Nhiều người Việt đang sinh sống tại Ba Lan lại có giấy tờ cư trú tại Séc, tuy nhiên con số này phần nào đã giảm sau đợt ân xá tại Ba Lan. Rất nhiều tình cảnh éo le với người Việt tại đây không có giấy tờ cư trú và Khánh Chi trong phóng sự sau là một ví dụ.
Một cô bé Việt Nam 3 tuổi, tên Khánh Chi, bị nhà chức trách Ba Lan yêu cầu rời khỏi lãnh thổ nước này, rồi có thể xin visa quay trở lại, nếu muốn sinh sống lâu dài tại Ba Lan cùng bố mẹ.
Sở dĩ có chuyện phải ra, rồi quay lại vì Khánh Chi đang sinh sống bất hợp pháp trên lãnh thổ Ba Lan, trong khi bố mẹ cô bé- Trí Việt và Hoàng Anh- có thẻ cư trú.
Sinh tại cộng hòa Séc, rồi vượt biên vào Ba Lan, Khánh Chi không có giầy tờ khiến bé bị đủ thứ rắc rối. Thông thường, mỗi người ở Ba Lan, dù là dân bản xứ hay dân nhập cư, nếu cư trú hợp pháp sẽ có một số Pesel (số sinh), để đi học, đi khám chữa bệnh. Trong những năm trước kia, khi việc ‘số hóa’ tại Ba Lan còn chưa phát triển, Pesel chưa giữ vị trí quan trọng. Nhưng nay, bất kể việc gì cũng phải có Pesel, có thể coi như số của công dân.
Khánh Chi cùng mẹ. Ảnh: Gazeta.Nơi khám chữa bệnh của nhà nước không nhận Khánh Chi, cha mẹ cô phải trả tiền cho cả những mũi tiêm chủng mà đáng lý do ngân sách nhà nước tài trợ.
Khánh Chi không phải là trường hợp cá biệt. Khi việc minh bạch hóa với hệ thống máy tính được đưa vào sử dụng rộng khắp, cũng là lúc nhiều trẻ em ngoại quốc, trong đó có Việt Nam gặp khó khăn với việc đăng ký học hành, khám bệnh, thi cử.
Mới rồi, một học sinh trung học người Việt đã không được thi tốt nghiệp vì mang giấy tờ Séc và không kịp có số Pesel.
Cùng 2 phóng viên của TVP2 và giám đốc sở Ngoại kiều. Nguồn: danchimviet.Để có con số công dân này, người nước ngoài phải có thẻ cư trú ở Ba Lan và có đăng ký hộ khẩu ít nhất 3 tháng. Với việc số hóa rộng khắp hiện nay, nhiều trẻ em Việt Nam sống bất hợp pháp có nguy cơ thất học.
Nhiều người đã phải ra khỏi lãnh thổ Ba Lan để xin vào lại với rất nhiểu rủi ro, bất trắc. Việc rời Ba Lan cũng có thể là chuyến đi không hẹn ngày trở lại vì visa vào Ba Lan hết sức khó khăn, đặc biệt với công dân Việt Nam.
Cha mẹ Khánh Chi đã không lựa chọn như nhiều cặp cha mẹ Việt Nam khác là đưa bé về ở với ông bà và học hành trong nước. Họ đã tranh đấu cho số phận của con mình, vì mong muốn bé có một cuộc sống tốt đẹp hơn tại quê hương thứ 2.
Theo mẹ cô bé, ở Hà Nội, con gái họ không tể tìm thấy một sân chơi yên tĩnh dành cho trẻ con, trong khi ở Ba Lan những chỗ như vậy có từng khu phố. Trí Việt và Hoàng Anh cũng mong muốn con của họ lớn lên sẽ không còn phải buôn bán quần áo nữa, công việc mà nhiều người Việt ở đây đã bất đắc dĩ phải làm để hy vọng vào tương lại sáng sủa hơn của thế hệ thứ 2. Cha cô bé, Trí Việt, có bằng kỹ sư nhưng không tìm được công việc thích hợp nơi quê nhà vì nếu không nằm trong bộ máy nhà nước hay không phải con ông cháu cha thì khó có thể kiếm được một chỗ đứng nhất định.
Nhờ sự giúp đỡ của Tôn Vân Anh và sau đó là sự vào cuộc của báo chí Ba Lan, cũng như sự lên tiếng của tổ chức Helsinki về quyền con người, cuối cùng bé Khánh Chi đã được ở lại Ba Lan hợp pháp cùng cha mẹ.
Lãnh sự Ba Lan tại Séc đã giúp cô bé visa hợp pháp vào Ba lan và đây là sơ sở để làm cư trú cho bé trên lãnh thổ Ba Lan.
Trước đó, dù Khánh Chi sinh ra tại Séc năm 2009 nhưng lãnh sự Ba Lan ở đây đã đòi hỏi nhiều thứ thủ tục, giấy tờ nhiêu khê, khiến cha mẹ bé phải bó tay.
Giám đốc Cục Ngoại kiều, Tomasz Cytrynowicz giải thích luật. Ảnh: danchimviet.Trong chương trình phát hình sáng 17/8 trên kênh TVP2, với sự có mặt của bà Izabela Szewczyk, giám đốc sở ngoại kiều Warszawa, trường hợp của Khánh Chi đã được đưa ra như một dẫn chứng cho sự bất cập của luật pháp Ba Lan.
Hy vọng, sẽ có thêm những bé Việt Nam khác hợp pháp hóa được cư trú của mình và tìm được tương lai tốt đẹp hơn ở quê hương thứ 2.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét