chia sẻ

‘Vùng cấm bay’ mất tác dụng tại Libya

Lực lượng nổi dậy tại Libya đang không ngừng lên án Mỹ và các nước khác trước sự can thiệp quân sự một cách chậm chễ vào tình hình Libya.
Trong tuần này Liên Hiệp Quốc sẽ tiến hành bỏ phiếu để tiến hành áp đặt vùng cấm bay tại Libya tuy nhiên trên thực tế, đề xuất áp đặt vùng cấm bay của Mỹ, Anh và Pháp đến nay đối với Libya có thể đã quá muộn. 

Ông Gaddafi cho biết quân đội chính phủ đang nỗ lực đánh bại phe nổi dậy trước khi có sự can thiệp từ quốc tế.

Hiện nay quân đội chính phủ sử dụng sức mạnh không quân kết hợp với bộ binh tiến đánh quân nổi dậy và đã kiểm soát được phần lớn các thành phố phía đông và đang di chuyển tới thị trấn Ajdabiya, mở đường tới thành luỹ của phe chống đối tại Benghazi. Cư dân tại các khu vực này đã bỏ chạy tới sát biên giới Ai Cập.

Washington đang bị lực lượng nổi dậy cáo buộc trong việc tiếp ứng chậm trễ. 
Lực lượng nổi dậy ở Libya chỉ có vũ khí bộ binh và hoàn toàn bất lực trước ưu thế trên không của quân đội của ông Gaddafi.

Ahmed Malen, một trong những người chống Gaddafi ở Benghazi đã dán các áp phích trên tường với khẩu hiệu: “Washington đã phản bội chúng ta, nếu chúng ta bị chết tất cả là do lỗi của họ, họ là kẻ hèn nhát”.

Tổng thống Barack Obama sẽ phải đối mặt với các chỉ trích từ đảng Dân chủ cũng như đảng Cộng hòa khi mà cuộc nổi loạn này bị sụp đổ.

Ngoại trưởng Pháp, ông Alain Juppé thừa nhận với đài phát thanh Europe-1  rằng một khu vực cấm bay bây giờ có thể là quá muộn. 

"Nếu chúng ta sử dụng lực lượng quân sự vào tuần trước để vô hiệu hóa một số đường băng và máy bay, có lẽ sẽ đảo ngược được tình thế và phe đối lập sẽ không xảy ra các thiệt hại".

Dù ông Gaddafi đang tiến tới rất gần sự chiến thắng tuy nhiên các biện pháp trừng phạt sẽ vẫn được áp dụng thậm chí là sẽ được mở rộng, chẳng hạn như thực thi nghiêm ngặt các lệnh cấm vận vũ khí, đóng băng tài sản của các thành viên trong chế độ Gaddafi, mở rộng lệnh cấm đi lại, và hợp đồng với các quốc gia khác để ngăn chặn lính đánh thuê của họ đến Libya. 

Đại sứ Pháp tại Liên Hiệp Quốc, ông Gerard Araud, trong buổi trả lời với các phóng viên đã nói: "Chúng tôi hết sức đau khổ bởi thực tế là tình hình tại Libya đang xấu đi, lực lượng của Gaddafi đang tiến dần đến Benghazi trong khi đó các tổ chức quốc tế vẫn chưa có động thái gì".

Nỗ lực của Mỹ chỉ "nhúc nhích" sau khi các nước Arab tuyên bố sẽ đưa lực lượng tới thị sát vùng cấm bay và Arab Saudi, UAE cùng Jordan sẽ cung cấp máy bay. Bởi lẽ, chính quyền Washington lo ngại rằng một lực lượng chỉ có các nước phương Tây vấp phải sự phản đối của thế giới Hồi giáo, phá đổ những nỗ lực ngoại giao mà ông Obama xây dựng từ khi cầm quyền.

"Đầu hàng hoặc chạy đi"

Trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn Giornale của Italy, ông Gaddafi chế giễu vùng cấm bay của cộng đồng quốc tế. Các nhà lãnh đạo Libya đã nói với lực lượng phiến quân rằng: "Chỉ có hai khả năng: Đầu hàng hoặc chạy đi".

Gaddafi đã chiếm đóng tuyến đường ven biển tại Ajdabiya và mở ra con đường không chỉ để tiến đánh Benghazi mà còn có thể tấn công Tobruk và kiểm soát biên giới với Ai Cập.

Các tuyến đường ven biển ở Ajdabiya tạo cơ hội cho lực lượng của Gaddafi vượt qua Benghazi để tiến đánh các thị trấn ở phía đông và sau đó tạo thành thế gọng kìm tấn công lực lượng phiến quân từ cả hai phía.

Akram Ramadan, một phóng viên người Anh đã trở về từ Bengazhi, cho biết: “Mọi thứ đã quá muộn dù họ quyết định áp đặt một vùng cấm bay ngay lập tức...”

James Lindsay, của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Washington, nói rằng: “Không quá trễ để áp đặt một vùng cấm bay. Nhưng về mặt quân sự nó sẽ không làm được gì nhiều để giúp đỡ những người nổi loạn”.

Dự thảo nghị quyết đã được thống nhất bởi 5 nước ở Hội đồng An ninh gồm: Mỹ, Anh, Pháp, Đức và Lebanon. Chỉ có Trung Quốc và Nga đã đã kịch liệt phản đối việc áp đặt vùng cấm bay. 

>> Giải thích khái niệm vùng cấm bay
Hoàng Long (tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Ky nang ban hang ky-nang-ban-hang
10 10 1125 (c) by
Google Thủ thuật, hacking, tool, code, công cụ