Dùng tay sờ trực tiếp vào nguồn điện, rồi cho dòng điện 220v vào miệng, nhưng bố con ông Dương Đình Thắng (Bắc Giang) vẫn an toàn.
*Clip: Hai cha con "siêu nhân" biểu diễn |
Người dân xã Ngọc Sơn (Hiệp Hòa, Bắc Giang) từ lâu đã quen với việc ông Dương Đình Thắng sờ trực tiếp vào điện hoặc ngậm dây điện mà không bị giật. Ông Thắng phát hiện ra khả năng kỳ lạ của mình khi còn công tác ở ngành thủy lợi.
"Khi tôi sửa đường điện cho cơ quan, lỡ tay chạm vào dây điện, cứ nghĩ rằng bị giật, nhưng chỉ thấy hơi tê tê trong người", người đàn ông 57 tuổi này kể. Sau này khi đã về quê làm thợ điện, tiếp xúc với điện nhiều, ông không còn cảm giác tê nữa.
Không chỉ cầm nắm dây đang có điện, ông Thắng còn cho dây vào miệng mà không bị giật. Theo ông, đây là cách "nói chuyện với điện".
Ông Thắng cho trực tiếp dòng điện 220v vào trong miệng. |
Ông Thắng sinh được 2 con trai, nhưng chỉ con lớn là Dương Minh Lợi (30 tuổi) làm nghề sửa điện và cơ khí mới được "di truyền" khả năng kỳ lạ từ bố.
Anh chia sẻ: "Tôi phát hiện khả năng này khi lên 10 tuổi. Cũng như bố, khi chạm tay trực tiếp vào điện tôi thấy rất bình thường giống như chạm vào bất kỳ đồ vật khác".
21 năm từ ngày phát hiện ra khả năng đặc biệt của mình, ông Thắng vẫn sinh hoạt khỏe mạnh. Hàng ngày ông vẫn đi sửa điện cho bà con hàng xóm.
Trong khi ông Thắng bình thản sờ vào dây điện thì vợ ông đầy lo lắng. "Ông ấy liều lắm, điện chưa ngắt mà cứ sửa trực tiếp", bà Lượt, vợ ông Thắng nói.
Anh Lợi người con trai cả của ông Thắng cũng có khả năng "miễn dịch" với dòng điện 220v. |
Một số người hàng xóm thường nhờ ông Thắng sửa điện thì sởn gai ốc vì cách đấu điện không bình thường. "Thấy điện hở là tôi phải cảnh giác vì trước đây một lần bị điện giật, vậy mà ông ấy cứ tay trần đấu điện", người hàng xóm tên Thăng chia sẻ.
Hiện nay, thế hệ thứ ba của gia đình là cháu Dương Tiến Mạnh (6 tuổi) con trai của anh Dương Minh Lợi cũng được "di truyền" khả năng đặc biệt của bố và ông nội.
Anh Lợi chia sẻ: "Biết được khả năng đặc biệt như vậy sẽ tạo điều kiện hơn cho mình khi làm việc chứ không phải để khoe khoang với người khác".
Bá Đô - Nguyễn Giang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét