Một tòa án quận ở Cologne, nước Đức đã ban lệnh cấm cắt bao quy đầu cho các bé trai tuổi thiếu niên mà không phải xuất phát từ đòi hỏi y tế và coi hành động này là một cuộc tấn công vật lý, vi phạm quyền toàn vẹn cơ thể của trẻ nhỏ.
Phán quyết trên được đưa ra sau sự kiện một bác sĩ tại Cologne đã phải hầu tòa vì cắt bao quy đầu cho một cậu bé 4 tuổi theo đạo Hồi theo yêu cầu của các bậc phu huynh khiến em bé này phải nhập viện 2 ngày sau đó vì chảy máu hậu phẫu.
Phán quyết trên được đưa ra sau sự kiện một bác sĩ tại Cologne đã phải hầu tòa vì cắt bao quy đầu cho một cậu bé 4 tuổi theo đạo Hồi theo yêu cầu của các bậc phu huynh khiến em bé này phải nhập viện 2 ngày sau đó vì chảy máu hậu phẫu.
Văn phòng công tố viên quận Cologne đã lập cáo trạng hình sự chống lại viên bác sĩ trên, nhưng ông đã được xử trắng án do Đức không có luật cấm cắt bao quy đầu vào thời điểm đó.
Tuy nhiên, tòa án quận cho biết hiện bất kỳ hoạt động cắt bao quy đầu trẻ em nào được tiến hành tại khu vực Cologne cũng được coi là bất hợp pháp.
Bình luận về phán quyết của toà án quận Cologne, chuyên gia luật hình sự Holm Puzke cho rằng, đó là một động thái vô cùng quan trọng tạo ra hành lang pháp lý cho các bác sĩ vì trong bối cảnh chưa có một bộ luật cụ thể nào để chống lại hủ tục trên, giúp mọi người tôn trọng các quyền cơ bản của trẻ em hơn.
Nhưng Alexander Rarh, một nhà phân tích chính trị sinh ra tại Nga, lại cho rằng phán quyết trên là một nỗ lực đáng tiếc cho tiến trình đồng hóa nền văn hóa Hồi giáo và Do Thái vào châu Âu trong bối cảnh người Hồi giáo sống tại Đức đang ngày càng gia tăng.
Dovid Karpov, một giáo sĩ Do Thái tại hội đạo Do Thái Moscow tỏ ra không đồng tình với phán quyết của tòa án Cologne và cho rằng sự thỏa hiệp là cần thiết đặc biệt là trong các vấn đề đa sắc tộc.
"Người Do Thái chính thống thường chú ý tới việc tôn trọng luật pháp của quốc gia mà họ sinh sống. Chúng tôi coi chúng là luật pháp của chúng tôi chỉ khi nó không mâu thuẫn với các nguyên tắc cơ bản trong truyền thống của chúng tôi. Cắt bao quy đầu là một nghi thức đó.
Nó được thực hiện từ khi lịch sử của người Do Thái bắt đầu, khi Abraham, người Do Thái đầu tiên, cắt bao quy đầu của mình năm 99 tuổi. Một người đàn ông không thể là người Do Thái nếu không cắt bao quy đầu. Vì vậy, không một quốc gia nào có thể cấm chúng tôi thực hiện nghi thức này. Cha mẹ có quyền yêu cầu con cái tuân theo văn hóa , tôn giáo của họ và chính phủ không nên can thiệp vào vấn đề đó" - ông Karpov nói.
Để phán quyết của tòa án Cologne có hiệu lực, nó phải nhận được sự chấp thuận của Tòa án Hiến pháp Liên bang hoặc Tòa án Tư pháp Liên bang Đức.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét