Những chiếc máy bay chiến đấu của phương Tây hôm qua (25/3) tiếp tục dội bom vào xe tăng và các đơn vị pháo binh ở phía đông Libya trong một nỗ lực nhằm phá vỡ thế bế tắc trên chiến trường và giúp quân nổi dậy giành lại thành phố chiến lược Ajdabiyah.
Song song với các cuộc không kích dữ dội và liên tiếp, liên quân cũng đã bắn tên lửa nhằm vào các đơn vị pháo binh, lực lượng cơ giới, cũng như các cơ sở chỉ huy của chính phủ Libya. Theo một phát ngôn viên của chính phủ Mỹ, trong vòng 24 giờ qua, liên quân đã thực hiện 153 cuộc không kích và bắn 16 tên lửa hành trình Tomahawk vào quốc gia Bắc Phi.
Nhờ sự hậu thuẫn của liên quân, quân nổi dậy Libya hôm qua đã dồn lực lượng thực hiện một cuộc tấn công vào Ajdabiyah. Họ đã có cuộc đọ súng với các lực lượng của ông Gaddafi.
Quân nổi dậy Libya tuyên bố, họ đã vào được thành phố Ajdabiyah từ phía đông trong khi các lực lượng trung thành với Tổng thống Muammar Gaddafi đang nắm giữ phía tây thành phố này, đài truyền hình Al Jazeera cho biết. Ajdabiyah được xem là thành phố chiến lược bởi đây là nơi có con đường ven biển tiến tới thủ đô Tripoli – thành trì của quân chính phủ.
Phe nổi dậy dường như đã trở nên có tổ chức hơn trong mấy ngày gần đây. Trước đó, nhiều người hoài nghi về khả năng đội quân “ô hợp và thiếu tổ chức” này có thể thách thức được vị trí cầm quyền của Tổng thống Gaddafi.
Giành lại được thành phố Ajdabiyah sẽ là thắng lợi lớn nhất đối với quân nổi dậy Libya kể từ khi phương Tây can thiệp quân sự nhằm chặn đứng bước tấn công của quân chính phủ nước này. Các lực lượng trung thành với ông Gaddafi với lợi thế về hỏa lực đã từng đẩy lùi quân nổi dậy về tận thành trì Benghazi của họ.
Chính phủ các nước phương Tây hy vọng, những cuộc không kích mà họ phát động trong ngày hôm nay (26/3) sẽ giúp làm thay đổi cán cân lực lượng theo hướng có lợi cho lực lượng nổi dậy ở Libya - đất nước bất ổn nhất thế giới Ả-rập.
Ở thủ đô Tripoli, người dân cho biết, rạng sáng nay, liên quân đã thực hiện một cuộc không kích vào thành phố. Người ta có thể nghe thấy tiếng máy bay gầm rú trên bầu trời và sau đó là những tiếng nổ lớn và tiếng đạn bắn ra từ những khẩu súng phòng không.
Khi Mỹ tuyên bố rằng, khả năng chỉ huy và duy trì lực lượng vũ trang của Tổng thống Gaddafi đang suy giảm thì đài truyền hình Libya cho biết, “nhà lãnh đạo” của họ đã khen ngợi tất cả các thành viên của lực lượng vũ trang và cảnh sát “vì cuộc chiến anh hùng và dũng cảm của họ nhằm chống lại cuộc tấn công của những kẻ thực dân".
Chiến dịch chống Libya sẽ kéo dài trong 3 tháng
Trong lúc này, tại trụ sở của Liên minh Châu Phi (AU) ở Addis Ababa, Chủ tịch Ủy ban AU – ông Jean Ping cho biết, liên minh đang có kế hoạch đứng ra làm trung gian cho các cuộc đàm phán hòa bình ở Libya nhằm kết thúc cuộc chiến tranh ở nước này bằng các cuộc bầu cử dân chủ.
Đây là tuyên bố đầu tiên của AU về Libya kể từ sau khi liên mình này lên tiếng phản đối bất kỳ hình thức can thiệp quân sự nào vào Libya.
Tuy nhiên, ở Brussels, Bỉ, một quan chức NATO cho biết, chiến dịch đánh Libya mà NATO vừa tiếp nhận quyền chỉ huy dự kiến sẽ chỉ kéo dài trong vòng 90 ngày.
Trước đó, Pháp cũng khẳng định cuộc chiến của liên quân ở Libya sẽ chỉ kéo dài trong vòng vài tuần chứ không phải nhiều tháng.
"Tôi không cho rằng chiến dịch sẽ được gói gọn trong vòng vài ngày. Tôi nghĩ nó sẽ phải kéo dài vài tuần. Tuy nhiên, tôi hy vọng nó sẽ không kéo dài vài tháng," Đô đốc Edouard Guillaud, người đứng đầu lực lượng vũ trang Pháp, cho biết.
Máy bay Qatar bắt đầu tham chiến
Hai chiếc chiến đấu cơ đánh chặn Mirage của Qatar hôm qua đã chính thức tham gia vào chiến dịch thực thi lệnh cấm bay trên bầu trời Libya theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Đây là thông tin vừa được Bộ Quốc phòng Pháp tiết lộ.
Như vậy, Qatar là nước Ả-rập đầu tiên tham gia vào chiến dịch của phương Tây nhằm chống lại chính phủ Libya. Cùng với Qatar, Các tiểu Vương quốc Ả-rập thống nhất cũng đã cử 12 máy bay chiến đấu đến hỗ trợ cho chiến dịch của liên quân ở Libya.
Liên quân phương Tây đã mở màn chiến dịch quân sự chống Libya vào ngày 19/3 sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua một nghị quyết cho phép các nước “dùng tất cả những biện pháp cần thiết” để bảo vệ dân thường trước các cuộc tấn công của quân chính phủ Libya nhằm vào các thành phố nằm trong tay quân nổi dậy.
Chiến dịch quân sự mang tên Bình minh Odyssey có sự tham gia của 13 quốc gia, trong đó có 3 cường quốc đóng vai trò chính là Anh, Pháp và Mỹ. Trong suốt một tuần qua, liên quân đã thực hiện các cuộc tấn công liên tiếp vào Libya, phá hỏng nhiều cơ sở quân sự và làm tê liệt hệ thống phòng không của Libya.
Chính phủ Libya cáo buộc, các cuộc tấn công của liên quân đã giết hại nhiều dân thường của nước này. Trong khi đó, các nhà phân tích an ninh cảnh báo nguy cơ phương Tây bị sa lầy vào một cuộc nội chiến kéo dài ở Libya.
Song song với các cuộc không kích dữ dội và liên tiếp, liên quân cũng đã bắn tên lửa nhằm vào các đơn vị pháo binh, lực lượng cơ giới, cũng như các cơ sở chỉ huy của chính phủ Libya. Theo một phát ngôn viên của chính phủ Mỹ, trong vòng 24 giờ qua, liên quân đã thực hiện 153 cuộc không kích và bắn 16 tên lửa hành trình Tomahawk vào quốc gia Bắc Phi.
Nhờ sự hậu thuẫn của liên quân, quân nổi dậy Libya hôm qua đã dồn lực lượng thực hiện một cuộc tấn công vào Ajdabiyah. Họ đã có cuộc đọ súng với các lực lượng của ông Gaddafi.
Quân nổi dậy Libya tuyên bố, họ đã vào được thành phố Ajdabiyah từ phía đông trong khi các lực lượng trung thành với Tổng thống Muammar Gaddafi đang nắm giữ phía tây thành phố này, đài truyền hình Al Jazeera cho biết. Ajdabiyah được xem là thành phố chiến lược bởi đây là nơi có con đường ven biển tiến tới thủ đô Tripoli – thành trì của quân chính phủ.
Phe nổi dậy dường như đã trở nên có tổ chức hơn trong mấy ngày gần đây. Trước đó, nhiều người hoài nghi về khả năng đội quân “ô hợp và thiếu tổ chức” này có thể thách thức được vị trí cầm quyền của Tổng thống Gaddafi.
Giành lại được thành phố Ajdabiyah sẽ là thắng lợi lớn nhất đối với quân nổi dậy Libya kể từ khi phương Tây can thiệp quân sự nhằm chặn đứng bước tấn công của quân chính phủ nước này. Các lực lượng trung thành với ông Gaddafi với lợi thế về hỏa lực đã từng đẩy lùi quân nổi dậy về tận thành trì Benghazi của họ.
Chính phủ các nước phương Tây hy vọng, những cuộc không kích mà họ phát động trong ngày hôm nay (26/3) sẽ giúp làm thay đổi cán cân lực lượng theo hướng có lợi cho lực lượng nổi dậy ở Libya - đất nước bất ổn nhất thế giới Ả-rập.
Ở thủ đô Tripoli, người dân cho biết, rạng sáng nay, liên quân đã thực hiện một cuộc không kích vào thành phố. Người ta có thể nghe thấy tiếng máy bay gầm rú trên bầu trời và sau đó là những tiếng nổ lớn và tiếng đạn bắn ra từ những khẩu súng phòng không.
Khi Mỹ tuyên bố rằng, khả năng chỉ huy và duy trì lực lượng vũ trang của Tổng thống Gaddafi đang suy giảm thì đài truyền hình Libya cho biết, “nhà lãnh đạo” của họ đã khen ngợi tất cả các thành viên của lực lượng vũ trang và cảnh sát “vì cuộc chiến anh hùng và dũng cảm của họ nhằm chống lại cuộc tấn công của những kẻ thực dân".
Chiến dịch chống Libya sẽ kéo dài trong 3 tháng
Trong lúc này, tại trụ sở của Liên minh Châu Phi (AU) ở Addis Ababa, Chủ tịch Ủy ban AU – ông Jean Ping cho biết, liên minh đang có kế hoạch đứng ra làm trung gian cho các cuộc đàm phán hòa bình ở Libya nhằm kết thúc cuộc chiến tranh ở nước này bằng các cuộc bầu cử dân chủ.
Đây là tuyên bố đầu tiên của AU về Libya kể từ sau khi liên mình này lên tiếng phản đối bất kỳ hình thức can thiệp quân sự nào vào Libya.
Tuy nhiên, ở Brussels, Bỉ, một quan chức NATO cho biết, chiến dịch đánh Libya mà NATO vừa tiếp nhận quyền chỉ huy dự kiến sẽ chỉ kéo dài trong vòng 90 ngày.
Trước đó, Pháp cũng khẳng định cuộc chiến của liên quân ở Libya sẽ chỉ kéo dài trong vòng vài tuần chứ không phải nhiều tháng.
"Tôi không cho rằng chiến dịch sẽ được gói gọn trong vòng vài ngày. Tôi nghĩ nó sẽ phải kéo dài vài tuần. Tuy nhiên, tôi hy vọng nó sẽ không kéo dài vài tháng," Đô đốc Edouard Guillaud, người đứng đầu lực lượng vũ trang Pháp, cho biết.
Máy bay Qatar bắt đầu tham chiến
Hai chiếc chiến đấu cơ đánh chặn Mirage của Qatar hôm qua đã chính thức tham gia vào chiến dịch thực thi lệnh cấm bay trên bầu trời Libya theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Đây là thông tin vừa được Bộ Quốc phòng Pháp tiết lộ.
Như vậy, Qatar là nước Ả-rập đầu tiên tham gia vào chiến dịch của phương Tây nhằm chống lại chính phủ Libya. Cùng với Qatar, Các tiểu Vương quốc Ả-rập thống nhất cũng đã cử 12 máy bay chiến đấu đến hỗ trợ cho chiến dịch của liên quân ở Libya.
Liên quân phương Tây đã mở màn chiến dịch quân sự chống Libya vào ngày 19/3 sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua một nghị quyết cho phép các nước “dùng tất cả những biện pháp cần thiết” để bảo vệ dân thường trước các cuộc tấn công của quân chính phủ Libya nhằm vào các thành phố nằm trong tay quân nổi dậy.
Chiến dịch quân sự mang tên Bình minh Odyssey có sự tham gia của 13 quốc gia, trong đó có 3 cường quốc đóng vai trò chính là Anh, Pháp và Mỹ. Trong suốt một tuần qua, liên quân đã thực hiện các cuộc tấn công liên tiếp vào Libya, phá hỏng nhiều cơ sở quân sự và làm tê liệt hệ thống phòng không của Libya.
Chính phủ Libya cáo buộc, các cuộc tấn công của liên quân đã giết hại nhiều dân thường của nước này. Trong khi đó, các nhà phân tích an ninh cảnh báo nguy cơ phương Tây bị sa lầy vào một cuộc nội chiến kéo dài ở Libya.
Kiệt Linh - (tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét