Khi dịch vụ đánh ghen thuê ra đời, nó không những không có hiệu quả mà chính những người đánh ghen thuê lại gặp những tình huống bi hài, trớ trêu khi chồng của mình lại chính là nạn nhân của vụ đánh ghen.
Xã hội ngày càng phát triển, những mối quan hệ cũng ngày càng trở nên phức tạp hơn. Muốn kiểm soát và răn đe thói "hám của lạ" của chồng/vợ, nhưng họ lại không đủ bản lĩnh, thế lực để tự mình làm. Vì thế dịch vụ đánh ghen thuê ra đời. Tuy nhiên khi dịch vụ ra đời, nó không những không có hiệu quả mà chính những người đánh ghen thuê lại gặp những tình huống bi hài, trớ trêu khi chồng của mình lại chính là nạn nhân của vụ đánh ghen.
“Thân phận đánh ghen cho người...”
Gặp chị Quế trong một xưởng may tại quận Gò Vấp (TP.HCM), tôi nhận ra chị bởi khuôn mặt lấm tấm vết tàn nhang và đôi mắt với những vết chân chim vì những bươn chải của cuộc sống. Khuôn mặt chị không ngổ ngáo, dữ tợn như khi người ta nghĩ về những người đánh ghen thuê mà trở nên sầu não, âu lo.
Khi được hỏi về quá khứ trước đây của mình, chị cúi mặt buồn bã và không muốn nhắc lại. Nhưng rồi cuối cùng chị cũng quyết định nói với chúng tôi để một lần được trải lòng mình, kết thúc những ưu tư phiền muộn, để chị cảm thấy thanh thản và thoải mái hơn trong những tháng ngày còn lại. Đôi mắt chị rơm rớm nước mắt và bắt đầu những dòng tâm sự từ đáy lòng mình.
Ở quê chị còn bố mẹ già, chồng và một đứa con gái năm nay lên 8 tuổi. Chị trở về với công việc của một công nhân may sau khi đã tham gia vào một nhóm hành nghề đánh ghen thuê được hơn một năm. Với chị, quãng thời gian làm nghề đã cho chị nhiều bài học quý báu và đắt giá cả trong nghề nghiệp cũng như trong cuộc sống.
Trước đây chị Quế từng là công nhân của một nhà máy giày da. Chồng chị làm ăn buôn bán nhỏ nhưng nguồn thu cũng không đủ cho chi tiêu sinh hoạt gia đình và đứa con nhỏ. Sau 1 năm hùn vốn để kinh doanh, chồng chị bị thua lỗ, lại nợ nần chồng chất, lãi mẹ đẻ lãi con, không có cách nào trả tiền người ta, bố mẹ già yếu lại bệnh tật nên không thể giúp gì cho vợ chồng chị. Chị Quế quyết định lên thành phố kiếm sống, kiếm tiền trả nợ cho chồng và gửi lại đứa con cho ông bà nội và chồng ở nhà nuôi.
Những ngày đầu mới lên thành phố không quen ai, chị ngơ ngác như một con nai, nhưng rồi cũng nhanh chóng bắt kịp với nhịp sống ở chốn thành thị. Chị làm nghề phụ hồ, rồi nhặt ve chai kiếm sống. Và tình cờ chị quen được một bà trùm chuyên hành nghề đánh ghen thuê. Biết cuộc sống khó khăn và chị lại đang cần tiền nên sau khi nghe những lời dụ dỗ của bà trùm, chị đã đồng ý trở thành một đệ tử của bà.
Chị Quế bước vào nghề này được hơn một năm, cũng tham gia vài chục vụ đánh ghen lớn nhỏ đều có. Chị cho biết những ngày đầu thì có ít người tham gia. Sau đó, những cặp vợ chồng có đối phương ngoại tình biết và tìm đến ngày càng nhiều. Thế nên bây giờ, “đánh ghen thuê” cũng trở thành dịch vụ rất “hot”. Hợp đồng bằng miệng và tiền được trả ngay khi khách hàng đồng ý và giao hình ảnh của đối thủ.
Chị Quế cho biết: “Phần lớn khách hàng đến thuê đánh ghen là phụ nữ vì đa số người ngoại tình là đàn ông. Họ không đủ thế lực hoặc không muốn ra mặt bắt quả tang chồng 'ăn phở' tại chỗ nên thuê đánh ghen để dằn mặt và đe dọa đối phương. Giá cả đánh ghen tùy theo hình thức đánh ghen nặng hay nhẹ, đối tượng, địa bàn đánh ghen và số lượng người đi đánh ghen. Nhưng ít nhất cũng phải từ 3 triệu đồng trở lên”.
Chị Quế cho biết, những hình thức đánh ghen mà những nhóm đánh ghen thuê thường sử dụng gồm có chửi bới xúc phạm, đe dọa “khử", tạt axit, đánh đập gây thương tích nhẹ. Nặng hơn có thể dùng cả hình thức cạo trọc đầu, xé quần áo, rạch mặt... Tuy nhiên, thông thường khách hàng thuê đánh ghen chủ yếu là những người chỉ muốn cảnh cáo chồng và đối phương nên hình thức thường sử dụng là mắng chửi, đe dọa.
Những ngày đầu mới "học nghề", chị Quế còn hơi nhút nhát, không bạo mồm, chanh chua như những bậc đàn chị ở đây. Bởi dẫu sao chị cũng là một người phụ nữ hiền lành, nhưng vì hoàn cảnh xô đẩy nên mới phải làm cái nghề đáng khinh bỉ, mạt hạng là “đánh ghen cho người” này.
Kể về quá trình học nghề, chị Quế bộc bạch: “Ngày đó bà chủ dạy nghề cho tôi bằng cách viết những câu chửi bới, xúc phạm vào giấy rồi bắt tôi học thuộc, tự tập cho quen cả thái độ biểu cảm và tư thế đánh ghen cho phù hợp với hoàn cảnh và tình huống. Rồi có mỗi vụ đánh ghen, bà cho tôi đi theo để học tập các anh chị 'hành nghề', thậm chí còn bắt tôi cắt tóc ngắn cho giống du côn hơn. Giờ nghĩ lại thấy mình thật buồn cười. Không ngờ mình lại có thể buông những lời mạt hạng như thế với người khác. Đúng là vì tiền con người ta có thể làm tất cả, kể cả những việc trái với lương tâm đạo đức”.
Đánh ghen thuê, tiền lương của chị Quế được trả theo số lượng, hình thức và hiệu quả của những vụ đánh ghen. Chị bảo, bà trùm khôn lắm, không mấy khi bà sử dụng những hình thức đánh ghen nặng dẫn đến hậu quả làm nạn nhân bị thương tích nặng, vì như thế rất dễ bị báo công an và đi tù.
Mỗi khi có khách hàng, bà cũng chỉ bạo mồm bạo miệng khẳng định sẽ khiến nạn nhân “đổ máu” hay què chân. Nhưng thực tế hình thức chủ yếu là chửi bới, chặn đường đe dọa và đánh nhẹ để cảnh cáo. Chỉ khi nào biết rõ hoàn cảnh của đối tượng và nhận được một khoản tiền lớn của khách hàng, bà mới cho dùng những thủ đoạn dã man hơn. Bên cạnh đó, sau khi nhận tiền cũng chỉ tiến hành một lần đánh ghen, và không đảm bảo là đối tượng sẽ chấm dứt việc “ăn phở” bên ngoài.
Khi người ngoại tình lại là chính chồng mình
Nghĩ lại những ngày đi đánh ghen thuê chị Quế thấy thật áy náy với lương tâm và với những gia đình nạn nhân. Chứng kiến nhiều gia đình và nạn nhân rơi vào thảm kịch bị đánh ghen thuê chị cũng thấy thương xót và ái ngại. Họ không làm gì có lỗi để phải chịu những lời chửi rủa, sỉ vả cay độc.
Chị nhớ cách đây không lâu, chị có tham gia vào vụ đánh ghen thuê cho một phụ nữ làm kinh doanh có máu mặt, giàu có nhưng có máu “Hoạn Thư”. Tình địch của chị ta là một nữ sinh viên sư phạm được giới thiệu là đang bồ bịch với chồng mình. Yêu cầu của chị ta là chặn giữa đường rồi tạt axit, đánh đập. Sau khi thỏa thuận, bà trùm chỉ đồng ý chửi bới, đe dọa và đánh đập nhẹ vì cô gái ấy vẫn còn là sinh viên. Cuối cùng, chị ta cũng đồng ý và yêu cầu xé áo, túm tóc “cho nó chừa”.
Hôm đó, chị Quế cũng là một trong những người tham gia đánh ghen thuê. Chị kể: “Hôm đó, chúng tôi có 3 người. Khi vừa nhìn thấy cô bé đi từ cổng trường ra, chúng tôi đã gọi và dụ cô bé tới một nơi khuất người để chửi bới, rồi túm áo, túm tóc. Cô bé không hiểu chuyện gì xảy ra nên rất sợ hãi và đã khóc lóc van xin.
Sau khi biết nguyên nhân, cô bé thanh minh rằng: 'Cháu với chú ấy không có chuyện gì cả', nhưng những cái tát chí mạng vẫn cứ dồn dập lên má khiến má sưng tấy, quần áo rách rưới, đầu tóc xõa xượi. Nhìn cô bé thật tội nghiệp nhưng vẫn phải 'xử' vì chủ nhân vụ đánh ghen đang dõi nhìn theo từng hành động và lời nói của chúng tôi ở đầu con phố”.
Sau khi kết thúc những vụ đánh ghen, giấc ngủ của chị Quế hay bị chập chờn và thường hay gặp ác mộng. Hình ảnh van xin tội nghiệp cùa những nạn nhân cứ lảng vảng trong đầu khiến chị thấy bất an. Và rồi điều tệ hại, kinh khủng nhất cũng đã đến với chị như một quả báo cho những tội ác mà chị đã gây ra cho biết bao nhiêu người.
Chị đưa tay gạt nước mắt: “Đúng là nhân nào quả nấy, gieo gió thì gặp bão. Những tháng ngày tôi đi đánh ghen mướn kiếm tiền về cho chồng trả nợ, nhưng chồng ở nhà không những không trả được nợ mà còn dính vào cờ bạc, rượu chè, gái gú đến bán cả nhà đi cũng không đủ trả. Và rồi để bị đánh ghen, mà người được thuê đánh ghen lại chính là vợ mình". Chị khóc nức nở kể về vụ đánh ghen đáng nhớ trong cuộc đời mình. Và cũng chính từ vụ đó mà chị đã “rửa tay gác kiếm”, từ bỏ nghề đánh ghen và làm lại cuộc đời lương thiện.
Thông thường khách hàng đánh ghen là phụ nữ nhưng lần này lại là một người đàn ông đứng tuổi. Anh ta không giàu có, đẹp trai, phong độ nhưng thông qua những gì mà chị Quế biết thì ông ấy rất yêu vợ. Biết vợ bị người đàn ông khác dụ dỗ, nên ông đã tìm đến những người đánh ghen thuê để dằn mặt tình địch và đưa vợ trở về với mình.
Sau khi thỏa thuận, nhóm chị Quế nhận của người đàn ông đó 3 triệu đồng và tiến hành “xử” người đàn ông cướp vợ của ông ta. Thế nhưng, sau khi vị khách đó giao ảnh của tình địch, chị mới sững sờ người nhận ra người đàn ông trong tấm ảnh chính là chồng mình.
Không thể tin nổi, chị quá sốc nhưng một tính sĩ diện, chị không muốn ai biết và thương hại chị khi chính chị lại rơi vào hoàn cảnh trớ trêu này. Chị xin rút vụ đánh ghen và âm thầm theo dõi. Hôm đó, chị bí mật theo nhóm đánh ghen và địa điểm lại chính là nhà của mình. Chị không còn đứng vững nổi, hai mắt tròn xoe nhìn người khác chửi bới và đánh chồng mình.
Chị cay đắng, xót xa, vừa hận bản thân vừa hận và ghét bỏ chồng. Nhưng khi những giọt máu của chồng bắt đầu trào ra từ miệng, chị mới xuất hiện, van xin mọi người và ôm lấy chồng mình khóc. Chưa bao giờ chị lại tưởng tượng mình rơi vào hoàn cảnh nhu thế. Những giọt nước mắt hối hận của chị cứ thế trào ra.
Rồi cũng từ ấy, gia đình và chồng mới ngã ngửa khi biết chị làm nghề này. Chị hối hận và hứa sẽ từ bỏ con dường tội lỗi ấy để trở về với một người phụ nữ bình thường Chị đưa tay lau nước mắt và nói: “Cuộc đời còn dài, nếu mình làm những điều xấu xa tội ác thì cuối cùng cũng sẽ phải trả giá. Cuộc sống vốn dĩ chẳng bất công với ai cả. Giờ mình đã trở lại với một con người như trước đây, dù cuộc sống có nghèo khó nhưng lương tâm luôn cảm thấy thanh thản và bình yên”.
Xã hội ngày càng phát triển, những mối quan hệ cũng ngày càng trở nên phức tạp hơn. Muốn kiểm soát và răn đe thói "hám của lạ" của chồng/vợ, nhưng họ lại không đủ bản lĩnh, thế lực để tự mình làm. Vì thế dịch vụ đánh ghen thuê ra đời. Tuy nhiên khi dịch vụ ra đời, nó không những không có hiệu quả mà chính những người đánh ghen thuê lại gặp những tình huống bi hài, trớ trêu khi chồng của mình lại chính là nạn nhân của vụ đánh ghen.
“Thân phận đánh ghen cho người...”
Gặp chị Quế trong một xưởng may tại quận Gò Vấp (TP.HCM), tôi nhận ra chị bởi khuôn mặt lấm tấm vết tàn nhang và đôi mắt với những vết chân chim vì những bươn chải của cuộc sống. Khuôn mặt chị không ngổ ngáo, dữ tợn như khi người ta nghĩ về những người đánh ghen thuê mà trở nên sầu não, âu lo.
Khi được hỏi về quá khứ trước đây của mình, chị cúi mặt buồn bã và không muốn nhắc lại. Nhưng rồi cuối cùng chị cũng quyết định nói với chúng tôi để một lần được trải lòng mình, kết thúc những ưu tư phiền muộn, để chị cảm thấy thanh thản và thoải mái hơn trong những tháng ngày còn lại. Đôi mắt chị rơm rớm nước mắt và bắt đầu những dòng tâm sự từ đáy lòng mình.
Ở quê chị còn bố mẹ già, chồng và một đứa con gái năm nay lên 8 tuổi. Chị trở về với công việc của một công nhân may sau khi đã tham gia vào một nhóm hành nghề đánh ghen thuê được hơn một năm. Với chị, quãng thời gian làm nghề đã cho chị nhiều bài học quý báu và đắt giá cả trong nghề nghiệp cũng như trong cuộc sống.
Trước đây chị Quế từng là công nhân của một nhà máy giày da. Chồng chị làm ăn buôn bán nhỏ nhưng nguồn thu cũng không đủ cho chi tiêu sinh hoạt gia đình và đứa con nhỏ. Sau 1 năm hùn vốn để kinh doanh, chồng chị bị thua lỗ, lại nợ nần chồng chất, lãi mẹ đẻ lãi con, không có cách nào trả tiền người ta, bố mẹ già yếu lại bệnh tật nên không thể giúp gì cho vợ chồng chị. Chị Quế quyết định lên thành phố kiếm sống, kiếm tiền trả nợ cho chồng và gửi lại đứa con cho ông bà nội và chồng ở nhà nuôi.
Những ngày đầu mới lên thành phố không quen ai, chị ngơ ngác như một con nai, nhưng rồi cũng nhanh chóng bắt kịp với nhịp sống ở chốn thành thị. Chị làm nghề phụ hồ, rồi nhặt ve chai kiếm sống. Và tình cờ chị quen được một bà trùm chuyên hành nghề đánh ghen thuê. Biết cuộc sống khó khăn và chị lại đang cần tiền nên sau khi nghe những lời dụ dỗ của bà trùm, chị đã đồng ý trở thành một đệ tử của bà.
Chị Quế bước vào nghề này được hơn một năm, cũng tham gia vài chục vụ đánh ghen lớn nhỏ đều có. Chị cho biết những ngày đầu thì có ít người tham gia. Sau đó, những cặp vợ chồng có đối phương ngoại tình biết và tìm đến ngày càng nhiều. Thế nên bây giờ, “đánh ghen thuê” cũng trở thành dịch vụ rất “hot”. Hợp đồng bằng miệng và tiền được trả ngay khi khách hàng đồng ý và giao hình ảnh của đối thủ.
Chị Quế cho biết: “Phần lớn khách hàng đến thuê đánh ghen là phụ nữ vì đa số người ngoại tình là đàn ông. Họ không đủ thế lực hoặc không muốn ra mặt bắt quả tang chồng 'ăn phở' tại chỗ nên thuê đánh ghen để dằn mặt và đe dọa đối phương. Giá cả đánh ghen tùy theo hình thức đánh ghen nặng hay nhẹ, đối tượng, địa bàn đánh ghen và số lượng người đi đánh ghen. Nhưng ít nhất cũng phải từ 3 triệu đồng trở lên”.
Chị Quế cho biết, những hình thức đánh ghen mà những nhóm đánh ghen thuê thường sử dụng gồm có chửi bới xúc phạm, đe dọa “khử", tạt axit, đánh đập gây thương tích nhẹ. Nặng hơn có thể dùng cả hình thức cạo trọc đầu, xé quần áo, rạch mặt... Tuy nhiên, thông thường khách hàng thuê đánh ghen chủ yếu là những người chỉ muốn cảnh cáo chồng và đối phương nên hình thức thường sử dụng là mắng chửi, đe dọa.
Những ngày đầu mới "học nghề", chị Quế còn hơi nhút nhát, không bạo mồm, chanh chua như những bậc đàn chị ở đây. Bởi dẫu sao chị cũng là một người phụ nữ hiền lành, nhưng vì hoàn cảnh xô đẩy nên mới phải làm cái nghề đáng khinh bỉ, mạt hạng là “đánh ghen cho người” này.
Kể về quá trình học nghề, chị Quế bộc bạch: “Ngày đó bà chủ dạy nghề cho tôi bằng cách viết những câu chửi bới, xúc phạm vào giấy rồi bắt tôi học thuộc, tự tập cho quen cả thái độ biểu cảm và tư thế đánh ghen cho phù hợp với hoàn cảnh và tình huống. Rồi có mỗi vụ đánh ghen, bà cho tôi đi theo để học tập các anh chị 'hành nghề', thậm chí còn bắt tôi cắt tóc ngắn cho giống du côn hơn. Giờ nghĩ lại thấy mình thật buồn cười. Không ngờ mình lại có thể buông những lời mạt hạng như thế với người khác. Đúng là vì tiền con người ta có thể làm tất cả, kể cả những việc trái với lương tâm đạo đức”.
Đánh ghen thuê, tiền lương của chị Quế được trả theo số lượng, hình thức và hiệu quả của những vụ đánh ghen. Chị bảo, bà trùm khôn lắm, không mấy khi bà sử dụng những hình thức đánh ghen nặng dẫn đến hậu quả làm nạn nhân bị thương tích nặng, vì như thế rất dễ bị báo công an và đi tù.
Mỗi khi có khách hàng, bà cũng chỉ bạo mồm bạo miệng khẳng định sẽ khiến nạn nhân “đổ máu” hay què chân. Nhưng thực tế hình thức chủ yếu là chửi bới, chặn đường đe dọa và đánh nhẹ để cảnh cáo. Chỉ khi nào biết rõ hoàn cảnh của đối tượng và nhận được một khoản tiền lớn của khách hàng, bà mới cho dùng những thủ đoạn dã man hơn. Bên cạnh đó, sau khi nhận tiền cũng chỉ tiến hành một lần đánh ghen, và không đảm bảo là đối tượng sẽ chấm dứt việc “ăn phở” bên ngoài.
Khi người ngoại tình lại là chính chồng mình
Nghĩ lại những ngày đi đánh ghen thuê chị Quế thấy thật áy náy với lương tâm và với những gia đình nạn nhân. Chứng kiến nhiều gia đình và nạn nhân rơi vào thảm kịch bị đánh ghen thuê chị cũng thấy thương xót và ái ngại. Họ không làm gì có lỗi để phải chịu những lời chửi rủa, sỉ vả cay độc.
Chị nhớ cách đây không lâu, chị có tham gia vào vụ đánh ghen thuê cho một phụ nữ làm kinh doanh có máu mặt, giàu có nhưng có máu “Hoạn Thư”. Tình địch của chị ta là một nữ sinh viên sư phạm được giới thiệu là đang bồ bịch với chồng mình. Yêu cầu của chị ta là chặn giữa đường rồi tạt axit, đánh đập. Sau khi thỏa thuận, bà trùm chỉ đồng ý chửi bới, đe dọa và đánh đập nhẹ vì cô gái ấy vẫn còn là sinh viên. Cuối cùng, chị ta cũng đồng ý và yêu cầu xé áo, túm tóc “cho nó chừa”.
Hôm đó, chị Quế cũng là một trong những người tham gia đánh ghen thuê. Chị kể: “Hôm đó, chúng tôi có 3 người. Khi vừa nhìn thấy cô bé đi từ cổng trường ra, chúng tôi đã gọi và dụ cô bé tới một nơi khuất người để chửi bới, rồi túm áo, túm tóc. Cô bé không hiểu chuyện gì xảy ra nên rất sợ hãi và đã khóc lóc van xin.
Sau khi biết nguyên nhân, cô bé thanh minh rằng: 'Cháu với chú ấy không có chuyện gì cả', nhưng những cái tát chí mạng vẫn cứ dồn dập lên má khiến má sưng tấy, quần áo rách rưới, đầu tóc xõa xượi. Nhìn cô bé thật tội nghiệp nhưng vẫn phải 'xử' vì chủ nhân vụ đánh ghen đang dõi nhìn theo từng hành động và lời nói của chúng tôi ở đầu con phố”.
Sau khi kết thúc những vụ đánh ghen, giấc ngủ của chị Quế hay bị chập chờn và thường hay gặp ác mộng. Hình ảnh van xin tội nghiệp cùa những nạn nhân cứ lảng vảng trong đầu khiến chị thấy bất an. Và rồi điều tệ hại, kinh khủng nhất cũng đã đến với chị như một quả báo cho những tội ác mà chị đã gây ra cho biết bao nhiêu người.
Chị đưa tay gạt nước mắt: “Đúng là nhân nào quả nấy, gieo gió thì gặp bão. Những tháng ngày tôi đi đánh ghen mướn kiếm tiền về cho chồng trả nợ, nhưng chồng ở nhà không những không trả được nợ mà còn dính vào cờ bạc, rượu chè, gái gú đến bán cả nhà đi cũng không đủ trả. Và rồi để bị đánh ghen, mà người được thuê đánh ghen lại chính là vợ mình". Chị khóc nức nở kể về vụ đánh ghen đáng nhớ trong cuộc đời mình. Và cũng chính từ vụ đó mà chị đã “rửa tay gác kiếm”, từ bỏ nghề đánh ghen và làm lại cuộc đời lương thiện.
Thông thường khách hàng đánh ghen là phụ nữ nhưng lần này lại là một người đàn ông đứng tuổi. Anh ta không giàu có, đẹp trai, phong độ nhưng thông qua những gì mà chị Quế biết thì ông ấy rất yêu vợ. Biết vợ bị người đàn ông khác dụ dỗ, nên ông đã tìm đến những người đánh ghen thuê để dằn mặt tình địch và đưa vợ trở về với mình.
Sau khi thỏa thuận, nhóm chị Quế nhận của người đàn ông đó 3 triệu đồng và tiến hành “xử” người đàn ông cướp vợ của ông ta. Thế nhưng, sau khi vị khách đó giao ảnh của tình địch, chị mới sững sờ người nhận ra người đàn ông trong tấm ảnh chính là chồng mình.
Không thể tin nổi, chị quá sốc nhưng một tính sĩ diện, chị không muốn ai biết và thương hại chị khi chính chị lại rơi vào hoàn cảnh trớ trêu này. Chị xin rút vụ đánh ghen và âm thầm theo dõi. Hôm đó, chị bí mật theo nhóm đánh ghen và địa điểm lại chính là nhà của mình. Chị không còn đứng vững nổi, hai mắt tròn xoe nhìn người khác chửi bới và đánh chồng mình.
Chị cay đắng, xót xa, vừa hận bản thân vừa hận và ghét bỏ chồng. Nhưng khi những giọt máu của chồng bắt đầu trào ra từ miệng, chị mới xuất hiện, van xin mọi người và ôm lấy chồng mình khóc. Chưa bao giờ chị lại tưởng tượng mình rơi vào hoàn cảnh nhu thế. Những giọt nước mắt hối hận của chị cứ thế trào ra.
Rồi cũng từ ấy, gia đình và chồng mới ngã ngửa khi biết chị làm nghề này. Chị hối hận và hứa sẽ từ bỏ con dường tội lỗi ấy để trở về với một người phụ nữ bình thường Chị đưa tay lau nước mắt và nói: “Cuộc đời còn dài, nếu mình làm những điều xấu xa tội ác thì cuối cùng cũng sẽ phải trả giá. Cuộc sống vốn dĩ chẳng bất công với ai cả. Giờ mình đã trở lại với một con người như trước đây, dù cuộc sống có nghèo khó nhưng lương tâm luôn cảm thấy thanh thản và bình yên”.
Thực hiện: / Nguồn: Hôn nhân và Pháp luật
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét