Đời sống văn nghệ của cộng đồng người Việt tại các nước châu Âu yên ắng hơn so với ở Mỹ nhưng chứa đựng nhiều thông điệp hướng về quê nhà, mang ý nghĩa chung tay vì cộng đồng và giữ gìn bản sắc dân tộc
Nghệ sĩ Lý Kim Thành và Hà Mỹ Xuân sau suất diễn trích đoạn Bên cầu dệt lụa
Tôi đến khu Kingsland Road và Thamesmead nằm ở phía Tây London, nơi phần đông người Việt tập trung buôn bán, kinh doanh chủ yếu là siêu thị, quán ăn và các tiệm làm tóc.
Một sô ca nhạc được quảng cáo sắp trình diễn với sự tham gia của các ca sĩ, nghệ sĩ người Việt ở địa phương. Vé chỉ có 30 bảng Anh, được đãi ăn tối.
Có thể nói phần lớn ca sĩ trẻ người Việt ở Anh đều xuất thân từ phong trào du học. Phương Mai, Tiến Đạt, Hoài Minh… là những ca sĩ được cộng đồng người Việt ở London yêu thích. Họ hát nhạc và diễn cải lương rất sinh động.
Tình hoài hương
Chất lượng nghệ thuật trong các chương trình văn nghệ của kiều bào tại các nước châu Âu mỗi nơi mang một màu sắc, cấp độ khác nhau. Tại London, bên cạnh các ca sĩ người Việt được yêu thích thì đa phần khán giả ở đây thích xem hài kịch. Ông Lương Sơn Thành, Chủ tịch Hội người Việt tại Anh, cho biết: “Có hơn 40.000 người Việt sống ở Anh, trong đó có hơn 7.000 sinh viên du học. Phần nhiều là người dân đến từ các tỉnh Nghệ An, Hải Phòng, Quảng Ninh nên sở thích của họ là chèo Bắc, ca quan họ và hài kịch Bắc. Những nghệ sĩ như: Xuân Hinh, Minh Vượng, Xuân Bắc, Vân Dung… là những ngôi sao ở đây. Tuy nhiên, các chương trình biểu diễn phải mang đậm chất tình quê thì khán giả mới xem đông”.
Chất lượng nghệ thuật trong các chương trình văn nghệ của kiều bào tại các nước châu Âu mỗi nơi mang một màu sắc, cấp độ khác nhau. Tại London, bên cạnh các ca sĩ người Việt được yêu thích thì đa phần khán giả ở đây thích xem hài kịch. Ông Lương Sơn Thành, Chủ tịch Hội người Việt tại Anh, cho biết: “Có hơn 40.000 người Việt sống ở Anh, trong đó có hơn 7.000 sinh viên du học. Phần nhiều là người dân đến từ các tỉnh Nghệ An, Hải Phòng, Quảng Ninh nên sở thích của họ là chèo Bắc, ca quan họ và hài kịch Bắc. Những nghệ sĩ như: Xuân Hinh, Minh Vượng, Xuân Bắc, Vân Dung… là những ngôi sao ở đây. Tuy nhiên, các chương trình biểu diễn phải mang đậm chất tình quê thì khán giả mới xem đông”.
Tôi được xem một chương trình cải lương tổ chức tại Pháp. Khán phòng nhà hát ở quận 13 chứa gần 1.000 khán giả. Chương trình quy tụ các nghệ sĩ người Việt ở Paris như: Hà Mỹ Liên, Hà Mỹ Xuân (em ruột NSƯT Thanh Điền), Minh Tâm, Tài Lương (anh chị ruột của nghệ sĩ Tài Linh), Kiều Lệ Mai, Minh Đức, Hoàng Long, Lý Kim Thành, Thy Mai… với các trích đoạn cải lương nổi tiếng: Bên cầu dệt lụa, Tấm lòng của biển, Hoa Mộc Lan… Bà con kiều bào ở Paris rất yêu thích cải lương nên hầu hết các sô diễn có nghệ sĩ trong nước sang đều thành công. Điều đặc biệt là khán giả Pháp cũng đến xem các đêm diễn này. Tháng 10 tới, chương trình Giai điệu mùa thu lần 4 của nghệ sĩ kiều bào sẽ ra mắt khán giả tại Đức. Anh Nam Hòa nói: “Vẫn là những câu hát tình quê, những trích đoạn của những vở cải lương vang bóng. Bà con khán giả kiều bào xa xứ yêu thích loại hình này lắm. Không chỉ có khán giả Việt mà người Đức cũng đến xem chúng tôi diễn”.
Mong được về biểu diễn ở quê nhà
Năm ngoái, nghệ sĩ Hà Mỹ Xuân được Hiệp hội Sân khấu Pháp mời tham gia vở Kiều (kết hợp giữa cải lương và nhạc kịch của Pháp), diễn 5 suất tại nhiều thành phố ở Pháp. Chị nói: “Xúc động lắm khi người Pháp trân trọng nghệ thuật dân tộc Việt. Lần đầu tiên tác phẩm của Nguyễn Du được chuyển thể bằng ngôn ngữ nhạc kịch Pháp kết hợp với cải lương”. Cuối năm nay, hai nghệ sĩ Hà Mỹ Xuân và Hà Mỹ Liên sẽ về VN kết hợp với NSƯT Thanh Điền, Thanh Kim Huệ tổ chức live show kỷ niệm gia đình theo nghề hát. Vào tháng 10, nghệ sĩ Lý Kim Thành sẽ tổ chức suất diễn vận động kiều bào xây tượng Phật Quan Âm tại Học viện Linh Sơn Vitry Sur Seine có sự tham gia của NSƯT Lệ Thủy, nghệ sĩ Châu Thanh, Cẩm Thu, ca sĩ Dương Đình Trí…
Năm ngoái, nghệ sĩ Hà Mỹ Xuân được Hiệp hội Sân khấu Pháp mời tham gia vở Kiều (kết hợp giữa cải lương và nhạc kịch của Pháp), diễn 5 suất tại nhiều thành phố ở Pháp. Chị nói: “Xúc động lắm khi người Pháp trân trọng nghệ thuật dân tộc Việt. Lần đầu tiên tác phẩm của Nguyễn Du được chuyển thể bằng ngôn ngữ nhạc kịch Pháp kết hợp với cải lương”. Cuối năm nay, hai nghệ sĩ Hà Mỹ Xuân và Hà Mỹ Liên sẽ về VN kết hợp với NSƯT Thanh Điền, Thanh Kim Huệ tổ chức live show kỷ niệm gia đình theo nghề hát. Vào tháng 10, nghệ sĩ Lý Kim Thành sẽ tổ chức suất diễn vận động kiều bào xây tượng Phật Quan Âm tại Học viện Linh Sơn Vitry Sur Seine có sự tham gia của NSƯT Lệ Thủy, nghệ sĩ Châu Thanh, Cẩm Thu, ca sĩ Dương Đình Trí…
Hội Nghệ sĩ sân khấu ở Paris cũng sẽ tổ chức suất hát để gây quỹ giúp đỡ nghệ sĩ Phương Thanh (kép hát cải lương nổi tiếng thập niên 60 của thế kỷ trước) khi anh bị bệnh nan y giai đoạn cuối.
Vợ chồng nghệ sĩ Nhứt Nương dẫn tôi đến buổi sinh hoạt định kỳ hằng tháng tổ chức tại hội trường Kurt Eisner nằm trong thành phố Munich (Đức). Một khán phòng nhỏ với sân khấu mini dành cho khoảng 30 hội viên. Họ ca hát say mê, nếu ở Paris có các nhạc công đờn cổ như: Văn Trực (guitar), Xuân Phước (bầu), Thu Thảo (tranh)… thì ở Munich thiếu nhạc công người Việt nên hầu hết các bài bản cải lương và vọng cổ đều sử dụng nhạc MD. Mỗi lần về nước, chị Nương đều tìm đến NSƯT Văn Giỏi để đặt nhạc. Chị đã tổ chức thành công 3 chương trình Giai điệu mùa thu vào tháng 10 hằng năm tại Đức. CLB đã đào tạo nhiều nghệ sĩ trẻ như: Nguyễn Hiền, Nguyễn Long, Lâm Dẫu, Hoàng Văn, Hoàng Nguyên, Ngọc Huệ, Juli Kim, Đình Nam…
Tôi gặp Hồng Mai (con gái của nghệ sĩ Hồng Nga) đang định cư theo chồng tại Áo. Mai nói ở Áo, cộng đồng người Việt sống rải rác, khó tập trung nên mỗi khi nhớ nghề cô sang Đức tham gia với CLB của chị Nhứt Nương. Mai ca vọng cổ rất mùi, không thua gì mẹ. Riêng nghệ sĩ Nhứt Nương, chị nối nghiệp cha sáng tác nhiều kịch bản, trong buổi sinh hoạt CLB, chị đã giới thiệu với tôi những sáng tác mới của chị, như: Thái tử Sĩ Đạt Đa, Con thuyền không bến, Tình sử Bàng Quý Phi, Phận bạc, Trọng Thủy – Mỵ Châu… Rời CLB sân khấu Munchen, tôi nhớ giọng ca của Nguyễn Hiền, chàng thanh niên chỉ mới 24 tuổi nhưng có chất giọng trầm ấm, Hiền thuộc gần như tất cả những kịch bản cải lương xưa. Bài bản nào Hiền cũng yêu thích. “Em mong một ngày được về quê nhà biểu diễn, đó sẽ là kỷ niệm hạnh phúc nhất của em”- Hiền nói.
Hầu hết sống bằng nghề khác
Hoạt động sân khấu của người Việt ở các nước châu Âu hầu như chỉ diễn ra xuân thu nhị kỳ. Ở Pháp, ngoài thủ đô Paris, còn có hai điểm diễn tại hai thành phố Lyon và Marseille. Mùa hè là mùa biểu diễn đắt sô của nghệ sĩ Việt kiều tại Pháp, chủ yếu hát cho các chùa và tham gia hoạt động từ thiện. Ở Đức, ngoài Munich, Berlin là nơi hoạt động sân khấu khá xôm tụ và cũng như London, sở thích của người Việt ở Berlin cũng là chèo, quan họ Bắc Ninh và hài kịch Bắc (vì đa phần là người Việt gốc Bắc sang Đông Đức hợp tác lao động và định cư tại đây).
Hoạt động sân khấu của người Việt ở các nước châu Âu hầu như chỉ diễn ra xuân thu nhị kỳ. Ở Pháp, ngoài thủ đô Paris, còn có hai điểm diễn tại hai thành phố Lyon và Marseille. Mùa hè là mùa biểu diễn đắt sô của nghệ sĩ Việt kiều tại Pháp, chủ yếu hát cho các chùa và tham gia hoạt động từ thiện. Ở Đức, ngoài Munich, Berlin là nơi hoạt động sân khấu khá xôm tụ và cũng như London, sở thích của người Việt ở Berlin cũng là chèo, quan họ Bắc Ninh và hài kịch Bắc (vì đa phần là người Việt gốc Bắc sang Đông Đức hợp tác lao động và định cư tại đây).
Các sô diễn cũng không nhiều nên hầu hết nghệ sĩ phải kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau. Nghệ sĩ Lý Kim Thành, nhạc sĩ Văn Trực làm việc ở sân bay Charles de Gaulle; nghệ sĩ Hà Mỹ Liên kinh doanh nhà hàng, nghệ sĩ Minh Tâm lái taxi, vợ chồng Nam Hòa – Nhứt Nương làm việc ở công ty bảo hiểm… Đối với họ, sự nghiệp biểu diễn được đếm từng suất một, nhưng nói như nghệ sĩ Lý Kim Thành: “Còn được hát là còn được hạnh phúc vì mình là nghệ sĩ VN”.
Theo – Thanh Hiệp (Báo NLĐ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét