chia sẻ

Đặc nhiệm Anh bí mật vào sâu trong đất Libya

Bất đồng mới trong cách đối phó với Tổng thống Libya Moammar Gaddafi, cộng với những rạn nứt cũ trong việc xây hệ thống phòng thủ tên lửa, Nga vào WTO… khiến Nga và Mỹ chưa thể khởi động lại quan hệ như mong muốn.
Hồi đầu tháng, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden thăm Nga và tới đầu tuần này, tới lượt Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates.
Sau chuyến thăm tới Nga của hai trong số 10 nhân vật quyền lực nhất của Mỹ, các nhà phân tích nhận định, hai nước chưa “bắt được sóng” của nhau và chuyến thăm vừa rồi của ông Biden và Gates chứng minh rõ điều đó; dù hai bên đều muốn khởi động lại quan hệ như mong muốn của hai Tổng thống.
Phó tổng thống Biden (phải) vừa thăm Nga. Hai bên đạt được đôi chút tiến bộ nhưng vẫn bất đồng trong rất nhiều vấn đề.

Giống như ông Biden, ông Gates tới Nga với nhiệm vụ chính là chuẩn bị cho cuộc hội đàm giữa Tổng thống hai nước trong thời gian tới.
Hai chuyến đi chỉ khác nhau có một điểm: ông Biden tập trung vào kinh tế, còn ông Gates là quân sự và chính trị. Ông Zolotaryov nhấn mạnh: “Trong khi ông Joe Biden chủ yếu nói về hợp tác kinh tế với Nga thì mục tiêu của ông Gates là xóa tan những đám mây che khuất hợp tác quân sự, nhất là về hệ thống phòng thủ tên lửa, cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến thuật và chiến lược”.
Tại Nga, ông Gates hội đàm với đồng nhiệm Anatoly Serdyukov và Tổng thống nước chủ nhà Dmitry Medvedev. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ “nịnh” Nga khi khẳng định đang nỗ lực xây dựng quan hệ tốt đẹp như với Anh, Pháp và Canada.
Ông Gates cũng tái khẳng định là Mỹ sẵn sàng đảm bảo chính trị với Nga rằng, hệ thống phòng thủ tên lửa của họ ở châu Âu không nhằm vào Nga.
Ngoài ra, hai bên cũng bàn thảo và tìm được sự đồng thuận trong cách xử lý rối loạn ở Afghanistan. Ông Serdyukov thừa nhận: “Chúng tôi trao đổi thẳng thắn nhiều vấn đề ở Afghanistan. Nga có lợi ích khi khu vực này ổn định và liên quân chiến thắng”.
Tuy nhiên, ông Felgingauer cảnh báo là những gì mà lãnh đạo Lầu Năm Góc thống nhất với phía Nga cũng không có gì bền vững. Nguyên nhân là năm sau ông Gates sẽ nghỉ hưu nên chẳng ai có thể chắc Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ làm gì khi đó với Nga.
Ông Zolotaryov nhận định: “Những tuyên bố chính trị như gió thổi, có thể tới rồi đi. Đó là lý do vì sao Nga muốn những cam kết chắc chắn hơn, có tính ràng buộc hơn, có thể trước mắt sẽ là một trung tâm trao đổi thông tin tên lửa”.
 Chuyến thăm của ông Gates diễn ra trong bối cảnh Bắc Phi, Trung Đông và nhất là Libya tiếp tục rối loạn.
Tuy nhiên, những tiến bộ trên là rất nhỏ so với những gì còn tồn đọng và vừa xuất hiện trong quan hệ song phương. Do đó, sau chuyến thăm của ông Gates, ông Serdyukov chỉ tuyên bố là hợp tác quân sự Nga – Mỹ đang có “sự tiến bộ đáng tin cậy”.
Trong vấn đề phòng thủ tên lửa, hai bên tiếp tục giữ nguyên khoảng cách khi Nga vẫn phản đối kế hoạch của Mỹ bởi cho rằng, mục tiêu của lá chắn chính là Moscow.
Bản thân Phó tổng thống Biden trước đó thừa nhận Nhà Trắng không thể cam kết bằng văn bản với Nga rằng hệ thống phòng thủ tên lửa của họ ở châu Âu không nhằm vào Nga bởi Quốc hội Mỹ sẽ không làm vậy.
Nga dọa sẽ rút khỏi hiệp ước START mới nếu Mỹ triển khai tên lửa đánh chặn, “có khả năng làm giảm đáng kể hiệu quả của các lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga”.
Về kho tên lửa chiến thuật, Mỹ chưa thuyết phục được Nga cắt giảm bởi Nga biết là với kho tên lửa chiến thuật khổng lồ của mình, họ vẫn có thể mạnh hơn kho vũ khí thông thường của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Ngược lại, Nga sẽ không thể làm đối trọng quân sự với phương Tây.

Cộng với việc hai nước vẫn chưa thống nhất về việc xử lý chương trình hạt nhân Iran, Mỹ ủng hộ Nhật Bản trong việc lên tiếng đòi chủ quyền đối với quần đảo Kurils; Nga gia nhập vào tổ chức thương mại Thế giới (WTO), quan hệ Nga-Mỹ vẫn còn khoảng cách.
Đó là còn chưa tính tới việc hồi đầu tuần, Thủ tướng Nga Vladimir Putin chỉ trích vai trò của Mỹ tại Libya, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Serdyukov thúc giục Mỹ dừng tấn công Libya...
Nga kêu gọi ngừng bắn ở Libya.

Như vậy, có thể thấy là quan hệ Nga - Mỹ thuận lợi thì ít, khó khăn thì nhiều. Đây là tín hiệu buồn trong quan hệ song phương bởi đây là năm thứ 3 ông Barack Obama và năm thứ 4 ông Dmitry Medvedev làm Tổng thống. 

Nếu năm sau, khi hai nước bầu được các nhà lãnh đạo mới nhưng lại không muốn khởi động lại quan hệ như ông Obama và Medvedev thì quan hệ song phương chắc chắn sẽ xấu hơn hiện tại. 

Các bất đồng ở trên sẽ chưa thể giải quyết, nếu không muốn nói sẽ là rào cản, đẩy hai cường quốc thế giới ra xa hơn nữa.
>>  Nga đe dọa Mỹ nhưng khó thành công
Nam Việt (tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Ky nang ban hang ky-nang-ban-hang
10 10 1125 (c) by
Google Thủ thuật, hacking, tool, code, công cụ