chia sẻ

Lên ý tưởng kinh doanh

Nhiều người cho rằng khởi nghiệp kinh doanh là một quy trình “loằng ngoằng”. Dù ý thức được rằng mình muốn mở công ty nhưng họ không biết phải bắt đầu từ đâu. Vì thế phần này sẽ hướng dẫn bạn cách để lên ý tưởng kinh doanh - giúp bạn xác định xem mình thực sự muốn làm gì và cách triển khai ý muốn ấy.

Lên ý tưởng kinh doanh




Có một điều mà mọi người luôn băn khoăn là lúc nào mới là thời điểm tốt để lên ý tưởng kinh doanh. Thực ra thời điểm nào cũng tốt cả. Khi kinh tế đang tăng trưởng thì khỏi nói cũng biết mở công ty là quyết định sáng suốt. Không ai là không muốn tiêu tiền khi túi đang rủng rỉnh cả. Còn khi kinh tế khó khăn, bất ổn, các doanh nghiệp đang co cụm lại thì sự xuất hiện của bạn còn gây chú ý nhiều hơn và nếu bạn có sự nghiên cứu, chuẩn bị để chọn mảng kinh doanh mà thị trường đang có nhu cầu thì mở công ty không hề là một ý kiến tồi. Ngoài ra, kinh tế suy thoái cũng là lúc người ta thanh lý trang thiết bị (hoặc thậm chí cả công ty!) và biết đâu bạn lại tranh thủ mua được thứ cần thiết cho doanh nghiệp của mình với giá hời.
Mỗi người đều có lý do riêng ngăn cản họ thực hiện bước đầu tiên vô cùng quan trọng này. Đa phần là vì sức ỳ của họ quá lớn; họ ngại rủi ro, thất bại hay thậm chí cả thành công. Một số khác thì quá “hoảng” vì nhầm tưởng rằng việc khởi nghiệp kinh doanh là cái gì khủng khiếp lắm, rằng họ phải bắt đầu từ con số không hay phải tạo ra cái gì đó (ý tưởng, dịch vụ) mới lạ, chưa ai từng làm. Nói cách khác, họ nghĩ họ phải “tay không bắt giặc”.   
Tất nhiên, trừ khi bạn là thiên tài công nghệ như Bill Gates hay Steve Jobs còn nếu không, cố phát minh ra cái gì mới chỉ là sự lãng phí thời gian. Với đa số những người khởi nghiệp kinh doanh thì vấn đề nằm ở chỗ làm sao để cải tiến, đổi mới dựa trên những gì đã có hay đơn giản chỉ là nắm bắt cơ hội thị trường chứ không nhất thiết phải nghĩ cái gì đó quá cao siêu, độc đáo.
Khơi nguồn ý tưởng
Bạn bắt đầu quy trình lên ý tưởng như thế nào? Đầu tiên, hãy lấy ra một tờ giấy và nghĩ đến 5-7 ưu điểm, sở thích hay năng khiếu của bạn ở khía cạnh đời tư (chúng tôi sẽ nói về khía cạnh công việc sau) chẳng hạn như: “Tôi rất tốt với mọi người, tôi yêu trẻ, tôi thích đọc sách, tôi thích máy tính, tôi thích những con số, tôi giỏi nghĩ ra những ý tưởng marketing, tôi giỏi giải quyết vấn đề”. Sau đó, hãy điền những ưu điểm đó vào một mặt của tờ giấy.
Ở mặt còn lại, hãy liệt kê những thứ bạn nghĩ mình không có khả năng hoặc không thích làm. Có thể bạn rất giỏi lên ý tưởng marketing nhưng lại không thích tiếp xúc, xã giao, không thích diễn thuyết, không thích đi lại nhiều, không quá yêu trẻ.... Nghĩ gì viết đó, đừng suy đi, tính lại.
Khi đã xong, hãy tự hỏi mình: “Nếu có 3-5 sản phẩm/dịch vụ làm đời sống của cá nhân mình tốt đẹp hơn thì đó là những sản phẩm/dịch vụ gì?”. Bạn có thể đặt câu hỏi đó với tư cách là một người đàn ông, một người phụ nữ, một người cha, một người chồng, một người mẹ, một người vợ, một người ông, hay một người bà,… Hãy xác định những sản phẩm/dịch vụ nào khiến cuộc sống của bạn dễ dàng hơn, hạnh phúc hơn, năng suất hơn hay có ích hơn hoặc chỉ đơn giản là giúp bạn có thêm thời gian.
Tiếp theo, hãy đặt câu hỏi tương tự ở khía cạnh công việc. Hãy nghĩ xem bạn thích gì và không thích làm gì và những điểm mà mọi người thích hay không thích về bạn. Cuối cùng, hãy tự hỏi xem tại sao ngay từ đầu mình lại muốn kinh doanh. Khi hoàn thành, hãy tìm ra mô típ chung (tức là có nhu cầu thị trường cho những thứ bạn làm tốt hoặc thích làm không?).  
Định hình ý tưởng
Có một câu chuyện rất hay để minh hoạ cho việc phát hiện ra nhu cầu và đáp ứng nhu cầu đó. Cách đây nhiều năm, gần khu văn phòng, công ty của thành phố được quy hoạch ở Irvine (California, Mỹ) hầu như không có mấy quán ăn nhanh, đa phần chỉ tập trung ở khu dân cư phía bên kia thành phố. Các chỗ ăn khác hoặc là đắt đỏ, hoặc là phải xếp hàng rất lâu. Có hai chàng trai trẻ rất bức xúc về tình trạng này. Một ngày, trong lúc đang than vãn về chuyện thiếu chỗ ăn trưa, một trong hai chàng trai nói: “Giá mà có quán nào nhận mang cơm trưa đến văn phòng thì tốt biết mấy?”. Thế rồi ý tưởng kinh doanh quán ăn như thế nảy sinh. Họ kiếm một quyển cẩm nang lập nghiệp và bắt đầu mở quán.  
Và dù không phải là mảng kinh doanh độc đáo hay phức tạp gì nhưng cho tới thời điểm này, quán ăn của họ đã phục vụ tới hơn 15 triệu lượt khách. Mức độ cạnh tranh hiện đã gay gắt hơn nhưng công việc kinh doanh của họ vẫn cực kỳ phát đạt. Tất cả chỉ xuất phát từ việc họ lắng nghe những bức xúc của mình và tìm cách giải quyết những bức xúc ấy. Họ không biết rằng rút ngắn thời gian ăn trưa là vấn đề mà nhiều người kêu ca nhất. Một số người chỉ có 30 phút nghỉ ăn trưa, không kịp để họ có thể ra ngoài ăn rồi quay lại đúng giờ. Vì thế, ý tưởng ban đầu của hai chàng trai trẻ ấy chỉ là nhằm giải quyết nhu cầu cá nhân nhưng thật ra lại động chạm đến nỗi niềm chung của tất cả mọi người.   
Đó là một cách để lên ý tưởng: lắng nghe nỗi bức xúc của chính bạn hay của hàng xóm, bạn bè, người thân. Mọi cơ hội đều nằm ở những nỗi bức xúc ấy và bạn chỉ cần để ý một chút. Nếu bạn ở tư thế luôn sẵn sàng thì có khi chỉ cần nghe ngóng xung quanh cũng làm bạn nảy sinh ra nhiều ý tưởng. Chẳng hạn bạn đọc thấy bài báo về giảm giờ nghỉ trưa và nếu tư duy theo góc độ của người kinh doanh, bạn có thể nghĩ ngay “Chà, đây có thể là cơ hội để mình làm gì đó đây. Mình phải tìm hiểu kỹ mới được”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Ky nang ban hang ky-nang-ban-hang
10 10 1125 (c) by
Google Thủ thuật, hacking, tool, code, công cụ