Tuy là công dân của nước thứ ba, nhưng giấy phép cư trú hợp pháp tại bất kì đâu trong EU đều có thể cho phép người Việt Nam thực hiện các thủ tục chuyển tới Đức kinh doanh và sinh sống.
Ngày 27.04.2012, tại Praha đã diễn ra một buổi họp về luật kinh doanh và cư trú giữa cộng đồng Việt Nam và luật sư Đức, ông Wolframa Enders. Trong buổi họp này, luật sư kiêm công chứng viên người Đức đã giới thiệu cho người Việt sinh sống tại châu Âu một số điều lệ và thủ tục để các doanh nhân Việt mở rộng địa bàn kinh doanh sang Đức và sau đó chuyển sang Đức sinh sống cùng toàn thể gia đình.
Công ty của người Việt tại Séc, theo luật pháp là công ty Séc
Người Việt cư trú hợp pháp tại Séc hay toàn thể EU, theo pháp luật vẫn là công dân đến từ nước thứ ba. Tuy nhiên, nếu người Việt thành lập công ty tại Séc, tức trên tư cách pháp nhân, đây là công ty của Séc. Mọi công ty Séc, từ trách nhiệm hữu hạn, cổ phần hay lớn hơn, theo luật đều có thể mở rộng địa bàn kinh doanh sang Đức một cách hợp pháp. Tất nhiên, chủ sở hữu các công ty này cũng vậy, sẽ được cấp phép cư trú tại Đức hợp pháp.
Lấy Séc làm ví dụ, một người Việt có công ty ở Séc, nếu muốn sang Đức, chỉ cần lên Đại sứ quán Đức làm một số thủ tục, trong đó quan trọng nhất là viết giấy ủy quyền cho người thân ở Đức mở chi nhánh tại Đức. Sau khi nhận được giấy ủy quyền, người tại Đức sẽ lên phòng thương mại Đức đẻ đăng ký chi nhánh. khi đó, phía Đức sẽ kiểm tra các giấy tờ về công y đó, nếu hợp lý sẽ cấp phép đăng ký chi nhánh ở Đức của công ty Séc nói trên. Sau khi có giấy phép này, chủ của công ty Séc, tức người Việt tại Séc sẽ được cấp cư trú để sang Đức làm ăn.
Mang cả gia đình sang Đức
Khi doanh nhân Việt Nam đã được sang Đức cư trú với mục đích kinh doanh, người này có thể làm thủ tục để đón vợ/chồng và các con chưa đủ tuổi vị thành niên sang (dưới 15 tuổi). Đối với con cái đã trưởng thành, phía Đức không cấp cư trú theo diện đoàn tụ. Tuy nhiên, nếu cho đứa con lớn tuổi đó trở thành đồng sở hữu công ty, việc này là được phép. Tương tự với các người thân trong gia đình khác.
Tất nhiên, một công ty không thể có quá nhiều chủ sở hữu, vì vậy có thể đón thêm người sang theo dạng nhân viên công ty. Theo luật sư Enders, việc xin cấp giấy phép lao động để đón thêm người sang Đức hiện tại là rất khó khăn, vì số lương người thất nghiệp ở Đức cao. Tuy nhiên, nếu chỉ xin với một số lượng nhỏ thì vẫn có thể có cơ hội.
Trong buổi họp, ông Enders còn cho biết Đức và Việt Nam hiện đang bàn bạc ký kết một hiệp ước song phương, cho phép người Việt sang Đức làm ăn và ngược lại. Rất có thể, hiệp ước sẽ sớm có hiệu lực, khi đó mọi thủ tục còn đơn giản hơn.
Theo Việt Đức
Ngày 27.04.2012, tại Praha đã diễn ra một buổi họp về luật kinh doanh và cư trú giữa cộng đồng Việt Nam và luật sư Đức, ông Wolframa Enders. Trong buổi họp này, luật sư kiêm công chứng viên người Đức đã giới thiệu cho người Việt sinh sống tại châu Âu một số điều lệ và thủ tục để các doanh nhân Việt mở rộng địa bàn kinh doanh sang Đức và sau đó chuyển sang Đức sinh sống cùng toàn thể gia đình.
Công ty của người Việt tại Séc, theo luật pháp là công ty Séc
Người Việt cư trú hợp pháp tại Séc hay toàn thể EU, theo pháp luật vẫn là công dân đến từ nước thứ ba. Tuy nhiên, nếu người Việt thành lập công ty tại Séc, tức trên tư cách pháp nhân, đây là công ty của Séc. Mọi công ty Séc, từ trách nhiệm hữu hạn, cổ phần hay lớn hơn, theo luật đều có thể mở rộng địa bàn kinh doanh sang Đức một cách hợp pháp. Tất nhiên, chủ sở hữu các công ty này cũng vậy, sẽ được cấp phép cư trú tại Đức hợp pháp.
Lấy Séc làm ví dụ, một người Việt có công ty ở Séc, nếu muốn sang Đức, chỉ cần lên Đại sứ quán Đức làm một số thủ tục, trong đó quan trọng nhất là viết giấy ủy quyền cho người thân ở Đức mở chi nhánh tại Đức. Sau khi nhận được giấy ủy quyền, người tại Đức sẽ lên phòng thương mại Đức đẻ đăng ký chi nhánh. khi đó, phía Đức sẽ kiểm tra các giấy tờ về công y đó, nếu hợp lý sẽ cấp phép đăng ký chi nhánh ở Đức của công ty Séc nói trên. Sau khi có giấy phép này, chủ của công ty Séc, tức người Việt tại Séc sẽ được cấp cư trú để sang Đức làm ăn.
Mang cả gia đình sang Đức
Khi doanh nhân Việt Nam đã được sang Đức cư trú với mục đích kinh doanh, người này có thể làm thủ tục để đón vợ/chồng và các con chưa đủ tuổi vị thành niên sang (dưới 15 tuổi). Đối với con cái đã trưởng thành, phía Đức không cấp cư trú theo diện đoàn tụ. Tuy nhiên, nếu cho đứa con lớn tuổi đó trở thành đồng sở hữu công ty, việc này là được phép. Tương tự với các người thân trong gia đình khác.
Tất nhiên, một công ty không thể có quá nhiều chủ sở hữu, vì vậy có thể đón thêm người sang theo dạng nhân viên công ty. Theo luật sư Enders, việc xin cấp giấy phép lao động để đón thêm người sang Đức hiện tại là rất khó khăn, vì số lương người thất nghiệp ở Đức cao. Tuy nhiên, nếu chỉ xin với một số lượng nhỏ thì vẫn có thể có cơ hội.
Trong buổi họp, ông Enders còn cho biết Đức và Việt Nam hiện đang bàn bạc ký kết một hiệp ước song phương, cho phép người Việt sang Đức làm ăn và ngược lại. Rất có thể, hiệp ước sẽ sớm có hiệu lực, khi đó mọi thủ tục còn đơn giản hơn.
Theo Việt Đức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét