Kim-một cán bộ hành chánh Nha Cải Huấn ghé ngang nhà BảyXi gọi ông ta ra nói với nét mặt hớn hở:
- Thằng em ông sắp được về rồi... Đang lập danh sách những ai ở được 2 phần 3 mức án sẽ được phóng thích!
Bảy Xi mừng rỡ lập tức chạy xuống hẻm 148 báo cho vợ cũ- chị Tư Xẩm và Trúc, vợ Năm Cam biết. Trúc nghẹn ngào nói với chị Tư:
- Tội nghiệp con bé Lan, sinh ra không thấy mặt cha... Cũng may anh về tới nơi rồi!
Thực vậy, suốt thời gian mang thai đứa con gái đầu lòng đến cận ngày sinh, Trúc vẫn phải bươn chải với gánh trái cây, vừa nuôi chồng ở tù vừa cho đứa bé sắp ra đời.
Đó cũng là lý do suốt thời gian sau này, kể cả khi đã có tiền bạc rủng rỉnh, vợ bé vợ mọn lung tung, Năm Cam vẫn không bao giờ bỏ vợ.
Cận Tết Nguyên Đán, Năm Cam bước ra khỏi cổng Chí Hòa vào một buổi trưa với một mảnh giấy tha tù trên tay.
Năm Cam bước vào một quán hủ tíu mì gọi một tô và một ly cà phê sữa bốc khói để tận hưởng một chút khoái hoạt của Đời.
Nhìn đoàn người lũ lượt cả trăm người bước qua trước mặt, Năm Cam chợt thấy lòng nôn nao. Những người này khi vừa ra khỏi cổng, thậm chí không thèm trả giá, trèo lên Taxi, xích lô hoặc bất kỳ phương tiện nào để về nhà.
Cảm giác tự do làm Năm Cam chợt thấy lòng lâng lâng và muốn hít một hơi đầy lồng ngực cho đã...
Bước xuống taxi dừng ngay đầu ngõ Sáu Căn, Năm Cam đi lững thững vào nha. Một vài người quen trong xóm nhận ra vẫy tay chào, Năm Cam chỉ biết mỉm cười đáp trả.
Như bất ký cuộc hội ngộ nào, nước mắt-nụ cười và tất cả mừng tủi như òa vỡ khi Trúc thấy chồng bước vào nhà.
Cuộc rong chơi đầu tiên xa nhà của Năm Cam đã kết thúc vào một ngày giáp Tết đầy ý nghĩa.
- Khóc làm gì hoài vậy, lo cho thằng chồng mày ăn uống cái gì đi chứ! Tư Xẩm gắt em dâu trong nụ cười đầy lệ.
Nghe tin, Bảy Xi lập tức xuống tìm thắm Năm Cam trên chiếc Mobylette vàng. Kéo Năm Cam lên xe chạy ra chợ Xóm Chiếu ghé vào một tiệm cơm, Bảy Xi ngẩn người nhìn đứa em vợ đã ở tù vì mình.
- Cậu cầm lấy xài tạm, qua Tết tôi sẽ mua cho cậu một chiếc Velo Solex 2000 chạy với người ta! Bảy Xi vừa nói vừa dúi vào tay Năm Cam một xấp tiền khoảng 5 ngàn đồng, bằng mấy lần lương tháng của một công chức....
Khi nghe Năm Cam kể lại, Tư Xẩm nhếch mép cười lạt:
- Lúc này thằng chả giàu rồi, mở sòng me lớn lắm ở trên Đỗ Thành Nhân... Vậy mà chớ hề lo chút gì cho thằng Thọ, con chả! Con người gì mà vô trách nhiệm hết sức...
Hai hôm sau, Năm Cam tìm lên sòng me của Bảy Xi chơi.
Tọa lạc trong một con hẻm được mệnh danh là Xóm Cầu Tiêu, sòng me của Bảy Xi hoạt động khá rôm rả. Nhác thấy mặt Năm Cam, Bảy Xi đã lại dúi vào tay đứa em vợ có thành tích một xấp tiền kèm theo lời căn dặn:
- Cứ kẹt là cậu lại qua đây, với cậu, tôi không tiếc cái gì!
Nhưng để gọi là món tiền phi pháp đầu tiên trong đời, Năm Cam có được hoàn toàn không dính líu gì đến cờ bạc.
Sát Tết, Sơn lùn gặp Năm Cam. Đây là một nhân vật quái kiệt nơi khu bến tàu lúc bấy giờ. Cứ mỗi lần đi tù về là Cảnh Sát Cảng lại phải đau đầu vì tài ăn trộm của Sơn lùn.
- Chú muốn có tiền sài Tết không, theo anh...Sơn nói.
Đêm ấy, theo sự hướng dẫn của Sơn lùn, cả bọn gồm: Nô cao giò, Của cọp, Bảy trắng, Năm Cam... đột nhập kho hàng của Bến Tàu.
Chẳng rõ Sơn lùn có thỏa thuận được với bộ phận bảo vệ kho hàng hay không Năm Cam chỉ nhớ rằng, việc vào kho hàng cạy tung các kiện để thồn vào túi vải cơ man nào là thuốc tây, máy radio loại nhỏ... sao đơn giản và an toàn đến vậy.
Hàng vác về được tập trung ở nhà Năm Cây khu vực chợ Cầu Cống và Sơn lùn lãnh trách nhiệm đi tìm mối tiêu thụ. Đến sáng, tất cả đã được tống khứ và Sơn lùn hẹn:
- Bọn Tàu mua hàng hẹn qua Tết mới thanh toán...
- Đâu có được, rồi lấy gì bọn mình xài Tết? Của cọp phản đối.
Lời Của cọp không phải là giỡn chơi. Dẫu sao, ông ta cũng thuộc loại có máu mặt trong giới anh chị Sài Gòn. Lập tức Sơn lùn lại đi vào Chợ Lớn.
Đúng chiều 30 Tết, Sơn lùn đưa toàn bộ nhóm tham gia vụ trộm lên nhà hàng Đồng Khánh để nhận tiền và làm bữa tiệc tất niên tương đối linh đình.
- Mỗi người nhận trước 30.000 đồng, mùng 2 Tết sẽ nhận nốt phần còn lạ, gấp 3,4 lần thế này... Sơn lùn hồ hởi tuyên bố. Ngay lập tức Năm Cam cầm số tiền gặp chị Tư Xẩm để bàn bạc.
Căn nhà 148/31 đã đuợc Năm Cam mua và cũng là căn nhà y làm chủ bằng đồng tiền do chính bản thân kiếm được, dù là tiền ăn trộm!
Rong chơi với tiền do Bảy Xi cung cấp suốt ngày mùng một, đến hẹn, Năm Cam cùng đồng bọn đi tìm Sơn lùn để hỏi tiền. Hỡi ôi, ông vua trộm bến Tàu đã ôm trọn số tiền còn lại, dĩ nhiên là rất lớn, biến mất không một lời từ biệt!
Cả bọn ráng chờ đợi và tự an ủi nhau bằng cách cho rằng Sơn lùn đang có công chuyện gì đó, dù chẳng ai tin vào điều đó.
Năm Cây- người được Sơn lùn tin tưởng gới lô hàng trước khi giải toả, hóa ra cũng có chút tham lam như bất kỳ ai. Oâng và vợ rút bớt một số hàng trong để ngấm ngần đi tìm mối bán.
Khổ nổi, sau vụ án lớn như vậy, cảnh sát cho người đi điều tra khắp nơi và tìm ra số hàng bị mất khi Năm Cây đi bán.
Lập tức Năm Cây bị bắt giữ và lần lượt Nô cao giò, Bảy trắng, Của cọp bị thộp ngay tại nhà.
Năm Cam thoát cũng nhờ vào Bảy Xi. Mối quan hệ cảnh sát do mở sòng me đã giúp cho Bảy Xi được thông báo về vụ trộm có liên quan đến em vợ.
Một số tiền lót tay được tung ra kịp lúc và đúng người, cộng thêm Năm Cam không nằm trong danh sách những tên trộm chuyên nghiệp nên Bảy Xi dễ dàng cứu được y một khoá tù dài đằng đẳng.
- Cậu cần gì cứ qua anh, việc gì phải dây vào ba cái vụ trộm cắp mang tiếng mà lỡ có gì tội cho vợ con! Bảy Xi vỗ vai em vợ khuyên
Thế là, sau phi vụ đầu đời, Năm Cam rút ra được một bài học quí báu để suốt cuộc đới còn lại, y không bao giờ lao vào cách những kiếm tiền theo kiễu lưu manh cấp thấp.
Đang ngồi cạnh Tám Lâu ở sòng bạc khu Da heo, Năm Cam chợt thấy từ xa một chiếc Goebel phóng lại.
Tám Lâu nhận ra người ngồi sau xe do Hiếu mặt mâm cầm lái là Đại Cathay nên nở nụ cười xã giao. Thay vì chào đáp lễ- vì dẫu sao Tám Lâu cũng xuất thân giang hồ trước mình và có mối quan hệ anh em giang hồ, Đại Cathay vẫn giữ bộ mặt lạnh như tiền.
- Cho tôi mượn bộ bài! Đại Cathay nói với một con bạc.
Dĩ nhiên người này ríu ríu nghe theo.
Cầm bộ bài trên tay, Đại Cathay thuận tay xé nát. Từng lá bài rơi lả tả trên nền gạch. Khoé miệng tay anh chị số 1 Sài Gòn trễ xuống khinh mạn.
Cho đến khi Đại Cathay chuẩn bị quay đi, Tám lâu mới nói giọng rưng rưng:
- Đại à, tao với mày là anh em sao mày nỡ cư xử như vậy?
- Anh hỏi lại anh đó, tôi ở tù anh nuôi tôi mà nói mắc nói mỏ, tôi làm sao trọng anh được! Đại Cathay trả lời một cách xấc xược.
- Thôi được rồi, nếu mày nghe lời người ta để hôm nay đối xử với tao như vậy, tao sẽ nghĩ... Từ mai tao mướn xích lô đạp sống qua ngày...
Đại Cathay hừ giọng mũi rồi ra xe vọt đi.
Khi mọi người đã bỏ đi, Năm Cam hỏi, Tám lâu mới giải thích:
- Hồi thằng Đại ở tù, mỗi tuần thăm nuôi đều có em út đến đây lấy tiền tao gởi. Có lần thằng em nó đến sớm, trước kỳ mấy ngày, tao trách, vì sợ tụi nó lấy cớ để đem tiền để xài riêng... Có vậy mà tụi nó vô thăm, nói với thằng Đại, nó giận bảo tụi em út khỏi đến lấy tiền, và cuối cùng hôm nay, như chú mày thấy... Ngừng lại một lúc, Tám lâu nói tiếp:
- Lẽ ra, nó phải về gặp tao hỏi cho rõ đầu đuôi, chưa gì đã xử tệ với tao rồi...
Lại một bài học nữa cho Năm Cam để sau này, làm bất kỳ việc gì, y cũng cân nhắc rất kỹ, điều tra rõ ngọn ngành trước khi phát lệnh hành động. Đó cũng là lý do giải thích vì sao Năm Cam hoạt động rất táo bạo nhưng cũng rất tinh vi đến độ, khó có một sai sót nào!
*
* *
“ Năm Cam về gấp anh Bảy gặp!” Một tay chân thân tín của Bảy Xi hộc tốc qua tìm Năm Cam thông báo.
Bước vào sòng me của Bảy Xi, Năm Cam đã thấy có hàng loạt gương mặt dữ dằn nhứt của giới giang hồ –trong đó có Đại Cathay.
- Chú Đại nói anh kêu em về... Bảy Xi chậm rãi nói.
- Có chuyện gì vậy anh Đại? Năm Cam hỏi không tránh khỏi hồi hộp.
- Anh có bàn với anh Bảy rồi, bây giờ hỏi ý Năm Cam xem chú có bằng lòng giữ tiền phân phát chợ búa hằng ngày cho anh em không? Đại Cathay nói với nét mặt không chút biểu cảm nào.
Năm Cam một thoáng chút do dự. Về vai vế giang hồ,Năm Cam còn kém cả hàng đàn em cấp thấp của Đại Cathay, việc giữ tiền sòng quả vượt ngoài khả năng của y. trước kia mọi chuyện tiền bạc ở sòng me này, Đại Cathay giao cho Sáng. Đây là người hết sức được anh Đại tin tưởng nhưng cũng chính anh ta hai lần bạo phổi lấy tiền xâu của cả sòng đi đánh bạc và vì vậy, đã biến mất!
- Dạ em chỉ sợ em làm không được việc rồi mấy anh buồn! Năm Cam lí nhí trả lời.
- Có gì mà không được, ở đây còn có anh Bảy Xi mà...Đại xua tay.
Thế là từ hôm ấy, Năm Cam được nâng cấp trong hàng ngũ anh chị giang hồ bởi công việc tay hòm chìa khoá cho anh Đại.
Hằng ngày, Năm Cam nắm lấy tiền xâu để phấn phát theo danh sách anh Đại cung cấp.
Đứng đầu danh sách để nhận mỗi ngày 2000 đồng tiêu vặt gồm: Huỳnh Tỳ, Ba Thế, Hiếu mặt mâm, và trung sĩ Báo Quân Cảnh.
Tiếp đến là một loạt đàn em khác nhận ít hơn tuỳ theo đẳng cấp giang hồ của chúng. Số tiền trồi sụt trong khoảng 1000 đồng đến 200 đồng...
Tiền chợ búa, thuốc phiện được chi trọn gói là 10000 đồng.
Trong quảng thời gian này, Năm Cam đã tích luỹ được toàn bộ phương pháp tổ chức một sòng bạc có qui mô và cách chi tiêu của nó.
Đại Cathay lúc này không ghé sòng thường xuyên mà suốt ngày rong ruổi trên chiếc Ford Falcon mới cáu cạnh để đến tất cả các sòng bạc khác để thu tiền hụi chết.
Ngay cả chiếc Ford Falcon sáu máy trị giá 600.000 đồng của Đại Cathay cũng do các chủ sòng gồm: Ba Mạnh- Xí dành, Bảy Cao hùn nhau mua cho. Tài xế là Tư Gáo, vốn là đệ tử của thiếu tướng Trần Tử Oai, do khoái đi chơi với giang hồ hơn là làm người nhà cho ông lớn,tình nguyện về lái xe cho Đại Cathay! Dĩ nhiên Tư Gáo phải bỏ luôn ông thầy tướng lĩnh dù điều này sẽ làm anh ta chịu không ít thiệt thòi!
Do công việc giữ tiền sòng cho Đại Cathay, tuy không tham gia những cuộc chinh phạt của Đại Cathay nhằm mục đích thâu tóm toàn bộ địa bàn Sài Gòn về một mối, nhưng Năm Cam cũng biết được khá tường tận và cũng gieo vào đầu y tư tưởng bá chủ giang hồ.
Đại Cathay có vợ là chị Tân, con gái rượu của hãng đồ gỗ Đông Nhan, vừa có học vừa đẹp một cách mặn mà. Bên cạnh đó, Đại Cathay còn cặp bồ với Kim Ó, một gái deluxe của động Bảy Măng có sắc đẹp hiếm có trong giới bán phấn buôn hương ở Sài Gòn.
Năm Cam vốn là người đa tình, hiếu sắc, nhìn thấy Đại Cathay với những quyền lợi có thể thấy rõ là gái đẹp, tiền bạc và sự cung phụng của mọi người xung quanh, Năm Cam cảm thấy thèm muốn một địa vị giang hồ tầm cở như Đại Cathay.
Vào thời điểm này Lâm chín ngón bỏ băng Đại Cathay đi và bị bắt bởi tội danh cướp. Nguyên nhân hết sức kỳ cục mà Năm Cam nguyện trong lòng sẽ không bao giờ mắc phải sai lầm tương tự như Đại Cathay.
Lâm chín ngón và Phong khùng, em ruột cùng mẹ khác cha của Đại, rủ nhau lấy chiếc Lambretta mới toanh của Đại đi chơi. Chẳng hiểu quờ qụang thế nào,cả hai đụng vào xe taxi móp hết một tấm chắn. Hoảng hồn dù đã khuya, cả hai đem tấm chắn đến một tiệm sơn sửa để cấp tốc phục hồi nguyên trạng. Rủi thay, đến sáng Đại Cathay có công việc cần đến xe. Phát hiện sự việc, Đại Cathay gọi Lâm 9 ngón và Phong khùng vào nện cho mỗi tên mấy bạt tai. Uất ức vì bị xử như một tên đàn em cắc ké, Lâm bỏ đi...
Nhìn thật rõ cách cư xử của Đại Cathay, Năm Cam thầm nghĩ: nếu ở cương vị của Đại Cathay, Năm Cam sẽ có cách xử sự khácvà sẽ có cách để buộc chân đàn em phải hết lóng vì mình. Tóm lại, sự sai sót của Đại Cathay đã dạy cho Năm Cam nhiều điều hơn bất kỳ ai.
Cuộc sống quẩn quanh bên những sòng bạc với các trò vui trác táng đã cho Năm Cam nhận ra không gì kiếm tiền nhanh chóng và an toàn hơn tổ chức cờ bạc miễn là đồng tiền có được phải biết rãi đường để tạo ra một thế đứng tạm gọi là hợp pháp.
Đại uý Chi, người chịu trách nhiệm bài trừ du đãng và tệ nạn xã hội, đã gần như “ tay trong” của Đại Cathay và giới anh chị Sài Gòn.
Tất cả những động tịnh gì củaTổng Nha Cảnh Sát và Nha Đô Thành đều được thông báo kịp thời cho Đại Cathay.
Aáy vậy mà Đại Cathay cũng không thoát khỏi việc sa lưới.
Một ngày đẹp trời, tướng Cảnh Sát Nguyễn Ngọc Loan cho người tìm Đại Cathay để ra điều kiện : hoặc cộng tác với Cảnh Sát để ổn định trật tự trị an bằng cách chỉ điểm bắt những tay anh chị có máu mặt, có thành tích, hoặc, bị bắt!
Đại Cathay đã từ chối và văng tục vào lời đề nghị của tướng Loan.
Đêm ấy, theo lệnh đại uý Chi, hàng loạt vụ bắt bớ diễn ra trên toàn bộ địa bàn Sàigòn.
Hầu hết những tay giang hồ có tên tuổi đều sa lưới, trong đó cả Đại Cathay và Bảy Xi.
Do nhiệm vụ giữ tiền bạc của Năm Cam chỉ mới được Đại Cathay giao phó trong một thời gian ngắn nên y tạm thời nằm ngoài tâm bão.
Thế nhưng với trực giác của một tay cờ bạc, Năm Cam hiểu ra mình phải làm gì!
Y vọt lên vùng Gia Định ngay lập tức và xin vào ngành... Cảnh Sát. Tất nhiên, thời điểm ấy, muốn vào Cảnh Sát không thể thiếu điều kiện tiến quyết là tiền!
Rủi thay, khi mọi chuyện tưởng đã ổn, lý lịch tư pháp của Năm Cam với một lần tù do giết người đã làm tiêu tan hy vọng vào nghành Cảnh Sát của y.
Suy đi tính lại, y tìm một con đường khả dĩ khác.
Lý Văn Chung, một lực sĩ bơi lội của quân đội, hiện là trung sĩ quân vận đã nhận lời giúp Năm Cam. Thế là, năm 1967- Năm Cam trở thành một người lính quân vận với một số tiền lót tay không nhỏ.
Để hợp thức hoá việc ở lại Sài Gòn, Năm Cam được đưa vào toán vận động viên bơi lội của cục quân vận với tay bơi lội số một miền Nam thời bấy giờ là Phan Hữu Dõng.
Cũng thời gian này Đại Cathay chết.
Rất nhiều năm sau này, rất nhiều người kể lại và thậm chí có cả một số tờ báo đăng tải về cái chết của ông lớn giang hồ Đại Cathay, Năm Cam chỉ cười khì... Năm Cam biết khá rõ về trường hợp chết của Đại Cathay và Hải Sún vì một lý do: Ba gà, người đi cùng Đại Cathay trong chuyến vượt ngục bi thảm từ trại Cửu Sừng-Phú Quốc, để tìm Năm Cam để chỉ nhà dì Sáu, mẹ của Đại, hầu thông báo tin tức của con trai bà.
“ Một loạt du đảng có thành tích như: Đại Cathay, Bảy Xi, Hải Sún, Ba gà, Tám lâu, Đực bà Tiều, Tín mã làm, Xu bả Sứng, Hổi Phoòng Kim...vv... bị đưa ra đảo giam ở trại Cửu Sừng đảo Phú Quốc. Riêng Bảy Diệm cũng bị bắt giữ, nhờ lo lót hết hai chục triệu đồng-một số tiền lớn kinh khủng cho Trang Sĩ Tấn giám đốc Nha Cảnh Sát Đô Thành mới được tha.
Tất cả đều tin là sẽ chết rũ xương nơi đảo vắng. Bà Bảy Quăn, mạnh thường quân của Đại Cathay, chuyên nghề cho vay ở các sòng bạc nhận ra nếu thiếu Đại, công việc làm ăn của bà khó bề suông sẻ,bà móc nối với một trung uý hải quân tên Nghĩa để giải thoát cho Đại Cathay.Và-chiếc áo khoác dấu đầy vàng lá của Tân-vợ Đại cathay mang ra cho chồng cũng lấy từ hầu bao của bà ta.
Chuyến tàu tuần duyên liều mạng bỏ neo ngoài khơi Phú Quốc. Trên đảo cũng bằng biện pháp mua chuộc, Đại Cathay, Ba gà và Hải Sún được ca nô đưa ra tàu để trực chỉ đất liền.
Thả bọn vượt ngục xuống một bờ biển hoang vắng thuộc tỉnh Rạch Giá, trung uý Nghĩa coi như hoàn thành sứ mệnh liền cho tàu ra khơi.
Quân giải phóng đã chờ sẵn từ lúc chiếc tàu xuất hiện trong vùng biển do họ kiểm soát liền ập ra bắt cả bọn.
Đại Cathay liền giải thích trường hợp có mặt của họ nơi hoang vắng này. “ Để chúng tôi liên lạc về Sài Gòn, đúng thì sẽ thả mấy anh, nếu không, đừng trách!”. Vị chỉ huy đơn vị du kích nói.
Trong lúc đợi xác minh, cả bọn tù vượt ngục được canh giữ cẩn thận và tất nhiên, họ phải lội xuống ruộng để tham gia việc đồng áng hệt những kẻ canh giữ họ.
Vốn lười nhác, Đại Cathay kêu trời như bọng.
Một đêm nọ, Ba gà được đánh thức giấc nhìn qua bên cạnh. Đại Cathay và Hải Sún đã biến mất đâu. Chợt một loạt đạn nổ dòn dã dưới chân núi.
Đến sáng, Ba gà được đánh thức dậy và đưa đi theo các du kích.Họ nhìn Ba Gà bằng vẻ mặt đầy nghiêm trọng.
Dưới chân núi, ngay sát con đường mòn là xác của Đại Cathay, Hải Sún.
“ Anh đào lỗ chôn họ đi!” Một du kích ra lệnh.
Mãi sau này có người giải thích: “Đại Cathay luồn xuống núi, vượt qua được trạm gác của du kích nhưng lại rơi vào ổ phục kích của một toán thám báo nào đó chết oan mạng!”.Có nguồn tin cho rằng toán biệt kích ấy là do Nguyễn Ngọc loan phái đi để tìm cách triệt tiêu Đại.Thực ra như thế họ đã quá quan trọng hóa cái chết của một tên du đãng với Tám Lèo(biệt danh của tướng Loan).Trong khi đó,quyền lực thực sự của phe nhóm Nguyễn Cao Kỳ đều nằm cả trong tay ông ta,việc gì phải làm vậy cho nhọc xác,mệt trí?Có lẽ,việc huyền thoại hóa cái chết của Đại chỉ có giá trị cho các dân làng bẹp muốn đánh vào trí tò mò của bạn bè nhằm kiếm chút sái cầm cơn thì đúng hơn.
Ba gà đem tin dữ về sau khi được phóng thích nhằm mục đích cho mẹ Đại biết ngày mà cúng quảy cho con trai mình.
Trớ trêu sao, chỉ sau 6 tháng giam dữ trên đảo Phú Quốc, tất cả được trả tự do. Đực bà Tiều về sau cùng cũng không quá 8 tháng.
*
* *
Bảy Xi ngay lập tức quay trở về với nghề cũ: mở sòng bạc. Người đầu tiên Bảy Xi cho liên lạc để gọi về là Năm Cam. Với Tư Xẩm, Bảy Xi đã đoạn tuyệt từ lâu- nhưng riêng đứa em vợ, không có là không xong. Sòng bạc không thể cố định ở mãi một điểm như trước đây, phải liên tục di chuyển, dù chỉ trong phạm vi quận 4. Về mặt cư xử với bằng hữu giang hồ, Bảy Xi vụng về và kém xa Năm Cam, chính vì vậy-để có thể tồn tại không sợ sự quậy phá của các nhóm giang hồ khác, Bảy Xi cần đến sự trợ lúc của Năn Cam.
Tuy nhiên, lúc này Năm Cam có một thu nhập nhỏ nhưng ổn định nên Bảy Xi hơi khó lòng chiêu dụ.
Năm Cam đã được Tư Đen giao phó một sòng bạc nho nhỏ nhưng hoạt động khá rộn rịp.
Để có được quyền “ nắm-sòng”, Năm Cam đã phải bỏ ra một chút bản lĩnh và cũng nhờ sòng bạc của Tư đen, y đã có thêm một mảnh tình vắt vai....
Từ khi ở tù trở về, Năm Cam vẫn thường lui tới hẻm 122 Tôn Đản để thăm hỏi gia đình Lót, kẻ bị y đâm chết năm nào. Anh chị ở hẻm này không thiếu nhưng đều có phần vị nể gã du đảng mới lớn nhưng đã mang bản án giết người này.
Sòng bạc Tư đen có từ đời nảo đời nào và gần như chưa ai dám đứng ra gọi là “ coi sòng”. Ơû hẻm 122, nổi bậc có tay anh chị lớn tuổi hơn Năm Cam và cũng có khá nhiều thành tích là Tư bánh bò. Năm Cam phải gọi Tư bánh bò bằng anh vì tên anh chị này ngang lứa với Bảy Xi.
Một buổi đẹp trời, Tư bánh bò chạy xe vào hẻm quẹt vào một đứa nhỏ. Có lẽ đang say, y xách tai đứa nhỏ chửi bới om tỏi- ghét y, dân trong hẻm chỉ biết xầm xì to nhỏ. Vô phúc làm sao một câu nói đầu vẻ khiêu khích lọt vào tai Tư bánh bò: “ Chỉ giỏi quậy trong xóm, ngon đụng tụi hẻm 148 kìa?”. Nổi cơn thịnh nộ, Tư bánh bò phanh ngực hét: “ Mẹ, tụi 148 là cái gì, kể cả anh em thằng Năm Cam cũng chưa dám đứng trước mặt tao mà làm trời...”. Dĩ nhiên, chỉ chờ có vậy- một ai đó có ý đồ bèn đem câu nói tai hại ấy nói lại cho Năm Cam nghe.
Tuổi trẻ ngông cuồng, ngay lập tức Năm Cam đi cùng vài người bạn kéo xuống hẻm 122. Gặp Tư bánh bò đang ngồi nhậu đầu hẻm, Năm Cam tiến đến trứơc mặt Tư bánh bò, hỏi:
- Tôi với anh chưa hề mích lòng, sao anh Tư nói xốc tui?
Ngẩn người ra nhìn gã đàn em láo xược, Tư bánh bò gằn giọng:
- Rồi bây giờ mày lên muốn bắt lỗi tao hả?
“ Rôốp” Năm Cam chụp chai bia trên bàn nện luôn vào đầu Tư bánh bò. Bất ngờ, Tư bánh bò lảo đảo chưa gục hẳn đã bị nên thêm một chục chiếc ghế vào lưng...
Hôm sau, Tư bánh bò đến tìm Bảy Xi với chiếc đầu quấn băng trắng toát...y vừa nói vừa rưng rưng nước mắt:
- Tao đâu có ngờ, anh em với nhau mà thằng Năm xử nặng tay quá!
Từ dạo đó, giang hồ không còn ai còn nghe đến tên tuổi Tư bánh bò và y cũng dọn nhà đi đâu mất biệt...
Tất cả những vụ đụng độ ấy, chỉ để tạo nên một chút tiếng tăm và việc đánh Tư bánh bò đã được hai người cần thiết, nhìn thấy!
Tư đen lập tức gọi Năm Cam đến để giao sòng bạc.
Mai, một cô gái xinh đẹp còn đang cắp sách đến trường, ở tại hẻm 122, đã thấy lòng có một chút xao xuyến trước một tay anh chị trẻ tuổi đầy hào khí.
Về sau này, khi Năm Cam đã thực sự là một Năm Cam đầy quyền lực trên chốn giang hồ, y vẫn tự nhận xét về mình:
- Ở đời chẳng có ai gọi là hoàn hảo, như anh-tụi bây thấy đó,ít khi mắc phải những sai lầm nhưng cũng có chút nhược điểm, đó là ham sắc... Có điều, tạo ra được thì phải hưởng chớ! Miễn là đừng nghe lời đàn bà làm hư chuyện lớn, anh hùng thường chết bới mỹ nhân mà! Nếu anh có chết, cũng có thể sau này là do đàn bà...
Riêng nhận xét này, cuối cùng Năm Cam đã lầm!
*
* *
Dù đang có hai con nhỏ và một đứa con khác đang còn nằm trong bụng mẹ, Năm Cam đã không bỏ qua cơ hội tán tỉnh người đẹp hẻm 122.
Mai là con gái của đại uý Chùa, một nhân vật nổi danh của Thuỷ quân lục chiến. Mặc cho bố người đẹp là ai, Năm Cam vẫn kiên trì và cuối cùng. Mai cũng đã ngã vào vòng tay y. Ít lâu sau, cô gái có bầu và dù đã có thu nhập ở sòng Tư đen, Năm Cam vẫn không sao gánh vác nổi một lượt hai gia đình. Để có thể cấp dưỡng cho vợ lớn, vợ nhỏ, Năm Cam đành tìm về “ anh Bảy” đang bắn tiếng chào mời.
Sài Gòn vào cuối năm 1967-1968, phồn thịnh chưa từng thấy với hàng viện trợ quân sự của Mỹ, với bộ máy tham nhũng từ trên xuống dưới, đã tạonên một tầng lớp giàu xổi. No cơm rửng mỡ, loại người này lao vào ăn chơi trác táng, tất nhiên trong các thú vui ấy, không thể thiếu cờ bạc.
Hai sòng bạc tổ chức hết sức qui mô như một Macao thu nhỏ với đầy đủ trò chơi, thuộc về ông Tám Phánh-chủ khách sạn Kim Thành và ông Bảy Diệu-khu cây da xà.
Sòng của Bảy Xi, đối với những sòng qui mô ấy, chỉ là cò con. Thế nhưng, do tính chất bình dân của nó, sòng Bảy Xi hoạt động hết sức rôm rả.
Cùng thời gian về làm tay chân cho Bảy Xi, Năm Cam đã giúp được cho một người bạn thân khá thân thuở thiếu thời là Sáu Nhà.
Sáu Nhà vốn là một tay đứng máy in lành nghề cho một số tờ nhật báo xuất bản tại Sài Gòn, nay đang đứng trước nguy cơ bị bắt quân dịch.
Năm Cam sực nhớ ra mối giao tình với tay thiếu uý quân mới ra trường là Nguyễn Văn Thân. Y tìm gặp bộc bạch việc của Sáu Nhà. May mắn làm sao. Thân quen với Cò Sắc-thế là, Sáu Nhà được đưa vào ngành cảnh sát không tốn lấy một xu teng!
- Cậu muốn về quận nào? Cò Sắc hỏi Sáu Nhà trong ngày tốt nghiệp.
- Dạ, cháu chỉ muốn...gác cầu! Sáu Nhà trả lời.
Sẽ rất nhiều người thắc mắc tại sao Sáu Nhà không xin về những quận có thu nhập cao như quận 5, quận 1. Điều dễ hiểu, Sáu Nhà chỉ muốn có thời giờ rảnh rổi để đi làm công việc in ấn của mình!
Ít lâu sau khi Sáu Nhà trở thành tên cảnh sát gác cầu Khánh Hội, sòng bạc Bảy Xi xảy ra đụng độ.
Đực bà Tiều, sau khi ở đảo Phú Quốc về, cũng lao vào tổ chức sòng bạc tại khu Chợ Cá- Cầu Ông Lãnh. Tay chơi bạc ở sòng, đa số là các chủ vựa cá nên sau một thời gian chơi ở các sòng Đưc bà Tiều cũng đã “ nhảy dù” qua sòng Bảy Xi để thử thời vận.
Tất nhiên khi biết chuyện, Đực bà Tiều tỏ ra cay cú. Y theo dõi và một buổi trưa, khi thấy một vài tay em qua sòng Bảy Xi, y bèn lấy Vespa qua sòng Bảy Xi.
Chẳng cần phải thuyết phục nhiều, vừa thấy mặt hung thần khu Chợ Cá, các tay chơi vốn dĩ là dân làm ăn, vội ríu ríu lên xe cho anh Đực trở về sòng của “ anh Đực” chơi giúp đỡ!
- Chuyện làm ăn không ai đụng chạm ai, thằng Đực chơi kiểu này là không được rồi! Bảy Xi than thở với đứa em vợ.
Suy nghĩ một lúc, Năm Cam nói:
- Thôi, chuyện anh Đực để tui tính cho... Có gì ông lo giùm vợ con tui!
Sau đó Năm Cam tìm gặp Sáu Nhà. Chẳng biết bàn bạc gì ngay hôm sau đã xảy ra chuyện.
Quen mửng cũ, Đực bà Tiều lấy Vespa qua sòng Bảy Xi. Vừa quẹo vào đầu ngõ, Đực bị chém luôn mấy dao vào tay,vai và lưng!
Bất ngờ, Đực bà Tiều bỏ chạy, chiếc Vespa nằm chỏng chơ giữa hẻm. Chạy được một đoạn, chừng như mắc cở, Đực chụp lấy một thanh gỗ xây dựng ở căn nhà ven đường quay lại ứng chiến với Năm Cam.
Nhưng nhác thấy Năm Cam vung vẩy trên tay khẩu ruleau cảnh sát, Đực vứt luôn cây gậy bỏ chạy. Năm Cam đuổi theo vài bước rồi đứng lại, cười gằn:
- Tưởng sao, hóa ra cũng biết sợ súng!
Chẳng biết về nói lại thế nào, lát sau Năm Cam nhìn thấy Huỳnh Tỳ đi qua trên chiếc hoda dame do một đàn em chở.
- Chú đừng hiểu lầm, Đực bà Tiều nhờ anh qua lấy dùm xe về thôi Huỳnh Tỳ lật đật giải thích trước ánh mắt nghi ngờ của Năm Cam.
- Xe của Đực ba Tiều anh cứ lấy về, còn nếu anh muốn binh chả tui cũng ráng chờ! Năm Cam nói.
Có lẽ nhìn thấy khó có cơ hội trả đũa, Đực bà Tiều im luôn. Sau sự việc Năm Cam trở thành một nhân vật được cưng chiều số một ở sòng Bảy Xi và tạo dựng được đôi chút tên tuổi.
* Sau khi Lót chết, uy danh của Bảy Xi cũng tăng lên rất nhiều, nhưng theo qui luật giang hồ thời bấy giờ lấy nghĩa khí làm trọng, Bảy Xi phải dành một phần lợi tứccủa mình trợ cấp cho vợ con của Lót vẫn còn sống trên hẻm 122 Tôn Đản.
Về sau, Vỉ- đứa con trai lớn của Lót vẫn thọ lãnh ơn nghĩa ban phát từ Năm Cam, kẻ giết cha mình mà không hề có chút áy náy. Gã là vậy, không thể được coi là một người ân oán phân minh nên vĩnh viên vẫn được liệt vào loại âm binh mắt ma, mạt hạng nhứt của giang hồ. Vân, đứa con gái của Lót cũng vậy, đã đi theo Năm Cam gởi cho Thành đôla- một chiến hữu của y để nâng đỡ. Nâng đỡ thế nào không biết, Vân biến thành vợ bé của lão già Thành đôla một thời gian không ngắn. Chương thỏ, đứa con trai kế của Lót, đã kế tục sự nghiệp của cha để trở thành anh chị cộm cán nhứt của hẻm 122. Gã thành danh nhờ hàng loạt vụ đâm chém với các hẻm cùng khu vực hệt cha gã ngày nào...
Với gã, mối thù giết cha không phải dễ quên, nhưng khi gã đã lớn khôn để nghĩ đến việc đòi lại nợ máu, Năm Cam đã trở thành một ông trùm tuy chưa đến độ ghê gớm như sau này, nhưng đủ để Chương thỏ không thể nào làm bất cứ điều gì mà không trả giá đắt...
Trong cuộc đời Năm Cam, tuy là một tay trùm cờ bạc nhưng y rất ghét cái gọi là “ giới kỳ bẽo” tức là dân cờ bạc bịp. Một cuộc đấu gần như tay đôi giữa 2 “ thần bài” ở Hồng Kông và Sài Gòn lúc bấy giờ, đã dạy cho Năm Cam hiểu: trong nghề đánh lận ,người giỏi có người giỏi hơn, chính vì vậy, y không học những ngón nghề cao siêu của giới bạc bịp vì sợ có ngày trắng tay sạch túi.
Chuối, một tay tổ cờ bạc bịp của giới anh chị Hồng Kông đã đến Sài Gòn theo lời mời của giới lão bản Chợ Lớn. Y đã lột sạch sẽ những con mồi từ khờ khạo tinh quái ở khắp các sòng lớn nhỏ.
Nghe tin, Bảy Huê Kỳ- số 1 ở Sài Gòn về ngón nghề kỳ bẽo đã âm thâm nghiên cứu đối phương. Phải biết Bảy Huê Kỳ là truyền nhân của Chín chuyền- một kỳ bẽo già nua thời Bình Xuyên còn sót lại. Bảy Huê Kỳ là sư phụ của Thảo Ma, Sáu lùn và Hiếu Phú Nhuận. Nói vậy có thể hình dung ra đẳng cấp của Bảy Huê Kỳ.
Bảy Huê Kỳ, một ngày đẹp trời- đã tìm đến sòng bài ở sòng Tự Đức-Nguyển Văn Thủ bấy giờ, là sòng do Mai Hữu Xuân tổ chức để đối đầu với Chuối...
Chuối không hề biết Bảy Huê Kỳ nên y cứ tha hồ trở ngón nghề của mình để lột dần những tay sộp bằng bài cào.
Đánh một lúc cầm chừng, Bảy Huê Kỳ sử dụng một thủ pháp điêu luyện của bao nhiêu năm lăn lộn trên các xới bạc để “nhốt” ba con tây vào tay áo veston. Sau đó, Bảy Huê Kỳ “cụp”- tứclà dốc túi đánh sạch số tiền có được xuống chiếu.
Thấy ngon ăn, Chuối lập tức lùa ba lá bài cộng thành 9 nút xuống đáy bộ bài. Bảy Huê Kỳ nhìn thấy hết nhưng vờ như gà mờ! Chuối bắt đầu chia bài theo lối “ chia hạ” một cách hết sức tinh vi để lấy được tụ bài 9 nút.
Nhanh như một ảo thuật gia quoấc tế, ba lá bài của Bảy Huê Kỳ được cầm lên chui tuột vào tay áo veston, ba lá bài nhốt sẵn lập tức xuất hiện trên tay ông ta.
Chẳng cần phải nặn nọt gì, Bảy Huê Kỳ vớt ba lá tây ra chiếu với nụ cười khó hiểu:
- Ba cào! Ăn được thì ăn ...
Chuối tái mặt nhìn sững vào đối thủ một lúc rồi không cần nhìn bài của mình, y úp luôn bộ bài, chấp nhận thua!
Ngay lập tức, Bảy Huê Kỳ cầm lấy bộ bài xóc luôn mấy cái, ba lá bài nhốt trong tay áo khéo léo chui ra hòa nhập với những con bài còn lại.
- Sao, nữa chớ? Bảy Huê Kỳ hỏi.
Biết gặp cao thủ Chuối lẳng lặng lắc đầu.
Sau đó, Chuối dò hỏi và tìm đến nhà để gặp riêng Bảy Huê Kỳ coi như thừa nhận so với ông ta, mình chỉ đáng là học trò.
Thói trăng hoa đèo bồng đã làm cho Năm Cam để ý đến một thiếu phụ có nhan sắc mặn mà vừa thôi chồng thường đến sòng bạc của Bảy Xi để cho vay và cầm đồ, tiếng lóng của giới cờ bạc gọi là Hàng Xáo! Thế nhưng cơ hội để cưa đổ người đẹp đã không đến vào thời điểm ấy vì, Lành-tên người đẹp, vẫn chưa đoái hoài gì tới y...
Trái lại, một cô bé hàng xóm mới dọn về ở hẻm 148, lại rơi vào tầm ngắm của Năm Cam và bắt nhân tình với y khi trước 16 tuổi đầu. Đó là Kim Anh-con riêng của bà Chín Mẹo, người được giới giang hồ sau này gọi là vợ bé của Năm Cam.
Kim Anh thường đến nhà Trúc chơi và xem Trúc như chị của mình. Do tính tình ham chơi lêu lỏng, Kim Anh đi nhảy đầm và cặp bồ linh tinh từ lúc còn trẻ ranh.
Có những đêm, đi chơi về khuya- Kim Anh ghé vào nhà Trúc để ngủ lại. Và thật là bật thường khi Kim Anh ngủ cùng giường với hai vợ chồng Năm Cam với sự mặc nhiên chấp nhận của Trúc.
Nhan sắc của một cô gái trẻ có dòng máu lai Pháp đã làm Năm Cam không khỏi xao xuyến.
Một đêm, sau khi nghe tiếng thở đều của vợ chứng tỏ đã chìm vào giấc ngủ say, con lợn lòng nổi lên. Năm Cam nhổm người lên nhìn qua Kim Anh. Y chợt nghe rạo rực khi nhìn thấy sắc vóc đương độ dậy thì của cô gái. Năm Cam đánh bạo thò tay qua vợ mình sờ vào tấm thân ngà ngọc của Kim Anh. Cô gái vẫn ngủ say...
Cầm lòng không đậu, Năm Cam leo xuống giường rón rén bước vòng qua phía Kim Anh đang ngủ. Y bắt đầu thám hiểm và thích thú khi nhận ra, dường như cô gái đã thức như vờ nhắm mắt.
Năm Cam liều lĩnh ghé môi hôn ,Kim Anh chợt mở mắt ra nhìn và thoáng nở một nụ cười trên môi...
Với tình cảnh nguy hiểm, Năm Cam chỉ dám đến thế chứ đâu dám tiến xa hơn.
Từ sau đêm đó,thỉnh thoảng Năm Cam lại tìm cách lén lút hôn hít, sờ soạng cô gái- dĩ nhiên với sự đồng tình của cô ta.
Kéo dài được vài tuần, Năm Cam hỏi riêng Kim Anh:
- Một bữa nào đó, cưng đi chơi với anh nghen?
Câu trả lời làm Năm Cam mừng húm:
- Tuỳ anh sắp xếp hà, có điều em sợ chị Trúc biết...
- Biết sao được, ăn thua hai đứa mình chớ!
Và rồi Kim Anh đã thở thành nhân tình của ông hàng xóm từ lúc cô gái mới bước vào tuổi 16!
Quen hơi bén mùi, cặp tình nhân tha hồ hoan lạc bất kỳ lúc nào có cơ hội. Những lúc chỉ đợi Trúc đi chợ hoặc rời nhà công chuyện, Năm Cam lôi tuột Kim Anh vào buồng ngủ của hai vợ chồng để ân ái.
Đi đêm có ngày gặp ma, một buổi sáng-khi vừa xong xuôi, cả hai mới kịp mặc lại quần áo còn để lại dấu tích trên chiếc giường thì Trúc được sự mật báo của em ruột, đã đẩy cửa vào bắt quả tang. Trước sự đau khổ vật vã của vợ, Năm Cam thề sống thề chết và đành lòng chia tay cô tình nhân bé bỏng. Cũng chẳng lấy đó làm xấu hổ, Kim Anh vẫn lui tới nhà Năm Cam và vẫn coi Trúc là “ bà chị thân yêu” dù nếu có cơ hội cũng sẵn sàng cuỗm luôn “ ông- anh- rể”!
*
* *
Trong thời điểm này đã xảy ra một việc dẫn đến bất hòa đầu tiên của Bảy Xi và Năm Cam.
Thịnh Thăng Long, một tay giang hồ khoác áo lính Nhảy Dù, là cặp bài trùng với Sơn đảo-kẻ bắt đầu vươn lên ngôi vị độc tôn sau cái chết của Đại Cathay, đã đụng độ với ** Trắng, một du đãng ở khu Nhà Lô Cô Giang, vốn chưa có tên tuổi gì. Hôm ấy, ** Trắng đi cùng đàn anh Tám lâu vào một quán nhậu. ** Trắng mới trải qua một vụ thanh toán nên cánh tay mặt bị thương phải bó thuốc. Thịnh Thăng Long đến sau gặp Tám lâu nên tiến lại chào hỏi. Là đàn em, ** Trắng tất nhiên phải lên tiếng chào Thịnh.
Rất kẻ cả, Thịnh đưa tay ra bắt... ** Trắng lật đật thò cánh tay ra lành lặn ra nhưng, tay trái với tay mặt làm sao có thể thực hiện được cú bắt tay? Ngỡ là ** Trắng chơi xỏ, Thịnh hất hàm:
- Mày là thằng nào ? Bộ muốn giỡn mặt hả?
** Trắng nổi giân quay đi. Thịnh cho rằng tên đàn em này muốn tỏ vẻ, nên quay qua hỏi Tám lâu:
- Anh Tám, bộ thằng này không biết tôi à?
Tám lâu chưa kịp trả lời, ** Trắng đã cười lạt trả lời:
- Anh là ai cũng kệ xác anh! Tại sao tôi phải biết?
Thịnh Thăng Long nhào đến đấm vào mắt ** Trắng-“ gã đàn em láo xược” nghiêng mình tránh thuận tay chụp lấy chai bia đập xuống cạnh bàn thọc luôn vào mắt Thịnh. Tay anh chị gốc Bắc di cư chỉ kịp lắc đầu tránh thì đã tối sầm mặt mũi. Tám Lâu ngẩn người ra trước sự việc quá bất ngờ, chỉ kịp kéo tay ** Trắng ra xe tẩu thoát trước khi đàn em của Thịnh kịp đến ...
- Thằng em ông sắp được về rồi... Đang lập danh sách những ai ở được 2 phần 3 mức án sẽ được phóng thích!
Bảy Xi mừng rỡ lập tức chạy xuống hẻm 148 báo cho vợ cũ- chị Tư Xẩm và Trúc, vợ Năm Cam biết. Trúc nghẹn ngào nói với chị Tư:
- Tội nghiệp con bé Lan, sinh ra không thấy mặt cha... Cũng may anh về tới nơi rồi!
Thực vậy, suốt thời gian mang thai đứa con gái đầu lòng đến cận ngày sinh, Trúc vẫn phải bươn chải với gánh trái cây, vừa nuôi chồng ở tù vừa cho đứa bé sắp ra đời.
Đó cũng là lý do suốt thời gian sau này, kể cả khi đã có tiền bạc rủng rỉnh, vợ bé vợ mọn lung tung, Năm Cam vẫn không bao giờ bỏ vợ.
Cận Tết Nguyên Đán, Năm Cam bước ra khỏi cổng Chí Hòa vào một buổi trưa với một mảnh giấy tha tù trên tay.
Năm Cam bước vào một quán hủ tíu mì gọi một tô và một ly cà phê sữa bốc khói để tận hưởng một chút khoái hoạt của Đời.
Nhìn đoàn người lũ lượt cả trăm người bước qua trước mặt, Năm Cam chợt thấy lòng nôn nao. Những người này khi vừa ra khỏi cổng, thậm chí không thèm trả giá, trèo lên Taxi, xích lô hoặc bất kỳ phương tiện nào để về nhà.
Cảm giác tự do làm Năm Cam chợt thấy lòng lâng lâng và muốn hít một hơi đầy lồng ngực cho đã...
Bước xuống taxi dừng ngay đầu ngõ Sáu Căn, Năm Cam đi lững thững vào nha. Một vài người quen trong xóm nhận ra vẫy tay chào, Năm Cam chỉ biết mỉm cười đáp trả.
Như bất ký cuộc hội ngộ nào, nước mắt-nụ cười và tất cả mừng tủi như òa vỡ khi Trúc thấy chồng bước vào nhà.
Cuộc rong chơi đầu tiên xa nhà của Năm Cam đã kết thúc vào một ngày giáp Tết đầy ý nghĩa.
- Khóc làm gì hoài vậy, lo cho thằng chồng mày ăn uống cái gì đi chứ! Tư Xẩm gắt em dâu trong nụ cười đầy lệ.
Nghe tin, Bảy Xi lập tức xuống tìm thắm Năm Cam trên chiếc Mobylette vàng. Kéo Năm Cam lên xe chạy ra chợ Xóm Chiếu ghé vào một tiệm cơm, Bảy Xi ngẩn người nhìn đứa em vợ đã ở tù vì mình.
- Cậu cầm lấy xài tạm, qua Tết tôi sẽ mua cho cậu một chiếc Velo Solex 2000 chạy với người ta! Bảy Xi vừa nói vừa dúi vào tay Năm Cam một xấp tiền khoảng 5 ngàn đồng, bằng mấy lần lương tháng của một công chức....
Khi nghe Năm Cam kể lại, Tư Xẩm nhếch mép cười lạt:
- Lúc này thằng chả giàu rồi, mở sòng me lớn lắm ở trên Đỗ Thành Nhân... Vậy mà chớ hề lo chút gì cho thằng Thọ, con chả! Con người gì mà vô trách nhiệm hết sức...
Hai hôm sau, Năm Cam tìm lên sòng me của Bảy Xi chơi.
Tọa lạc trong một con hẻm được mệnh danh là Xóm Cầu Tiêu, sòng me của Bảy Xi hoạt động khá rôm rả. Nhác thấy mặt Năm Cam, Bảy Xi đã lại dúi vào tay đứa em vợ có thành tích một xấp tiền kèm theo lời căn dặn:
- Cứ kẹt là cậu lại qua đây, với cậu, tôi không tiếc cái gì!
Nhưng để gọi là món tiền phi pháp đầu tiên trong đời, Năm Cam có được hoàn toàn không dính líu gì đến cờ bạc.
Sát Tết, Sơn lùn gặp Năm Cam. Đây là một nhân vật quái kiệt nơi khu bến tàu lúc bấy giờ. Cứ mỗi lần đi tù về là Cảnh Sát Cảng lại phải đau đầu vì tài ăn trộm của Sơn lùn.
- Chú muốn có tiền sài Tết không, theo anh...Sơn nói.
Đêm ấy, theo sự hướng dẫn của Sơn lùn, cả bọn gồm: Nô cao giò, Của cọp, Bảy trắng, Năm Cam... đột nhập kho hàng của Bến Tàu.
Chẳng rõ Sơn lùn có thỏa thuận được với bộ phận bảo vệ kho hàng hay không Năm Cam chỉ nhớ rằng, việc vào kho hàng cạy tung các kiện để thồn vào túi vải cơ man nào là thuốc tây, máy radio loại nhỏ... sao đơn giản và an toàn đến vậy.
Hàng vác về được tập trung ở nhà Năm Cây khu vực chợ Cầu Cống và Sơn lùn lãnh trách nhiệm đi tìm mối tiêu thụ. Đến sáng, tất cả đã được tống khứ và Sơn lùn hẹn:
- Bọn Tàu mua hàng hẹn qua Tết mới thanh toán...
- Đâu có được, rồi lấy gì bọn mình xài Tết? Của cọp phản đối.
Lời Của cọp không phải là giỡn chơi. Dẫu sao, ông ta cũng thuộc loại có máu mặt trong giới anh chị Sài Gòn. Lập tức Sơn lùn lại đi vào Chợ Lớn.
Đúng chiều 30 Tết, Sơn lùn đưa toàn bộ nhóm tham gia vụ trộm lên nhà hàng Đồng Khánh để nhận tiền và làm bữa tiệc tất niên tương đối linh đình.
- Mỗi người nhận trước 30.000 đồng, mùng 2 Tết sẽ nhận nốt phần còn lạ, gấp 3,4 lần thế này... Sơn lùn hồ hởi tuyên bố. Ngay lập tức Năm Cam cầm số tiền gặp chị Tư Xẩm để bàn bạc.
Căn nhà 148/31 đã đuợc Năm Cam mua và cũng là căn nhà y làm chủ bằng đồng tiền do chính bản thân kiếm được, dù là tiền ăn trộm!
Rong chơi với tiền do Bảy Xi cung cấp suốt ngày mùng một, đến hẹn, Năm Cam cùng đồng bọn đi tìm Sơn lùn để hỏi tiền. Hỡi ôi, ông vua trộm bến Tàu đã ôm trọn số tiền còn lại, dĩ nhiên là rất lớn, biến mất không một lời từ biệt!
Cả bọn ráng chờ đợi và tự an ủi nhau bằng cách cho rằng Sơn lùn đang có công chuyện gì đó, dù chẳng ai tin vào điều đó.
Năm Cây- người được Sơn lùn tin tưởng gới lô hàng trước khi giải toả, hóa ra cũng có chút tham lam như bất kỳ ai. Oâng và vợ rút bớt một số hàng trong để ngấm ngần đi tìm mối bán.
Khổ nổi, sau vụ án lớn như vậy, cảnh sát cho người đi điều tra khắp nơi và tìm ra số hàng bị mất khi Năm Cây đi bán.
Lập tức Năm Cây bị bắt giữ và lần lượt Nô cao giò, Bảy trắng, Của cọp bị thộp ngay tại nhà.
Năm Cam thoát cũng nhờ vào Bảy Xi. Mối quan hệ cảnh sát do mở sòng me đã giúp cho Bảy Xi được thông báo về vụ trộm có liên quan đến em vợ.
Một số tiền lót tay được tung ra kịp lúc và đúng người, cộng thêm Năm Cam không nằm trong danh sách những tên trộm chuyên nghiệp nên Bảy Xi dễ dàng cứu được y một khoá tù dài đằng đẳng.
- Cậu cần gì cứ qua anh, việc gì phải dây vào ba cái vụ trộm cắp mang tiếng mà lỡ có gì tội cho vợ con! Bảy Xi vỗ vai em vợ khuyên
Thế là, sau phi vụ đầu đời, Năm Cam rút ra được một bài học quí báu để suốt cuộc đới còn lại, y không bao giờ lao vào cách những kiếm tiền theo kiễu lưu manh cấp thấp.
Đang ngồi cạnh Tám Lâu ở sòng bạc khu Da heo, Năm Cam chợt thấy từ xa một chiếc Goebel phóng lại.
Tám Lâu nhận ra người ngồi sau xe do Hiếu mặt mâm cầm lái là Đại Cathay nên nở nụ cười xã giao. Thay vì chào đáp lễ- vì dẫu sao Tám Lâu cũng xuất thân giang hồ trước mình và có mối quan hệ anh em giang hồ, Đại Cathay vẫn giữ bộ mặt lạnh như tiền.
- Cho tôi mượn bộ bài! Đại Cathay nói với một con bạc.
Dĩ nhiên người này ríu ríu nghe theo.
Cầm bộ bài trên tay, Đại Cathay thuận tay xé nát. Từng lá bài rơi lả tả trên nền gạch. Khoé miệng tay anh chị số 1 Sài Gòn trễ xuống khinh mạn.
Cho đến khi Đại Cathay chuẩn bị quay đi, Tám lâu mới nói giọng rưng rưng:
- Đại à, tao với mày là anh em sao mày nỡ cư xử như vậy?
- Anh hỏi lại anh đó, tôi ở tù anh nuôi tôi mà nói mắc nói mỏ, tôi làm sao trọng anh được! Đại Cathay trả lời một cách xấc xược.
- Thôi được rồi, nếu mày nghe lời người ta để hôm nay đối xử với tao như vậy, tao sẽ nghĩ... Từ mai tao mướn xích lô đạp sống qua ngày...
Đại Cathay hừ giọng mũi rồi ra xe vọt đi.
Khi mọi người đã bỏ đi, Năm Cam hỏi, Tám lâu mới giải thích:
- Hồi thằng Đại ở tù, mỗi tuần thăm nuôi đều có em út đến đây lấy tiền tao gởi. Có lần thằng em nó đến sớm, trước kỳ mấy ngày, tao trách, vì sợ tụi nó lấy cớ để đem tiền để xài riêng... Có vậy mà tụi nó vô thăm, nói với thằng Đại, nó giận bảo tụi em út khỏi đến lấy tiền, và cuối cùng hôm nay, như chú mày thấy... Ngừng lại một lúc, Tám lâu nói tiếp:
- Lẽ ra, nó phải về gặp tao hỏi cho rõ đầu đuôi, chưa gì đã xử tệ với tao rồi...
Lại một bài học nữa cho Năm Cam để sau này, làm bất kỳ việc gì, y cũng cân nhắc rất kỹ, điều tra rõ ngọn ngành trước khi phát lệnh hành động. Đó cũng là lý do giải thích vì sao Năm Cam hoạt động rất táo bạo nhưng cũng rất tinh vi đến độ, khó có một sai sót nào!
*
* *
“ Năm Cam về gấp anh Bảy gặp!” Một tay chân thân tín của Bảy Xi hộc tốc qua tìm Năm Cam thông báo.
Bước vào sòng me của Bảy Xi, Năm Cam đã thấy có hàng loạt gương mặt dữ dằn nhứt của giới giang hồ –trong đó có Đại Cathay.
- Chú Đại nói anh kêu em về... Bảy Xi chậm rãi nói.
- Có chuyện gì vậy anh Đại? Năm Cam hỏi không tránh khỏi hồi hộp.
- Anh có bàn với anh Bảy rồi, bây giờ hỏi ý Năm Cam xem chú có bằng lòng giữ tiền phân phát chợ búa hằng ngày cho anh em không? Đại Cathay nói với nét mặt không chút biểu cảm nào.
Năm Cam một thoáng chút do dự. Về vai vế giang hồ,Năm Cam còn kém cả hàng đàn em cấp thấp của Đại Cathay, việc giữ tiền sòng quả vượt ngoài khả năng của y. trước kia mọi chuyện tiền bạc ở sòng me này, Đại Cathay giao cho Sáng. Đây là người hết sức được anh Đại tin tưởng nhưng cũng chính anh ta hai lần bạo phổi lấy tiền xâu của cả sòng đi đánh bạc và vì vậy, đã biến mất!
- Dạ em chỉ sợ em làm không được việc rồi mấy anh buồn! Năm Cam lí nhí trả lời.
- Có gì mà không được, ở đây còn có anh Bảy Xi mà...Đại xua tay.
Thế là từ hôm ấy, Năm Cam được nâng cấp trong hàng ngũ anh chị giang hồ bởi công việc tay hòm chìa khoá cho anh Đại.
Hằng ngày, Năm Cam nắm lấy tiền xâu để phấn phát theo danh sách anh Đại cung cấp.
Đứng đầu danh sách để nhận mỗi ngày 2000 đồng tiêu vặt gồm: Huỳnh Tỳ, Ba Thế, Hiếu mặt mâm, và trung sĩ Báo Quân Cảnh.
Tiếp đến là một loạt đàn em khác nhận ít hơn tuỳ theo đẳng cấp giang hồ của chúng. Số tiền trồi sụt trong khoảng 1000 đồng đến 200 đồng...
Tiền chợ búa, thuốc phiện được chi trọn gói là 10000 đồng.
Trong quảng thời gian này, Năm Cam đã tích luỹ được toàn bộ phương pháp tổ chức một sòng bạc có qui mô và cách chi tiêu của nó.
Đại Cathay lúc này không ghé sòng thường xuyên mà suốt ngày rong ruổi trên chiếc Ford Falcon mới cáu cạnh để đến tất cả các sòng bạc khác để thu tiền hụi chết.
Ngay cả chiếc Ford Falcon sáu máy trị giá 600.000 đồng của Đại Cathay cũng do các chủ sòng gồm: Ba Mạnh- Xí dành, Bảy Cao hùn nhau mua cho. Tài xế là Tư Gáo, vốn là đệ tử của thiếu tướng Trần Tử Oai, do khoái đi chơi với giang hồ hơn là làm người nhà cho ông lớn,tình nguyện về lái xe cho Đại Cathay! Dĩ nhiên Tư Gáo phải bỏ luôn ông thầy tướng lĩnh dù điều này sẽ làm anh ta chịu không ít thiệt thòi!
Do công việc giữ tiền sòng cho Đại Cathay, tuy không tham gia những cuộc chinh phạt của Đại Cathay nhằm mục đích thâu tóm toàn bộ địa bàn Sài Gòn về một mối, nhưng Năm Cam cũng biết được khá tường tận và cũng gieo vào đầu y tư tưởng bá chủ giang hồ.
Đại Cathay có vợ là chị Tân, con gái rượu của hãng đồ gỗ Đông Nhan, vừa có học vừa đẹp một cách mặn mà. Bên cạnh đó, Đại Cathay còn cặp bồ với Kim Ó, một gái deluxe của động Bảy Măng có sắc đẹp hiếm có trong giới bán phấn buôn hương ở Sài Gòn.
Năm Cam vốn là người đa tình, hiếu sắc, nhìn thấy Đại Cathay với những quyền lợi có thể thấy rõ là gái đẹp, tiền bạc và sự cung phụng của mọi người xung quanh, Năm Cam cảm thấy thèm muốn một địa vị giang hồ tầm cở như Đại Cathay.
Vào thời điểm này Lâm chín ngón bỏ băng Đại Cathay đi và bị bắt bởi tội danh cướp. Nguyên nhân hết sức kỳ cục mà Năm Cam nguyện trong lòng sẽ không bao giờ mắc phải sai lầm tương tự như Đại Cathay.
Lâm chín ngón và Phong khùng, em ruột cùng mẹ khác cha của Đại, rủ nhau lấy chiếc Lambretta mới toanh của Đại đi chơi. Chẳng hiểu quờ qụang thế nào,cả hai đụng vào xe taxi móp hết một tấm chắn. Hoảng hồn dù đã khuya, cả hai đem tấm chắn đến một tiệm sơn sửa để cấp tốc phục hồi nguyên trạng. Rủi thay, đến sáng Đại Cathay có công việc cần đến xe. Phát hiện sự việc, Đại Cathay gọi Lâm 9 ngón và Phong khùng vào nện cho mỗi tên mấy bạt tai. Uất ức vì bị xử như một tên đàn em cắc ké, Lâm bỏ đi...
Nhìn thật rõ cách cư xử của Đại Cathay, Năm Cam thầm nghĩ: nếu ở cương vị của Đại Cathay, Năm Cam sẽ có cách xử sự khácvà sẽ có cách để buộc chân đàn em phải hết lóng vì mình. Tóm lại, sự sai sót của Đại Cathay đã dạy cho Năm Cam nhiều điều hơn bất kỳ ai.
Cuộc sống quẩn quanh bên những sòng bạc với các trò vui trác táng đã cho Năm Cam nhận ra không gì kiếm tiền nhanh chóng và an toàn hơn tổ chức cờ bạc miễn là đồng tiền có được phải biết rãi đường để tạo ra một thế đứng tạm gọi là hợp pháp.
Đại uý Chi, người chịu trách nhiệm bài trừ du đãng và tệ nạn xã hội, đã gần như “ tay trong” của Đại Cathay và giới anh chị Sài Gòn.
Tất cả những động tịnh gì củaTổng Nha Cảnh Sát và Nha Đô Thành đều được thông báo kịp thời cho Đại Cathay.
Aáy vậy mà Đại Cathay cũng không thoát khỏi việc sa lưới.
Một ngày đẹp trời, tướng Cảnh Sát Nguyễn Ngọc Loan cho người tìm Đại Cathay để ra điều kiện : hoặc cộng tác với Cảnh Sát để ổn định trật tự trị an bằng cách chỉ điểm bắt những tay anh chị có máu mặt, có thành tích, hoặc, bị bắt!
Đại Cathay đã từ chối và văng tục vào lời đề nghị của tướng Loan.
Đêm ấy, theo lệnh đại uý Chi, hàng loạt vụ bắt bớ diễn ra trên toàn bộ địa bàn Sàigòn.
Hầu hết những tay giang hồ có tên tuổi đều sa lưới, trong đó cả Đại Cathay và Bảy Xi.
Do nhiệm vụ giữ tiền bạc của Năm Cam chỉ mới được Đại Cathay giao phó trong một thời gian ngắn nên y tạm thời nằm ngoài tâm bão.
Thế nhưng với trực giác của một tay cờ bạc, Năm Cam hiểu ra mình phải làm gì!
Y vọt lên vùng Gia Định ngay lập tức và xin vào ngành... Cảnh Sát. Tất nhiên, thời điểm ấy, muốn vào Cảnh Sát không thể thiếu điều kiện tiến quyết là tiền!
Rủi thay, khi mọi chuyện tưởng đã ổn, lý lịch tư pháp của Năm Cam với một lần tù do giết người đã làm tiêu tan hy vọng vào nghành Cảnh Sát của y.
Suy đi tính lại, y tìm một con đường khả dĩ khác.
Lý Văn Chung, một lực sĩ bơi lội của quân đội, hiện là trung sĩ quân vận đã nhận lời giúp Năm Cam. Thế là, năm 1967- Năm Cam trở thành một người lính quân vận với một số tiền lót tay không nhỏ.
Để hợp thức hoá việc ở lại Sài Gòn, Năm Cam được đưa vào toán vận động viên bơi lội của cục quân vận với tay bơi lội số một miền Nam thời bấy giờ là Phan Hữu Dõng.
Cũng thời gian này Đại Cathay chết.
Rất nhiều năm sau này, rất nhiều người kể lại và thậm chí có cả một số tờ báo đăng tải về cái chết của ông lớn giang hồ Đại Cathay, Năm Cam chỉ cười khì... Năm Cam biết khá rõ về trường hợp chết của Đại Cathay và Hải Sún vì một lý do: Ba gà, người đi cùng Đại Cathay trong chuyến vượt ngục bi thảm từ trại Cửu Sừng-Phú Quốc, để tìm Năm Cam để chỉ nhà dì Sáu, mẹ của Đại, hầu thông báo tin tức của con trai bà.
“ Một loạt du đảng có thành tích như: Đại Cathay, Bảy Xi, Hải Sún, Ba gà, Tám lâu, Đực bà Tiều, Tín mã làm, Xu bả Sứng, Hổi Phoòng Kim...vv... bị đưa ra đảo giam ở trại Cửu Sừng đảo Phú Quốc. Riêng Bảy Diệm cũng bị bắt giữ, nhờ lo lót hết hai chục triệu đồng-một số tiền lớn kinh khủng cho Trang Sĩ Tấn giám đốc Nha Cảnh Sát Đô Thành mới được tha.
Tất cả đều tin là sẽ chết rũ xương nơi đảo vắng. Bà Bảy Quăn, mạnh thường quân của Đại Cathay, chuyên nghề cho vay ở các sòng bạc nhận ra nếu thiếu Đại, công việc làm ăn của bà khó bề suông sẻ,bà móc nối với một trung uý hải quân tên Nghĩa để giải thoát cho Đại Cathay.Và-chiếc áo khoác dấu đầy vàng lá của Tân-vợ Đại cathay mang ra cho chồng cũng lấy từ hầu bao của bà ta.
Chuyến tàu tuần duyên liều mạng bỏ neo ngoài khơi Phú Quốc. Trên đảo cũng bằng biện pháp mua chuộc, Đại Cathay, Ba gà và Hải Sún được ca nô đưa ra tàu để trực chỉ đất liền.
Thả bọn vượt ngục xuống một bờ biển hoang vắng thuộc tỉnh Rạch Giá, trung uý Nghĩa coi như hoàn thành sứ mệnh liền cho tàu ra khơi.
Quân giải phóng đã chờ sẵn từ lúc chiếc tàu xuất hiện trong vùng biển do họ kiểm soát liền ập ra bắt cả bọn.
Đại Cathay liền giải thích trường hợp có mặt của họ nơi hoang vắng này. “ Để chúng tôi liên lạc về Sài Gòn, đúng thì sẽ thả mấy anh, nếu không, đừng trách!”. Vị chỉ huy đơn vị du kích nói.
Trong lúc đợi xác minh, cả bọn tù vượt ngục được canh giữ cẩn thận và tất nhiên, họ phải lội xuống ruộng để tham gia việc đồng áng hệt những kẻ canh giữ họ.
Vốn lười nhác, Đại Cathay kêu trời như bọng.
Một đêm nọ, Ba gà được đánh thức giấc nhìn qua bên cạnh. Đại Cathay và Hải Sún đã biến mất đâu. Chợt một loạt đạn nổ dòn dã dưới chân núi.
Đến sáng, Ba gà được đánh thức dậy và đưa đi theo các du kích.Họ nhìn Ba Gà bằng vẻ mặt đầy nghiêm trọng.
Dưới chân núi, ngay sát con đường mòn là xác của Đại Cathay, Hải Sún.
“ Anh đào lỗ chôn họ đi!” Một du kích ra lệnh.
Mãi sau này có người giải thích: “Đại Cathay luồn xuống núi, vượt qua được trạm gác của du kích nhưng lại rơi vào ổ phục kích của một toán thám báo nào đó chết oan mạng!”.Có nguồn tin cho rằng toán biệt kích ấy là do Nguyễn Ngọc loan phái đi để tìm cách triệt tiêu Đại.Thực ra như thế họ đã quá quan trọng hóa cái chết của một tên du đãng với Tám Lèo(biệt danh của tướng Loan).Trong khi đó,quyền lực thực sự của phe nhóm Nguyễn Cao Kỳ đều nằm cả trong tay ông ta,việc gì phải làm vậy cho nhọc xác,mệt trí?Có lẽ,việc huyền thoại hóa cái chết của Đại chỉ có giá trị cho các dân làng bẹp muốn đánh vào trí tò mò của bạn bè nhằm kiếm chút sái cầm cơn thì đúng hơn.
Ba gà đem tin dữ về sau khi được phóng thích nhằm mục đích cho mẹ Đại biết ngày mà cúng quảy cho con trai mình.
Trớ trêu sao, chỉ sau 6 tháng giam dữ trên đảo Phú Quốc, tất cả được trả tự do. Đực bà Tiều về sau cùng cũng không quá 8 tháng.
*
* *
Bảy Xi ngay lập tức quay trở về với nghề cũ: mở sòng bạc. Người đầu tiên Bảy Xi cho liên lạc để gọi về là Năm Cam. Với Tư Xẩm, Bảy Xi đã đoạn tuyệt từ lâu- nhưng riêng đứa em vợ, không có là không xong. Sòng bạc không thể cố định ở mãi một điểm như trước đây, phải liên tục di chuyển, dù chỉ trong phạm vi quận 4. Về mặt cư xử với bằng hữu giang hồ, Bảy Xi vụng về và kém xa Năm Cam, chính vì vậy-để có thể tồn tại không sợ sự quậy phá của các nhóm giang hồ khác, Bảy Xi cần đến sự trợ lúc của Năn Cam.
Tuy nhiên, lúc này Năm Cam có một thu nhập nhỏ nhưng ổn định nên Bảy Xi hơi khó lòng chiêu dụ.
Năm Cam đã được Tư Đen giao phó một sòng bạc nho nhỏ nhưng hoạt động khá rộn rịp.
Để có được quyền “ nắm-sòng”, Năm Cam đã phải bỏ ra một chút bản lĩnh và cũng nhờ sòng bạc của Tư đen, y đã có thêm một mảnh tình vắt vai....
Từ khi ở tù trở về, Năm Cam vẫn thường lui tới hẻm 122 Tôn Đản để thăm hỏi gia đình Lót, kẻ bị y đâm chết năm nào. Anh chị ở hẻm này không thiếu nhưng đều có phần vị nể gã du đảng mới lớn nhưng đã mang bản án giết người này.
Sòng bạc Tư đen có từ đời nảo đời nào và gần như chưa ai dám đứng ra gọi là “ coi sòng”. Ơû hẻm 122, nổi bậc có tay anh chị lớn tuổi hơn Năm Cam và cũng có khá nhiều thành tích là Tư bánh bò. Năm Cam phải gọi Tư bánh bò bằng anh vì tên anh chị này ngang lứa với Bảy Xi.
Một buổi đẹp trời, Tư bánh bò chạy xe vào hẻm quẹt vào một đứa nhỏ. Có lẽ đang say, y xách tai đứa nhỏ chửi bới om tỏi- ghét y, dân trong hẻm chỉ biết xầm xì to nhỏ. Vô phúc làm sao một câu nói đầu vẻ khiêu khích lọt vào tai Tư bánh bò: “ Chỉ giỏi quậy trong xóm, ngon đụng tụi hẻm 148 kìa?”. Nổi cơn thịnh nộ, Tư bánh bò phanh ngực hét: “ Mẹ, tụi 148 là cái gì, kể cả anh em thằng Năm Cam cũng chưa dám đứng trước mặt tao mà làm trời...”. Dĩ nhiên, chỉ chờ có vậy- một ai đó có ý đồ bèn đem câu nói tai hại ấy nói lại cho Năm Cam nghe.
Tuổi trẻ ngông cuồng, ngay lập tức Năm Cam đi cùng vài người bạn kéo xuống hẻm 122. Gặp Tư bánh bò đang ngồi nhậu đầu hẻm, Năm Cam tiến đến trứơc mặt Tư bánh bò, hỏi:
- Tôi với anh chưa hề mích lòng, sao anh Tư nói xốc tui?
Ngẩn người ra nhìn gã đàn em láo xược, Tư bánh bò gằn giọng:
- Rồi bây giờ mày lên muốn bắt lỗi tao hả?
“ Rôốp” Năm Cam chụp chai bia trên bàn nện luôn vào đầu Tư bánh bò. Bất ngờ, Tư bánh bò lảo đảo chưa gục hẳn đã bị nên thêm một chục chiếc ghế vào lưng...
Hôm sau, Tư bánh bò đến tìm Bảy Xi với chiếc đầu quấn băng trắng toát...y vừa nói vừa rưng rưng nước mắt:
- Tao đâu có ngờ, anh em với nhau mà thằng Năm xử nặng tay quá!
Từ dạo đó, giang hồ không còn ai còn nghe đến tên tuổi Tư bánh bò và y cũng dọn nhà đi đâu mất biệt...
Tất cả những vụ đụng độ ấy, chỉ để tạo nên một chút tiếng tăm và việc đánh Tư bánh bò đã được hai người cần thiết, nhìn thấy!
Tư đen lập tức gọi Năm Cam đến để giao sòng bạc.
Mai, một cô gái xinh đẹp còn đang cắp sách đến trường, ở tại hẻm 122, đã thấy lòng có một chút xao xuyến trước một tay anh chị trẻ tuổi đầy hào khí.
Về sau này, khi Năm Cam đã thực sự là một Năm Cam đầy quyền lực trên chốn giang hồ, y vẫn tự nhận xét về mình:
- Ở đời chẳng có ai gọi là hoàn hảo, như anh-tụi bây thấy đó,ít khi mắc phải những sai lầm nhưng cũng có chút nhược điểm, đó là ham sắc... Có điều, tạo ra được thì phải hưởng chớ! Miễn là đừng nghe lời đàn bà làm hư chuyện lớn, anh hùng thường chết bới mỹ nhân mà! Nếu anh có chết, cũng có thể sau này là do đàn bà...
Riêng nhận xét này, cuối cùng Năm Cam đã lầm!
*
* *
Dù đang có hai con nhỏ và một đứa con khác đang còn nằm trong bụng mẹ, Năm Cam đã không bỏ qua cơ hội tán tỉnh người đẹp hẻm 122.
Mai là con gái của đại uý Chùa, một nhân vật nổi danh của Thuỷ quân lục chiến. Mặc cho bố người đẹp là ai, Năm Cam vẫn kiên trì và cuối cùng. Mai cũng đã ngã vào vòng tay y. Ít lâu sau, cô gái có bầu và dù đã có thu nhập ở sòng Tư đen, Năm Cam vẫn không sao gánh vác nổi một lượt hai gia đình. Để có thể cấp dưỡng cho vợ lớn, vợ nhỏ, Năm Cam đành tìm về “ anh Bảy” đang bắn tiếng chào mời.
Sài Gòn vào cuối năm 1967-1968, phồn thịnh chưa từng thấy với hàng viện trợ quân sự của Mỹ, với bộ máy tham nhũng từ trên xuống dưới, đã tạonên một tầng lớp giàu xổi. No cơm rửng mỡ, loại người này lao vào ăn chơi trác táng, tất nhiên trong các thú vui ấy, không thể thiếu cờ bạc.
Hai sòng bạc tổ chức hết sức qui mô như một Macao thu nhỏ với đầy đủ trò chơi, thuộc về ông Tám Phánh-chủ khách sạn Kim Thành và ông Bảy Diệu-khu cây da xà.
Sòng của Bảy Xi, đối với những sòng qui mô ấy, chỉ là cò con. Thế nhưng, do tính chất bình dân của nó, sòng Bảy Xi hoạt động hết sức rôm rả.
Cùng thời gian về làm tay chân cho Bảy Xi, Năm Cam đã giúp được cho một người bạn thân khá thân thuở thiếu thời là Sáu Nhà.
Sáu Nhà vốn là một tay đứng máy in lành nghề cho một số tờ nhật báo xuất bản tại Sài Gòn, nay đang đứng trước nguy cơ bị bắt quân dịch.
Năm Cam sực nhớ ra mối giao tình với tay thiếu uý quân mới ra trường là Nguyễn Văn Thân. Y tìm gặp bộc bạch việc của Sáu Nhà. May mắn làm sao. Thân quen với Cò Sắc-thế là, Sáu Nhà được đưa vào ngành cảnh sát không tốn lấy một xu teng!
- Cậu muốn về quận nào? Cò Sắc hỏi Sáu Nhà trong ngày tốt nghiệp.
- Dạ, cháu chỉ muốn...gác cầu! Sáu Nhà trả lời.
Sẽ rất nhiều người thắc mắc tại sao Sáu Nhà không xin về những quận có thu nhập cao như quận 5, quận 1. Điều dễ hiểu, Sáu Nhà chỉ muốn có thời giờ rảnh rổi để đi làm công việc in ấn của mình!
Ít lâu sau khi Sáu Nhà trở thành tên cảnh sát gác cầu Khánh Hội, sòng bạc Bảy Xi xảy ra đụng độ.
Đực bà Tiều, sau khi ở đảo Phú Quốc về, cũng lao vào tổ chức sòng bạc tại khu Chợ Cá- Cầu Ông Lãnh. Tay chơi bạc ở sòng, đa số là các chủ vựa cá nên sau một thời gian chơi ở các sòng Đưc bà Tiều cũng đã “ nhảy dù” qua sòng Bảy Xi để thử thời vận.
Tất nhiên khi biết chuyện, Đực bà Tiều tỏ ra cay cú. Y theo dõi và một buổi trưa, khi thấy một vài tay em qua sòng Bảy Xi, y bèn lấy Vespa qua sòng Bảy Xi.
Chẳng cần phải thuyết phục nhiều, vừa thấy mặt hung thần khu Chợ Cá, các tay chơi vốn dĩ là dân làm ăn, vội ríu ríu lên xe cho anh Đực trở về sòng của “ anh Đực” chơi giúp đỡ!
- Chuyện làm ăn không ai đụng chạm ai, thằng Đực chơi kiểu này là không được rồi! Bảy Xi than thở với đứa em vợ.
Suy nghĩ một lúc, Năm Cam nói:
- Thôi, chuyện anh Đực để tui tính cho... Có gì ông lo giùm vợ con tui!
Sau đó Năm Cam tìm gặp Sáu Nhà. Chẳng biết bàn bạc gì ngay hôm sau đã xảy ra chuyện.
Quen mửng cũ, Đực bà Tiều lấy Vespa qua sòng Bảy Xi. Vừa quẹo vào đầu ngõ, Đực bị chém luôn mấy dao vào tay,vai và lưng!
Bất ngờ, Đực bà Tiều bỏ chạy, chiếc Vespa nằm chỏng chơ giữa hẻm. Chạy được một đoạn, chừng như mắc cở, Đực chụp lấy một thanh gỗ xây dựng ở căn nhà ven đường quay lại ứng chiến với Năm Cam.
Nhưng nhác thấy Năm Cam vung vẩy trên tay khẩu ruleau cảnh sát, Đực vứt luôn cây gậy bỏ chạy. Năm Cam đuổi theo vài bước rồi đứng lại, cười gằn:
- Tưởng sao, hóa ra cũng biết sợ súng!
Chẳng biết về nói lại thế nào, lát sau Năm Cam nhìn thấy Huỳnh Tỳ đi qua trên chiếc hoda dame do một đàn em chở.
- Chú đừng hiểu lầm, Đực bà Tiều nhờ anh qua lấy dùm xe về thôi Huỳnh Tỳ lật đật giải thích trước ánh mắt nghi ngờ của Năm Cam.
- Xe của Đực ba Tiều anh cứ lấy về, còn nếu anh muốn binh chả tui cũng ráng chờ! Năm Cam nói.
Có lẽ nhìn thấy khó có cơ hội trả đũa, Đực bà Tiều im luôn. Sau sự việc Năm Cam trở thành một nhân vật được cưng chiều số một ở sòng Bảy Xi và tạo dựng được đôi chút tên tuổi.
* Sau khi Lót chết, uy danh của Bảy Xi cũng tăng lên rất nhiều, nhưng theo qui luật giang hồ thời bấy giờ lấy nghĩa khí làm trọng, Bảy Xi phải dành một phần lợi tứccủa mình trợ cấp cho vợ con của Lót vẫn còn sống trên hẻm 122 Tôn Đản.
Về sau, Vỉ- đứa con trai lớn của Lót vẫn thọ lãnh ơn nghĩa ban phát từ Năm Cam, kẻ giết cha mình mà không hề có chút áy náy. Gã là vậy, không thể được coi là một người ân oán phân minh nên vĩnh viên vẫn được liệt vào loại âm binh mắt ma, mạt hạng nhứt của giang hồ. Vân, đứa con gái của Lót cũng vậy, đã đi theo Năm Cam gởi cho Thành đôla- một chiến hữu của y để nâng đỡ. Nâng đỡ thế nào không biết, Vân biến thành vợ bé của lão già Thành đôla một thời gian không ngắn. Chương thỏ, đứa con trai kế của Lót, đã kế tục sự nghiệp của cha để trở thành anh chị cộm cán nhứt của hẻm 122. Gã thành danh nhờ hàng loạt vụ đâm chém với các hẻm cùng khu vực hệt cha gã ngày nào...
Với gã, mối thù giết cha không phải dễ quên, nhưng khi gã đã lớn khôn để nghĩ đến việc đòi lại nợ máu, Năm Cam đã trở thành một ông trùm tuy chưa đến độ ghê gớm như sau này, nhưng đủ để Chương thỏ không thể nào làm bất cứ điều gì mà không trả giá đắt...
Trong cuộc đời Năm Cam, tuy là một tay trùm cờ bạc nhưng y rất ghét cái gọi là “ giới kỳ bẽo” tức là dân cờ bạc bịp. Một cuộc đấu gần như tay đôi giữa 2 “ thần bài” ở Hồng Kông và Sài Gòn lúc bấy giờ, đã dạy cho Năm Cam hiểu: trong nghề đánh lận ,người giỏi có người giỏi hơn, chính vì vậy, y không học những ngón nghề cao siêu của giới bạc bịp vì sợ có ngày trắng tay sạch túi.
Chuối, một tay tổ cờ bạc bịp của giới anh chị Hồng Kông đã đến Sài Gòn theo lời mời của giới lão bản Chợ Lớn. Y đã lột sạch sẽ những con mồi từ khờ khạo tinh quái ở khắp các sòng lớn nhỏ.
Nghe tin, Bảy Huê Kỳ- số 1 ở Sài Gòn về ngón nghề kỳ bẽo đã âm thâm nghiên cứu đối phương. Phải biết Bảy Huê Kỳ là truyền nhân của Chín chuyền- một kỳ bẽo già nua thời Bình Xuyên còn sót lại. Bảy Huê Kỳ là sư phụ của Thảo Ma, Sáu lùn và Hiếu Phú Nhuận. Nói vậy có thể hình dung ra đẳng cấp của Bảy Huê Kỳ.
Bảy Huê Kỳ, một ngày đẹp trời- đã tìm đến sòng bài ở sòng Tự Đức-Nguyển Văn Thủ bấy giờ, là sòng do Mai Hữu Xuân tổ chức để đối đầu với Chuối...
Chuối không hề biết Bảy Huê Kỳ nên y cứ tha hồ trở ngón nghề của mình để lột dần những tay sộp bằng bài cào.
Đánh một lúc cầm chừng, Bảy Huê Kỳ sử dụng một thủ pháp điêu luyện của bao nhiêu năm lăn lộn trên các xới bạc để “nhốt” ba con tây vào tay áo veston. Sau đó, Bảy Huê Kỳ “cụp”- tứclà dốc túi đánh sạch số tiền có được xuống chiếu.
Thấy ngon ăn, Chuối lập tức lùa ba lá bài cộng thành 9 nút xuống đáy bộ bài. Bảy Huê Kỳ nhìn thấy hết nhưng vờ như gà mờ! Chuối bắt đầu chia bài theo lối “ chia hạ” một cách hết sức tinh vi để lấy được tụ bài 9 nút.
Nhanh như một ảo thuật gia quoấc tế, ba lá bài của Bảy Huê Kỳ được cầm lên chui tuột vào tay áo veston, ba lá bài nhốt sẵn lập tức xuất hiện trên tay ông ta.
Chẳng cần phải nặn nọt gì, Bảy Huê Kỳ vớt ba lá tây ra chiếu với nụ cười khó hiểu:
- Ba cào! Ăn được thì ăn ...
Chuối tái mặt nhìn sững vào đối thủ một lúc rồi không cần nhìn bài của mình, y úp luôn bộ bài, chấp nhận thua!
Ngay lập tức, Bảy Huê Kỳ cầm lấy bộ bài xóc luôn mấy cái, ba lá bài nhốt trong tay áo khéo léo chui ra hòa nhập với những con bài còn lại.
- Sao, nữa chớ? Bảy Huê Kỳ hỏi.
Biết gặp cao thủ Chuối lẳng lặng lắc đầu.
Sau đó, Chuối dò hỏi và tìm đến nhà để gặp riêng Bảy Huê Kỳ coi như thừa nhận so với ông ta, mình chỉ đáng là học trò.
Thói trăng hoa đèo bồng đã làm cho Năm Cam để ý đến một thiếu phụ có nhan sắc mặn mà vừa thôi chồng thường đến sòng bạc của Bảy Xi để cho vay và cầm đồ, tiếng lóng của giới cờ bạc gọi là Hàng Xáo! Thế nhưng cơ hội để cưa đổ người đẹp đã không đến vào thời điểm ấy vì, Lành-tên người đẹp, vẫn chưa đoái hoài gì tới y...
Trái lại, một cô bé hàng xóm mới dọn về ở hẻm 148, lại rơi vào tầm ngắm của Năm Cam và bắt nhân tình với y khi trước 16 tuổi đầu. Đó là Kim Anh-con riêng của bà Chín Mẹo, người được giới giang hồ sau này gọi là vợ bé của Năm Cam.
Kim Anh thường đến nhà Trúc chơi và xem Trúc như chị của mình. Do tính tình ham chơi lêu lỏng, Kim Anh đi nhảy đầm và cặp bồ linh tinh từ lúc còn trẻ ranh.
Có những đêm, đi chơi về khuya- Kim Anh ghé vào nhà Trúc để ngủ lại. Và thật là bật thường khi Kim Anh ngủ cùng giường với hai vợ chồng Năm Cam với sự mặc nhiên chấp nhận của Trúc.
Nhan sắc của một cô gái trẻ có dòng máu lai Pháp đã làm Năm Cam không khỏi xao xuyến.
Một đêm, sau khi nghe tiếng thở đều của vợ chứng tỏ đã chìm vào giấc ngủ say, con lợn lòng nổi lên. Năm Cam nhổm người lên nhìn qua Kim Anh. Y chợt nghe rạo rực khi nhìn thấy sắc vóc đương độ dậy thì của cô gái. Năm Cam đánh bạo thò tay qua vợ mình sờ vào tấm thân ngà ngọc của Kim Anh. Cô gái vẫn ngủ say...
Cầm lòng không đậu, Năm Cam leo xuống giường rón rén bước vòng qua phía Kim Anh đang ngủ. Y bắt đầu thám hiểm và thích thú khi nhận ra, dường như cô gái đã thức như vờ nhắm mắt.
Năm Cam liều lĩnh ghé môi hôn ,Kim Anh chợt mở mắt ra nhìn và thoáng nở một nụ cười trên môi...
Với tình cảnh nguy hiểm, Năm Cam chỉ dám đến thế chứ đâu dám tiến xa hơn.
Từ sau đêm đó,thỉnh thoảng Năm Cam lại tìm cách lén lút hôn hít, sờ soạng cô gái- dĩ nhiên với sự đồng tình của cô ta.
Kéo dài được vài tuần, Năm Cam hỏi riêng Kim Anh:
- Một bữa nào đó, cưng đi chơi với anh nghen?
Câu trả lời làm Năm Cam mừng húm:
- Tuỳ anh sắp xếp hà, có điều em sợ chị Trúc biết...
- Biết sao được, ăn thua hai đứa mình chớ!
Và rồi Kim Anh đã thở thành nhân tình của ông hàng xóm từ lúc cô gái mới bước vào tuổi 16!
Quen hơi bén mùi, cặp tình nhân tha hồ hoan lạc bất kỳ lúc nào có cơ hội. Những lúc chỉ đợi Trúc đi chợ hoặc rời nhà công chuyện, Năm Cam lôi tuột Kim Anh vào buồng ngủ của hai vợ chồng để ân ái.
Đi đêm có ngày gặp ma, một buổi sáng-khi vừa xong xuôi, cả hai mới kịp mặc lại quần áo còn để lại dấu tích trên chiếc giường thì Trúc được sự mật báo của em ruột, đã đẩy cửa vào bắt quả tang. Trước sự đau khổ vật vã của vợ, Năm Cam thề sống thề chết và đành lòng chia tay cô tình nhân bé bỏng. Cũng chẳng lấy đó làm xấu hổ, Kim Anh vẫn lui tới nhà Năm Cam và vẫn coi Trúc là “ bà chị thân yêu” dù nếu có cơ hội cũng sẵn sàng cuỗm luôn “ ông- anh- rể”!
*
* *
Trong thời điểm này đã xảy ra một việc dẫn đến bất hòa đầu tiên của Bảy Xi và Năm Cam.
Thịnh Thăng Long, một tay giang hồ khoác áo lính Nhảy Dù, là cặp bài trùng với Sơn đảo-kẻ bắt đầu vươn lên ngôi vị độc tôn sau cái chết của Đại Cathay, đã đụng độ với ** Trắng, một du đãng ở khu Nhà Lô Cô Giang, vốn chưa có tên tuổi gì. Hôm ấy, ** Trắng đi cùng đàn anh Tám lâu vào một quán nhậu. ** Trắng mới trải qua một vụ thanh toán nên cánh tay mặt bị thương phải bó thuốc. Thịnh Thăng Long đến sau gặp Tám lâu nên tiến lại chào hỏi. Là đàn em, ** Trắng tất nhiên phải lên tiếng chào Thịnh.
Rất kẻ cả, Thịnh đưa tay ra bắt... ** Trắng lật đật thò cánh tay ra lành lặn ra nhưng, tay trái với tay mặt làm sao có thể thực hiện được cú bắt tay? Ngỡ là ** Trắng chơi xỏ, Thịnh hất hàm:
- Mày là thằng nào ? Bộ muốn giỡn mặt hả?
** Trắng nổi giân quay đi. Thịnh cho rằng tên đàn em này muốn tỏ vẻ, nên quay qua hỏi Tám lâu:
- Anh Tám, bộ thằng này không biết tôi à?
Tám lâu chưa kịp trả lời, ** Trắng đã cười lạt trả lời:
- Anh là ai cũng kệ xác anh! Tại sao tôi phải biết?
Thịnh Thăng Long nhào đến đấm vào mắt ** Trắng-“ gã đàn em láo xược” nghiêng mình tránh thuận tay chụp lấy chai bia đập xuống cạnh bàn thọc luôn vào mắt Thịnh. Tay anh chị gốc Bắc di cư chỉ kịp lắc đầu tránh thì đã tối sầm mặt mũi. Tám Lâu ngẩn người ra trước sự việc quá bất ngờ, chỉ kịp kéo tay ** Trắng ra xe tẩu thoát trước khi đàn em của Thịnh kịp đến ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét