chia sẻ

Hệ thống Trong Kinh doanh theo mạng là gì?

"Thành công mà không có sao chép đó chỉ là những thành tích nhất thời, chỉ là sự thất bại được che đậy một cách khéo léo mà thôi"

Randy Gage  
1. Hệ thống trong "Kinh doanh hệ thống" là gi?

Kim tứ đồ của Kiosaki
Trên hình mô tả Kim tứ đồ là 4 dạng kiếm tiền trong xã hội. Mỗi người đều đang kiếm tiền theo một hay vài dạng.

Dạng 1: 
Dạng Làm công ăn lương – Bạn làm việc phục vụ cho một Hệ thống, làm giàu cho ông chủ của Hệ thống, và Hệ thống đó trả lương cho Bạn. Bạn thì muốn lương cao, còn ông chủ thì cố gắng để chỉ phải trả lương thấp nhất. Phần lớn mọi người chọn dạng kiếm tiền này, nhưng ít ai hài lòng với thu nhập của mình.

Dạng 2: 
Dạng làm tư. Đó là người tự kinh doanh hoặc làm dịch vụ, như làm phòng mạch tư, mở quầy bán hàng, tiệm thẩm mỹ v.v… Họ làm việc cho chính mình. Bản thân họ cũng chính là Hệ thống. Họ không làm việc cũng đồng nghĩa với việc Hệ thống dừng hoạt động. Hai dạng 1 và 2 (bên trái Kim tứ đồ) là các dạng kiếm tiền ít ưu việt hơn và cũng thường ít hơn so với các dạng ở bên phải.

Dạng 3: 
Bạn là chủ doanh nghiệp, theo nghĩa Bạn tạo ra Hệ thống. Bạn thuê người làm việc cho Hệ thống, tức là Hệ thống hoạt động không cần có sự tham gia của Bạn. Bạn phải làm việc nhiều trong giai đoạn xây dựng nên Hệ thống. Còn khi Bạn đã cho nó vận hành được thì tức là Hệ thống phục vụ lại cho Bạn. Những người có thu nhập lớn hầu hết đều nhờ việc xây dựng được Hệ thống và nhân rộng ra.

Dạng 4: 
Dạng đầu tư, tức là Bạn có tiền, Bạn lựa chọn để đưa tiền vào một Hệ thống và Hệ thống trả cho Bạn lợi nhuận. Đây là mơ ước của nhiều người bởi vì nó mang lại một cuộc sống hoàn mỹ.
Ở dạng thứ 3 Kiosaki chỉ ra ba mô hình hệ thống phổ biến: 

- Mô hình thứ nhất là kinh doanh truyền thống, đòi hỏi vốn liếng, sự sắc sảo và kỳ công trong giai đoạn xây dựng và tạo lập thương hiệu. Vì thế không nhiều người thành công. Ở Hoa Kỳ theo thống kê chính thức thì để góp được cổ phần cho một công ty hoạt động được cần phải có không dưới 100 000 $, và trong số 170 000 doanh nghiệp được thành lập mỗi năm thì sau một năm có 72 000 doanh nghiệp phải tuyên bố phá sản. Và sau 5 năm số doanh nghiệp còn hoạt động là dưới 10%.

- Mô hình thứ hai là Kinh doanh nhượng quyền, tức là không phải xây dựng mới mà sử dụng thương hiệu và Hệ thống sẵn có. Dạng này ít mạo hiểm hơn, nhưng luôn đòi hỏi vốn lớn và lệ thuộc hoàn toàn vào Hệ thống của người khác. 

- Và mô hình thứ ba chính là Kinh doanh theo mạng. Tham gia kinh doanh theo mạng tức là Bạn đã ngay lập tức có được một Hệ thống làm sẵn, đồng thời chỉ cần một số vốn rất ít. Nhưng ban đầu Hệ thống của Bạn về con người mới chỉ có một mình bạn. Bạn cần từng bước phát triển mở rộng Hệ thống của mình trong lòng Hệ thống lớn hơn và dưới một mái nhà chung là Hệ thống lớn của toàn Công ty.

2. Vai trò của Hệ thống:

- Trong công việc một câu hỏi vô cùng quan trọng luôn được đặt ra, đó không phải là “Điều này có hiệu quả không?”, mà là “Điều này có sao chép được không?”. Vì thế mà từng khâu của dây chuyền phải luôn đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện, để ai cũng hiểu và thực hiện được. ở mỗi một khâu của dây chuyền đều có các hình thức làm việc rõ ràng và các công cụ hỗ trợ nhất quán để Bạn làm việc với tầng 1 của bạn thế nào thì người ở tầng 10 của Bạn cũng dễ dàng làm việc với người tầng 11 giống như thế.

- Nhà phân phối bám theo Hệ thống, tức là đi theo dây chuyền sẽ tận dụng được tối đa sức mạnh của cả một cơ chế lớn xung quanh, giống như một người biết đặt mình và con thuyền của mình vào dòng chảy chung, sẽ được dòng chảy cuốn đi nhanh mà lại nhẹ nhàng, không mất sức.

- Hệ thống bảo vệ nhà phân phối trước những điểm yếu của anh ta: vì nhà phân phối tận dụng được sức mạnh chung và hàng loạt công cụ làm việc thay mình nên nó cho phép người ít kiến thức, khiêm tốn, ít quảng giao, kém ăn nói . . . vẫn có thể làm doanh nghiệp đạt kết quả tốt. Đã có nhiều tấm gương thành công là những nhà phân phối vốn là người nội trợ, sinh viên mới tốt nghiệp hoặc một cán bộ hưu trí chưa bao giờ kinh doanh v.v… chính là vì họ đã tin tưởng sử dụng và tuân thủ hoàn toàn Hệ thống.

- Hệ thống bảo vệ nhà phân phối trước những “điểm mạnh” của anh ta: Đây là một điều có vẻ như nghịch lý, nhưng lại chính là một sức mạnh to lớn của Hệ thống. Chúng ta đã chứng kiến nhiều người có hàng loạt ưu thế mạnh, rất hưng phấn, thành công ban đầu rất nhanh nhưng sau đó kết quả kém dần rồi từ bỏ kinh doanh theo mạng mà bản thân họ không hiểu vì sao. Đây chính là “triệu chứng nhà doanh nghiệp phá sản”. Khi một nhà phân phối mới có lợi thế như có kỹ năng bán hàng rất giỏi trong doanh nghiệp truyền thống, hay là có tài ăn nói thuyết phục, hay có uy tín cao trong phạm vi quan hệ của mình, hoặc rất am tường về sản phẩm như một nhà chuyên môn giỏi… mà không sử dụng Hệ thống thì các lợi thế này tuy có thể giúp cho anh ta bán hàng hoặc đưa người vào mạng lưới rất nhanh, nhưng mạng lưới lại không phát triển được, chỉ dừng ở một vài mức. Đó là vì những người đi sau không thể lặp lại được người đi trước, và tức là không có sao chép, và điều này chặn bước tiến cũng như ước mơ của nhiều người. Còn nếu nhà phân phối “mạnh” biết “giấu” những ưu thế của mình, làm việc theo phương pháp chung một cách đơn giản và sử dụng các công cụ chung đồng nhất thì ai cũng có thể làm theo được.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Ky nang ban hang ky-nang-ban-hang
10 10 1125 (c) by
Google Thủ thuật, hacking, tool, code, công cụ