chia sẻ

Bí ẩn phía sau nhà tù "bất khả... trốn trại"

Tọa lạc giữa vịnh San Francisco lộng gió, nhà tù Alcatraz còn được nhắc đến với cái tên The Rock (tảng đá). Sở dĩ có cái tên lạ kỳ như vậy vì nhà tù này được mệnh danh là “bất khả …trốn trại”, nơi giam giữ phạm nhân bị kết tội vào loại hết thuốc chữa.


Điểm mặt chỉ tên trong số đó có tay cướp ngân hàng George Kelly ( biệt hiệu Súng liên thanh) và Al Capone ( trùm băng đảng Mafia ở Chicago)… Trong 29 năm được sử dụng làm nhà tù liên bang, Alcatraz chưa từng để bất cứ tên tội phạm nào tẩu thoát.
“Đảo ngục” giữa vịnh San Francisco
Những tín đồ yêu điện ảnh hẳn không lạ lẫm gì khi nhắc đến cái tên nhà tù Alcatraz. “Đảo ngục” này nổi tiếng đến mừng từng là đề tài cho hàng chục bộ phim hành động kinh điển của Hollywood. Không ít cảnh vượt ngục mạo hiểm giữa trùng khơi đã được quay tại đây. Nhiều người mô tả, nhà tù Alcatraz giống như một chiếc vòng kim cô, tù nhân chỉ có thể vào mà khó có thể trốn thoát. Ranh giới giữa sự sống và cái chết trên hòn đảo cô độc này nhiều khi chỉ mong manh như sợi tóc..
Theo miêu tả của các chuyên gia quân sự, nhà tù nằm trên hòn đảo cùng tên ở vịnh San Francisco ( bang California, Mỹ) cách đất liền khoảng 2,4km. Cái tên Alcatraz xuất phát từ tiếng Ả Rập với ý nghĩa “ Đại bàng biển”. Nơi đây từng được biết đến là một ngọn hải đăng, sau đó trở thành căn cứ quân sự, cuối cùng được “nâng cấp” thành nhà tù liên bang, nơi giam giữ những tên tội phạm khét tiếng. Alcatraz cũng có biệt danh là The Rock ( tảng đá), chỉ sự kiên cố và lạnh lẽo.

Những thân chỉ nổi tiếng được đưa ra “nghỉ mát” dài hạn tại đảo gồm có “Machine Gun” Kelly can tội cướp ngân hàng, Robert Strond phạm tội giết người hàng loạt. Một nhân vật nổi đình nổi đám phải kể đến là trùm mafia lừng danh nước Mỹ trong thế kỷ 20, Al Capone, kẻ cũng xuất hiện trong vô số các tác phẩm văn học và điện ảnh. Al Capone là một ông trùm tội phạm khét tiếng của thành phố Chicago, thủ phạm của hơn 200 vụ giết người khác nhau. Al Capone là cái tên khiến cả thế giới ngầm ở Mỹ phải khiếp sự vào những thập niên giữa thế kỷ XX.
Để giam giữ những “ông trùm” này, nhà tù được xây dựng vô cùng kiên cố với hàng rào bảo vệ nghiêm ngặt đến độ “con ruồi cũng khó lọt qua”. Xung quanh hòn đảo rải rác nhữnng họng súng sẵn sàng nhả đạn khi tù nhân trốn thoát. Những dãy xà lim hẹp được bố trí dày đặc song sắt, chỉ có một lỗ thoáng nhỏ nhìn lên phía trên. Tù nhân vào đây hầu như chẳng được hưởng quyền lợi nào, sống một mình, không đài, không kẹo bánh, không báo chí. Thậm chí không được liên lạc với thế giới bên ngoài, ngoài trừ lâu lâu mới được thân nhân thăm nuôi. Từ nhân sừng sỏ nhất chỉ được đi dạo trong sân nhà tù một giờ đồng hồ một tuần.
Nếu đã tới Alcatraz, điều đó đồng nghĩa với việc tù nhân đã không tuân thủ luật lệ ở các nhà tù khác và chấp nhận sự thật sẽ không còn ngày về. Các tù nhân cũng được phân chia “chỗ ở” theo hạnh kiểm. Có 4 khu A, B, C, D tương ứng với “đạo đức” của tù nhân và ai bị giam ở khu D nghĩa là kẻ đó gần như không có thuốc chữa. Kẻ nào phạm tội quá nặng sẽ bị giam trong một chiếc hố và đó là địa ngục thực sự. Nếu biết cách cải tạo, tù nhân sẽ được chuyển tới các nhà giam có điều kiện tốt hơn. Nếu vẫn cứng đầu, “tảng đá” sẽ sẵn sàng khiến kẻ đó phải hối hận.
Vụ đào tẩu bí ẩn nhất lịch sử
Trong hàng trăm năm thực hiện phận sự của mình, dù có hàng chục cuộc đào tẩu nhưng gần như chưa một vụ nào thành công chính thức. Vụ trốn tù nổi tiếng nhất thế giới diễn ra năm 1962. Ba tên tù đã chui ra ngoài bằng đường hầm đào từ xà lim của mình bằng muỗng, vượt qua được mọi chướng ngại của con người đặt ra. Theo những tài liệu ghi chép lại, Frank Morris, Jhon Anglin và Clarence Anglin đã thực hiện thành công một trong những vụ tẩu thoát phức tạp nhất từng xảy ra. Khi ra tới mặt nước, chúng đã leo lên những cái phao được kết bằng vải may áo mưa được thực hiệ trong hàng năm trời. Vụ trốn ngục này được đánh giá là một trong những chuyến vượt ngực “ khủng” nhất mọi thời đại. Sáng hôm sau, cảnh sát đã truy tìm 3 kẻ đào tẩu nhưng không thành công nhưng số phận 3 tù nhân này không biết trôi dạt về đâu.
Viên cai ngục cho biết chúng đã sử dụng hình nộm ( làm từ xà phòng, giấy vệ sinh và tóc thật) đặt lên giường để đánh lừa những cán bộ nhà tù đi kiểm tra vào ban đêm. Morris và anh em nhà Anglin đã biến mất không một dấu vết. Ngay sau khi phái hiện ra vụ việc, cảnh sát liên bang, tiểu bang, cảnh sát địa phương, tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển, máy bay quân sự được huy động tìm kiếm xung quanh nhà tù Alcatraz, sau đó mở rộng truy nã ra toàn bộ vịnh San Franciscon cũng như khu vực lân cận đó, Bắc California. Bè tự chế của những kẻ đào tẩu được tìm thấy trên một hòn đảo gần khu vực này, nhưng tung tích của 3 tù nhân đến giờ vẫn chưa thể tìm thấy.
Cuộc vượt ngục của 3 tên cướp ngân hàng này được coi là một trong những bí ẩn chưa thể lý giải hấp dẫn nhất trong mọi thời đại và trở thành đề tài nóng cho các nhà làm phim. Những cuộc điều tra sau đó nói rằng chúng đã chết đuối khi bơi vào đất liền trong làn nước giá lạnh của vịnh San Fransico. Tuy nhiên, nhiều người tin rằng thực tế họ vẫn còn sống ẩn dật ở đâu đó trên nước Mỹ. Số khác thì cho rằng anh em nhà Anglin đã giết Morris – kẻ chủ mưu của cuộc đào tẩu trên thuyền. Một số lại nhận định, mafia đã giúp họ vượt ngục.
Machael Dyke, nhà điều tra duy nhất vẫn được giao nhiệm vụ theo đuoroi vụ án bí ẩn nửa thế kỷ qua cũng tin rằng 2 trong số 3 kẻ vượt ngục vẫn còn sống và đã ngoài 80 tuổi. “Tôi nghĩ rằng họ vẫn có cơ hội còn sống. Nhưng tôi chưa thể chứng minh được điều đó”, ông Dyke, người tiếp nhận vụ án từ năm 2003 nói. Một tháng sau khi diễn ra cuộc vượt ngục, một thi thể người mặc áo tù nhân đã được một con tàu Na Uy neo gần cầu Golden Gate ( gần nhà tù), tuy nhiên không thể xác định đó có phải là một trong 3 kẻ đào tẩu hay không.
Cho đến nay, chúng vãn bị truy nã bởi FBI gắt gao. Vụ trốn trại này đã được chuyển thể thành phim vào năm 1979 với sự tham gia của tài tử huyền thoại Clint Eastwood.
Tới năm 1963, nhà tù này bị chính quyền Mỹ đóng cửa. Mặc dù là nơi giam giữ vô cùng an toàn nhưng nhà tù Alcatraz lại có chi phí hoạt động quá đắt đỏ, gấp khoảng 3 lần mức trung bình. Sau đó, Alcatraz trải qua nhiều thăng trầm và hiện tại trở thành một điểm du lịch hút khách.
“Bí kíp” khiến phạm nhân không thể trốn
“Đảo ngục” Alcatraz cách bờ chỉ một dặm nhưng không phạm nhân nào vượt ngục thoát được vì nước biển quá lạnh. Nhà tù trên đảo là nhà tù duy nhất của liên bang cho tù nhân tắm toàn nước nóng, không có nước lạnh, một tiện nghi sang trọng khiến tù nhân có thói quen không chịu được lạnh, thoát được xuống nước cũng vội vàng trở lại!. Nỗi khổ tâm dày vò tù nhân bị giam ở đây là thèm khát đời sống tự do bên ngoài, hàng đêm nhìn đèn màu rực rỡ trong bờ và đôi lúc thuận gió còn nghe được tiếng nhạc, tiếng cười la từ các dạ vũ, tiệc tùng vang lên từ thành phố hoa lệ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Ky nang ban hang ky-nang-ban-hang
10 10 1125 (c) by
Google Thủ thuật, hacking, tool, code, công cụ