Việt Nam (VN) vừa công bố tấm bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” (Địa dư toàn đồ tới các tỉnh của Trung Quốc (TQ) được thực hiện dưới thời nhà Thanh) xuất bản năm 1904 ghi rõ cực nam TQ là đảo Hải Nam, không hề bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa.
Tiến sĩ Nguyễn Nhã.
Tiến sĩ Nguyễn Nhã cho biết:
Tôi đã dày công nghiên cứu mấy chục năm về lĩnh vực này và xin được khẳng định rằng, không phải chỉ riêng tấm bản đồ này, mà tất cả các bản đồ của TQ trước năm 1909 đều không có Hoàng Sa, Trường Sa, cực nam của TQ là đảo Hải Nam. Chỉ sau này, TQ đưa thêm 2 quần đảo này vào là phục vụ dã tâm xâm lược mà thôi. Về lịch sử, TQ hoàn toàn trắng tay, mà lịch sử thì không thể thay đổi. Tôi thách thức các học giả TQ tìm được chứng cứ khoa học để phản bác lại quan điểm này của tôi.
Xin ông cho biết ý kiến cụ thể về tấm bản đồ vừa công bố này?
Thứ nhất, tấm bản đồ này có giá trị thông tin rất cao vì nó được công bố vào thời điểm mà TQ đang có những hoạt động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của VN trên biển Đông. Công bố tấm bản đồ này sẽ thu hút sự quan tâm của nhân dân VN, bà con kiều bào khắp nơi, thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế và đặc biệt là đối với người dân TQ, trong đó có trí thức, học giả quan tâm đến các vấn đề biển Đông.
Thứ hai, cần có các bước tiếp theo về phê khảo để chứng minh giá trị khoa học của tấm bản đồ này. Đây là công việc không dễ dàng, khoa học là phải khách quan, trung thực, chính xác. Tấm bản đồ này là một chứng cứ bổ sung thêm cho hệ thống tư liệu để chứng minh chủ quyền của VN trên biển Đông và đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Tuy nhiên, dù không có tấm bản đồ này, thì hệ thống hồ sơ và tư liệu lịch sử của VN cũng đủ để chứng minh một cách thuyết phục.
Tiến sĩ Nguyễn Nhã lục tư liệu và đưa cho chúng tôi xem rất nhiều bản đồ khác, trong đó đều thể hiện rất rõ cực nam của TQ là đảo Hải Nam, ông cho biết thêm:
VN có nhiều bản đồ do người phương Tây vẽ xác định rất rõ Paracel (tức Hoàng Sa) thuộc xứ Đàng Trong của Vương quốc An Nam (tức VN). Ngoài An Nam Đại quốc họa đồ của Giám mục Taberd, người ta còn thấy rất nhiều bản đồ do phương Tây vẽ từ thế kỷ 18, có ghi chú rõ Paracel thuộc Vương quốc An Nam hay Đàng Trong (Cochinchine). An Nam Đại quốc họa đồ (bản đồ 1) dài 50cm, rộng 44cm của Giám mục Taberd xuất bản năm 1838 khẳng định “Paracel seu Cát Vàng” (seu, trong tiếng Latinh có nghĩa “hoặc” hay “là”) - Paracel hay là Cát Vàng tức Hoàng Sa, nằm trong cuốn từ điển Latinh - Annam ghi rõ ở tọa độ địa lý hiện nay và nằm trong vùng biển của VN.
Trong lúc đó, năm 1909, chính quyền Quảng Đông cho “Tây Sa” là đất vô chủ. Có thể nói, bất cứ chứng cứ nào do TQ đưa ra thuộc chính sử, giả sử, nếu trước năm 1909 thì Paracel đều không thuộc về TQ. Còn trên bản đồ thì càng không có.
Ông vừa trở về Mỹ sau thời gian dài thực hiện dịch công trình nghiên cứu của ông về chủ quyền của VN trên biển Đông và Hoàng Sa, Trường Sa sang tiếng Anh, ngoài ra còn tham dự các cuộc tiếp xúc, hội thảo liên quan đến biển Đông. Ông có nhận định gì sau chuyến đi này?
Tôi chỉ mới làm được cái việc là đánh động thôi, chưa phổ biến được rộng rãi công trình của mình. Từ chuyến đi thực tế này, tôi rút ra được một điều là chúng ta cần có nhiều công trình nghiên cứu về biển Đông và có các công bố quốc tế, tác động đến các học giả, giới học thuật của thế giới. Rất nhiều lĩnh vực nghiên cứu để chứng minh chủ quyền quốc gia trên trường quốc tế bằng các công trình khoa học, nhưng chúng ta đang bỏ trống.
Xin cảm ơn ông.
Tôi đã dày công nghiên cứu mấy chục năm về lĩnh vực này và xin được khẳng định rằng, không phải chỉ riêng tấm bản đồ này, mà tất cả các bản đồ của TQ trước năm 1909 đều không có Hoàng Sa, Trường Sa, cực nam của TQ là đảo Hải Nam. Chỉ sau này, TQ đưa thêm 2 quần đảo này vào là phục vụ dã tâm xâm lược mà thôi. Về lịch sử, TQ hoàn toàn trắng tay, mà lịch sử thì không thể thay đổi. Tôi thách thức các học giả TQ tìm được chứng cứ khoa học để phản bác lại quan điểm này của tôi.
Xin ông cho biết ý kiến cụ thể về tấm bản đồ vừa công bố này?
Thứ nhất, tấm bản đồ này có giá trị thông tin rất cao vì nó được công bố vào thời điểm mà TQ đang có những hoạt động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của VN trên biển Đông. Công bố tấm bản đồ này sẽ thu hút sự quan tâm của nhân dân VN, bà con kiều bào khắp nơi, thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế và đặc biệt là đối với người dân TQ, trong đó có trí thức, học giả quan tâm đến các vấn đề biển Đông.
"Tôi thách thức các học giả Trung Quốc tìm được chứng cứ khoa học để phản bác lại quan điểm này của tôi". |
Tiến sĩ Nguyễn Nhã lục tư liệu và đưa cho chúng tôi xem rất nhiều bản đồ khác, trong đó đều thể hiện rất rõ cực nam của TQ là đảo Hải Nam, ông cho biết thêm:
VN có nhiều bản đồ do người phương Tây vẽ xác định rất rõ Paracel (tức Hoàng Sa) thuộc xứ Đàng Trong của Vương quốc An Nam (tức VN). Ngoài An Nam Đại quốc họa đồ của Giám mục Taberd, người ta còn thấy rất nhiều bản đồ do phương Tây vẽ từ thế kỷ 18, có ghi chú rõ Paracel thuộc Vương quốc An Nam hay Đàng Trong (Cochinchine). An Nam Đại quốc họa đồ (bản đồ 1) dài 50cm, rộng 44cm của Giám mục Taberd xuất bản năm 1838 khẳng định “Paracel seu Cát Vàng” (seu, trong tiếng Latinh có nghĩa “hoặc” hay “là”) - Paracel hay là Cát Vàng tức Hoàng Sa, nằm trong cuốn từ điển Latinh - Annam ghi rõ ở tọa độ địa lý hiện nay và nằm trong vùng biển của VN.
Trong lúc đó, năm 1909, chính quyền Quảng Đông cho “Tây Sa” là đất vô chủ. Có thể nói, bất cứ chứng cứ nào do TQ đưa ra thuộc chính sử, giả sử, nếu trước năm 1909 thì Paracel đều không thuộc về TQ. Còn trên bản đồ thì càng không có.
Ông vừa trở về Mỹ sau thời gian dài thực hiện dịch công trình nghiên cứu của ông về chủ quyền của VN trên biển Đông và Hoàng Sa, Trường Sa sang tiếng Anh, ngoài ra còn tham dự các cuộc tiếp xúc, hội thảo liên quan đến biển Đông. Ông có nhận định gì sau chuyến đi này?
Tôi chỉ mới làm được cái việc là đánh động thôi, chưa phổ biến được rộng rãi công trình của mình. Từ chuyến đi thực tế này, tôi rút ra được một điều là chúng ta cần có nhiều công trình nghiên cứu về biển Đông và có các công bố quốc tế, tác động đến các học giả, giới học thuật của thế giới. Rất nhiều lĩnh vực nghiên cứu để chứng minh chủ quyền quốc gia trên trường quốc tế bằng các công trình khoa học, nhưng chúng ta đang bỏ trống.
Xin cảm ơn ông.
Theo Lê Chân Nhân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét