả hơn. Hoặc nếu không thích tiếng ồn từ quạt bạn có thể tìm mua loại đệm được làm bằng vật liệu dẫn nhiệt.
Hy vọng qua bài viết này bạn đã có thêm kinh nghiệm trong việc bảo vệ chiếc laptop của mình khỏi nhưng hư hại do nhiệt gây ra, nếu sau khi đọc bạn có ý kiến đóng góp hoặc thủ thuật nào hay muốn chia sẻ, xin hãy đóng góp bằng các bình luận để bài viết được hoàn thiện hơn.
Do không gian hạn chế nên các linh kiện bên trong laptop được bố trí rất sát nhau, sau một thời gian sử dụng bụi bẩn sẽ bám vào bên trong máy làm cản trở lưu thông của các dòng khí làm cho việc tản nhiệt trở nên kém hiệu quả. Nhiệt có thể gây ra nhiều vấn đề khác như khiến máy hoạt động không ổn định (lỗi màn hình xanh, treo máy,..), mất dữ liệu và trường hợp xấu nhất là có thể gây cháy linh kiện.
Làm sạch các bộ phận tản nhiệt
Việc đầu tiên bạn cần làm là xác định vị trí mà nhiệt được giải phóng, thông thường các khe tản nhiệt thường được bố trí ở 2 bên sườn hoặc phía sau thân máy. Bật và sử dụng máy một lúc sau đó để bàn tay trước khe tản nhiệt để kiểm tra xem luồng khí nóng có được thổi ra ngoài không, nếu không thấy nóng hoặc gió thổi không mạnh thì nhiều khả năng là bụi đã lấp các phiến tản nhiệt và ngăn cản sự lưu thông của dòng khí, vì vậy cần làm là vệ sinh cho các khe này. Mỗi loại laptop lại có cấu tạo khác nhau nên bạn cần xem tài liệu của nhà sản xuất để biết vị trí các linh kiện.
Mở nắp quạt bằng tuốc-nơ-vít sau đó tháo quạt ra để tiến hành vệ sinh. Tốt nhất là sử dụng bình khí nén để xịt vào các khe giữa cánh quạt và các cánh tản nhiệt.
Nếu cảm thấy quạt quay ồn hoặc có tiếng động lạ, bạn có thể tra dầu bôi trơn bằng cách bóc nhãn dán trên trục quạt rồi dùng dầu loãng (còn gọi là dầu máy khâu) để cho 1 chút vào trục quạt.
Kiểm tra pin
Một sai lầm rất phổ biến của người sử dụng laptop đó là vừa cắm sạc vừa sử dụng, việc này sẽ làm cho pin bị “chai” do quá trình nạp và xả diễn ra liên tục. Pin đã bị chai không những cạn rất nhanh mà còn sinh ra nhiều nhiệt hơn bình thường.
Nếu phát hiện ra nguyên nhân gây ra tình trạng nóng máy là pin thì bạn cần phải thay thế, hoặc nếu không có nhu cầu đi lại nhiều thì bạn có thể tháo pin và cắm sạc vào máy để sử dụng như desktop.
Giảm tải cho CPU
Do lượng nhiệt phát sinh tỉ lệ thuận với khối lượng mà máy cần xử lý nên có thể việc kiểm tra và loại bỏ một số tiến trình không cần thiết có thể sẽ khắc phục được vấn đề.
Công cụ Process Explorer tỏ ra rất hữu ích trong việc theo dõi và kiểm soát các tiến trình, không chỉ liệt kê đầy đủ tên các tiến trình mà nó còn hiển thị các tiến trình con chạy dưới tiến trình lớn. Thông qua Process Explorer, bạn có thể biết tiến trình nào là không cần thiết và tắt bớt để giảm tải cho CPU.
Một phần mềm khác cũng rất hay để kiểm soát nhiệt độ cho máy tính đó là Core Temp, chương trình có ưu điểm nhỏ gọn, giúp bạn theo dõi cũng như cảnh báo khi nhiệt độ tăng cao.
Bạn có thể thiết lập cho chương trình hiển thị nhiệt độ của máy ở khay hệ thống, khá tiện lợi cho việc quan sát. Bên cạnh đó chương trình còn có tính năng Overheated Protection giúp bảo vệ các linh kiện khỏi bị hư hại khi máy trở nên quá nóng bằng cách Shut down, Restart hoặc Hibernate tùy theo thiết lập khi nhiệt độ bên trong đạt đến ngưỡng nhất định, tất nhiên ngưỡng này cũng do người dùng quyết định.
Sử dụng các thiết bị làm mát ngoài
Nếu các cách trên vẫn chưa giải quyết được vấn đề thì có thể bạn nên thử sử dụng các thiết bị làm mát gắn ngoài để làm mát như các loại đế làm mát chuyên dụng cho laptop.
Các cánh quạt trên đệm sẽ thổi trực tiếp không khí mát vào thân máy giúp cho việc tản nhiệt trở nên hiệu quả hơn. Hoặc nếu không thích tiếng ồn từ quạt bạn có thể tìm mua loại đệm được làm bằng vật liệu dẫn nhiệt.
Hy vọng qua bài viết này bạn đã có thêm kinh nghiệm trong việc bảo vệ chiếc laptop của mình khỏi nhưng hư hại do nhiệt gây ra, nếu sau khi đọc bạn có ý kiến đóng góp hoặc thủ thuật nào hay muốn chia sẻ, xin hãy đóng góp bằng các bình luận để bài viết được hoàn thiện hơn.
Tham khảo: HowToGeek
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét