Những túp lều xuất hiện bên bờ sông Rhine nhìn như những căn lều của một gánh xiếc. Nhưng thực ra đó là nơi trú ngụ của những người xin tị nạn và những nhà hoạt động xã hội đã tập trung tại Cologne để thảo luận về chính xác tị nạn của Đức.
Trong một lều trại, người đàn ông dấu tên cho biết đây sẽ là nhà của ông trong vài ngày tới. Ông đến từ Bờ Biển Ngà đến Đức xin tị nạn. Ông đã đến Cologne để phản đối những điều kiện mà chính quyền bắt ông phải đối mặt khi xin tị nạn.
Yêu cầu cư trú
" Thật là dễ dàng khi tới Đức. Đó như là một lối thoát. Ở nước tôi có chiến tranh và tôi cũng đã có những vấn đề cá nhân cần giải quyết" - người đàn ông cho biết. Ông tới Đức bằng máy bay và đang chờ kết quả liệu ông có được ở lại hay không. Hiện tại ông cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn:" Tôi đang sống tại một trại tị nạn. Có 4 người một phòng và nhận được 40Euro một tháng. Đây thực sự là một cuộc sống khó khăn".
Khoảng 30.000 người tị nạn một năm
Maria Sopala là một trong những người thành lập tổ chức: Trại không biên giới (No Border Camp.). Mục đích của cô là muốn công chũng hiểu được nhu cầu của người xin tị nạn. Cô nói: Chúng tôi luôn suy nghĩ trên quan điểm của một người da trắng. Là một người Đức da trăng, tôi có quyền tự do của mình. Tôi có thể đi du lịch, di cư, sống cuộc sống tự do tại nới khác. Nhưng với một số người điều này là không thể. Họ là những người không có nơi ở an toàn hoặc muốn rời khỏi đất nước của họ.
Mỗi năm có khoảng 30 000 người tới Đức xin tị nạn. Và cần nhiều tháng để hoàn tất các thủ tục. Trong khoảng thời gian này, cuộc sống của họ trở nên bấp bênh.
Biểu tình, hội thảo và diễn đàn
Chỉ có ít hồ sơ thành công khi xin tị nạn. Những người không thành công sẽ được trả về đất nước của họ - thường là bằng máy bay. Đây là những nơi không có chương trình của tổ chức: trại không biên giới. Trọng tâm của tổ chức này là các trường hợp bị trục xuất từ sân bay Düsseldorf.
Mười lăm chiếc lều lớn được dựng ở bên sông Rhine thu hút sự chú ý của công chúng. Họ thỏa luận và lập kế hoạch hành động tìm ra giải pháp tốt cho cuộc sống của những người tị nạn ở Đức và phần còn lại của EU.
dieu.pham-©tintucvietduc.de
Theo DW.
Trong một lều trại, người đàn ông dấu tên cho biết đây sẽ là nhà của ông trong vài ngày tới. Ông đến từ Bờ Biển Ngà đến Đức xin tị nạn. Ông đã đến Cologne để phản đối những điều kiện mà chính quyền bắt ông phải đối mặt khi xin tị nạn.
Yêu cầu cư trú
" Thật là dễ dàng khi tới Đức. Đó như là một lối thoát. Ở nước tôi có chiến tranh và tôi cũng đã có những vấn đề cá nhân cần giải quyết" - người đàn ông cho biết. Ông tới Đức bằng máy bay và đang chờ kết quả liệu ông có được ở lại hay không. Hiện tại ông cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn:" Tôi đang sống tại một trại tị nạn. Có 4 người một phòng và nhận được 40Euro một tháng. Đây thực sự là một cuộc sống khó khăn".
Khoảng 30.000 người tị nạn một năm
Maria Sopala là một trong những người thành lập tổ chức: Trại không biên giới (No Border Camp.). Mục đích của cô là muốn công chũng hiểu được nhu cầu của người xin tị nạn. Cô nói: Chúng tôi luôn suy nghĩ trên quan điểm của một người da trắng. Là một người Đức da trăng, tôi có quyền tự do của mình. Tôi có thể đi du lịch, di cư, sống cuộc sống tự do tại nới khác. Nhưng với một số người điều này là không thể. Họ là những người không có nơi ở an toàn hoặc muốn rời khỏi đất nước của họ.
Mỗi năm có khoảng 30 000 người tới Đức xin tị nạn. Và cần nhiều tháng để hoàn tất các thủ tục. Trong khoảng thời gian này, cuộc sống của họ trở nên bấp bênh.
Biểu tình, hội thảo và diễn đàn
Chỉ có ít hồ sơ thành công khi xin tị nạn. Những người không thành công sẽ được trả về đất nước của họ - thường là bằng máy bay. Đây là những nơi không có chương trình của tổ chức: trại không biên giới. Trọng tâm của tổ chức này là các trường hợp bị trục xuất từ sân bay Düsseldorf.
Mười lăm chiếc lều lớn được dựng ở bên sông Rhine thu hút sự chú ý của công chúng. Họ thỏa luận và lập kế hoạch hành động tìm ra giải pháp tốt cho cuộc sống của những người tị nạn ở Đức và phần còn lại của EU.
dieu.pham-©tintucvietduc.de
Theo DW.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét