chia sẻ

Người không mang họ - Chương 6

Chương 6- 1. Thành phố Vinh, vốn là một thị xã khá duyên dáng ẩn mình bên bức tường thành Hồng Lĩnh nhấp nhô nhiều ngọn núi theo các dáng hình khác nhau, và con sông Lam xanh ngăn ngắt, có một lưu lượng nước khá lớn do hai nhánh sông hợp thành.
Thành phố Vinh đang độ trai trẻ từ thị xã vươn lên thành phố. cũng có một thời phồn hoa. Nhưng chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ập đến. Tuổi trẻ của Vinh bước vào cuộc chiến như một sự tự ý thức về giá trị tồn tại của mình. Trong những năm tháng ấy, hầu như không còn vết tích thị thành trên mảnh đất này. Vinh – Bến Thủy trở thành trận địa. Người bám trụ ở đây chủ yếu là bộ đội tự vệ, giao thông, thanh niên xung phong. Khói đạn, máu đổ và tiếng hát... Vinh đã tồn tại như vậy trên bản đồ Việt Nam, chứ trên tựhc tế hầu như chỉ vài căn nhà gạch..

Bây giờ thì thành phố này đang bước qua một khúc ngoạt mới. Những ngôi nhà cao tầng mọc lên. Những công trường lao động rầm rộ hiện ra đồng thời với chợ trời, những khách lang thang, cả đĩ điếm nữa cũng ùa về. Sự thay đổi này có thể tính được từ khi có những chuyến xe hàng từ trong các đô thị miền Nam chở ra với giá cả rẻ rúng đến mức không ai tưởng tượng nổi. Búp bê, mì chính, áo len, khăn voan... toàn những hàng sặc sỡ. Liền theo đó là tuyến xe từ biên giới Lào – Việt được khơi thông. Vinh lại trở thành một ngã ba cực kỳ nhộn nhịp của vùng đất Nghệ - Tĩnh. Ở đâu trên mặt đất có những ngã ba thì ở đó lập tức xuất hiện sự lựa chọn. Và thế là, trên trục đường chính nườm nượp người đi, không thể nào không có kẻ lại chọn cho mình lối rẽ ngang, rẽ ngửa. Buôn gian bán lận hình thành. Chợ trời đột xuất nhóm họp. Từ “ngã sáu” chạy lên bến xe vòng qua ga tàu, trở về “ngã tư”, xuôi lên cầu Đước, những lớp người sống theo kiểu “giật” hàng đầu này “buộc” lại đầu bên kia ngày mỗi nhiều ra. Tất cả tình trạng ấy đặt lên vai công an thành Vinh và công an tỉnh Nghệ Tĩnh một gánh nặng thường trực.

Những báo cáo đầu tiên của đội hình sự cho trưởng công an thành phố về tình hình bọn trấn lột xuất hiện trong địa bàn có thể tóm tắt như sau:

Hiện tại có một nhóm thanh niên hư hỏng đang làm nghề trộm cắp và cướp giật. Chúng nó có khoảng từ sáu đến mười đứa. Tên đầu đảng là một lưu manh chuyên nghiệp có biệt danh là Mèo trắng. Tên thật là Nguyễn Vu, trước đây sinh hoạt trong nhóm nhạc vàng ở Hải Phòng. Hắn đã trốn khỏi sự bủa vây của công an Hải Phòng – Hà Nội, vào đây lúc nào không rõ. Một tên khác cũng quan trọng là Tấn Xồm, quê ở Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, đã từng bị xử một năm tù vì tội ăn cắp xe đạp. Còn ba tên nữa là Mộc sún đã từng can tội hiếp dâm. Vượng răng vàng dân công giáo và Lãi xoăn bộ đội đào ngũ. Cả năm thằng này họp nhau thành hội, tự xưng là “ngũ hổ”, chỉ huy một nhóm đàn em cướp giật khắp các ngõ tối, nơi bến xe, trên các tuyến tàu hỏa.

Đội hình sự đã tiến hành phong tỏa địa bàn, bám sát các mục tiêu. Gần đây các hoạt động trộm cắp có thưa đi và ít gây tác hại. Rõ ràng bọn lưu manh đã bị đánh động và có chủ trương đề phòng.

Sau cuộc họp giao ban ở Ty công an về, trưởng công an Thành phố triệu tập đội hình sự họp. Một kế hoạch tác chiến mới được bàn bạc dân chủ và nhanh chóng triển khai.




Cơn mưa rào bất ngờ ập xuống xối xả làm cho hành khách trên sân ga cuống quýt chạy dạt ra bốn phía. Trẻ con chui xuống gầm những toa xe hỏng. Người lớn chen nhau trên hè nhà đợi, nhà kho, trước cửa hàng ăn uống. Giữa cảnh nhốn nháo ấy, có một thanh niên mặt trắng bủng như mắc bệnh nghiện đang cố len lỏi từ đám người này sang đám người khác. Đấy chính là Mèo trắng. Hắn đang đói. Gần một tuần nay không móc được đồng nào. Bè đảng giãn ra mỗi đứa một nơi tự kiếm lấy sống. Sự phong tỏa của công an rất có hiệu lực. Tình thế đang đặt đám lưu manh vào cảnh khốn cùng, tan rã.

Mèo trắng chen vào đám học sinh mới xuống tàu. Hai thanh niên đang cúi xuống mua thuốc lá. Xung quanh họ người đứng dày đặc. Một lưỡi dao bào lấp loáng trong kẽ tay Mèo trắng. Ai đó chen ở phía ngoài. Có sự xô đẩy giạt tới. Đấy là thời cơ thuận lợi nhất. Mèo trắng khẽ lay động cổ tay. Một nhát rạch ngọt xớt. Mèo trắng không dám cúi xuống. Hắn móc nhanh chiếc ví rồi lách chéo người sang một bên. Độ vài phút sau Mèo trắng đã chuyển vị trí về một thềm nhà khác cách chỗ cũ gần ba trăm mét. Hắn chen vào hàng thuốc là cúi xuống và điềm tĩnh đưa chiếc ví ra. Thật khốn nạn, trong ví chỉ còn đúng ba tờ giấy một đồng. Mèo trắng đứng dậy lách ra ngoài. Hắn buột mồm chửi đổng: “Đ.mẹ! Toàn lũ kiết xác cả!”.

Bỗng một bàn tay đặt nhẹ nhưng rất chắc lên vai Mèo trắng. Mèo trắng đứng nguyên tư thế. Kinh nghiệm nghề nghiệp dạ hắn không nên quay vội vã rất dễ bị một quả móc vào hàm dưới. Một giọng nói khàn khàn sát vào tai hắn:

- Chào người anh em... Răng mà ỉu xìu vậy?

Bây giờ Mèo trắng mới từ từ quay lại và bất thần trố mắt ra. Đứng trước hắn là một người đàn ông khoảng ba mươi tuổi, khổ người nhỏ và thấp, chiếc áo sưo mi màu cứt ngựa lấm láp đất bụi. Suýt nữa Mèo trắng kêu to lên. Sự hiện diện của người này trùm lên ý nghĩ của Mèo trắng một nỗi kinh hoàng hơn cả bóng áo công an trên nhà ga.

- Ngạc nhiên hí? Hay quên nhau rồi?

Trương Sỏi cất tiếng cười rất sởi lởi. Rồi hắn chủ động choàng cả cánh tay lên vai Mèo trắng. Hai đứa cứ vậy xép người đi dọc các hiên nhà tiến dần ra phía cổng ngoài. Rồi cả hai buông vai nắm tay nhau cùng chạy lên đường rải nhựa. Mưa đã thưa hạt. Người trong ga không ai để ý đến sự việc kể trên mà nếu có ai đó vô tình trông thấy thì cũng nghĩ rằng họ là đôi bạn cùng đi một chuyến tàu về ga.

Hai đứa chui vào quán cơm. Trương Sỏi gọi hai suất cơ, chả rán, giò nạc, tôm kho và hai chén rượu. Hắn chủ động cầm chén.

- Nào, xin mời. Có thể gọi nhau thế nào nhỉ?

Mèo trắng vẫn không trả lời. Đầu óc hắn hoang mang cực độ. Hắn biết chắc chắn kẻ ngồi trước mặt không phải là Mo (*), bởi nếu là Mo thì hôm chạm trán ở Đông Hà cả bọn Mèo trắng bị tóm cổ rồi. Vậy thằng này là ai? Hắn là một tay anh chị? Nó đã trắng trợn trấn lột lại bọn Mèo trắng giữa đất Đông Hà. Cái hận ấy muôn đời không rửa được. Hôm ấy cả bọn đinh săn thằng này đánh phục thù, nhưng tính đi tính lại chúng tự thấy khó làm gì được. Thằng ấy võ nghệ cao cường quá. Mà lại ở giữa đất của nó thì tay chân của nó có thể rất đông. Đụng vào biết đâu lại mua phải cái chết, thế là cả bọn giã từ Đông Hà trở ra Vinh.

Bây giờ tự nhiên thằng cha này lại xuất hiện ở đây, mà có vẻ săn đuổi từng dấu vết của bọn Mèo trắng. Bất ổn rồi. Phải tìm kế khử ngay!

Mặc dầu đầu óc ngổn ngan rất nhiều tính toán, nhưng Mèo trắng vẫn không ngừng nhai bởi suốt ngày hôm nay hắn chưa có gì lót bụng. Chén rượu làm người hắn bừng bừng khí phách. Mèo trắng găm một cái nhìn vào mặt Trương Sỏi.

- Chỗ này bọn mình là chủ, người anh em là khách, ni lại bắt chủ giới thiệu trước, nghe không lọt.

Giọng miền Bắc pha đôi từ bụi đời miền trong nghe rất bùi tai. Trương sỏi cười lục khục trong cổ.

- Tứ hải giai huynh đệ, người anh em không nghe nói vậy sao? Đời bọn mình thì tối đâu là nhà, ngả lưng đâu là giường, làm chi có chuyện khách chủ...

Mèo trắng trợn mắt lên:

- Người anh em nói vậy, sao hôm nọ đang tâm hớt miếng ăn của anh em?

- À, tại vì đằng ấy keo kiệt quá. Mà tớ thì đang đói. Nếu người anh em biết được hôm đó tớ đói khát đến mức nào... Giang hồ có lúc lỡ vận. Thế nên phải mượn tạm một ít. Đây, tớ xin trả lại đằng ấy.

Vừa nói Trương Sỏi vừa kéo chiếc ghế xích lại gần Mèo trắng. Hắn móc một nắm tiền nhét qua đùi Mèo trắng. Mèo trắng chìa tay chộp lấy vội vã như sợ đối phương giật lại. Hắn nuốt ực cục cơm xuống cổ rồi cất giọng run run:

- Được... Đằng ấy chơi đúng luật... chừ thì giới thiệu đi...

Trương Sỏi nhấp thêm ngụm rượu nữa. Hắn đã đủ thì giờ để tính toán... Cần nhất lúc này là có chỗ để nương thân.

- Tớ cũng sống như đằng ấy. Nhưng hiện nay thất thế, chiến hữu tan tác cả. Tớ tìm ra đây xin nương náu anh em một thời gian không biết có được không?

- Quý danh là gì?

- Tớ họ Thái tên là Lưỡng...

- Không có bí danh à?

- Có. Thái đen.

Mèo trắng lim dim mắt ngẫm nghĩ. Một lát hắn đứng dậy, bằng một giọng rất trịnh thượng, nói sát vào tai Trương Sỏi:

- Ta sẽ bàn bạc với bọn chúng nó. Đêm hôm nay mày hãy đến chỗ cây bông gạo sát cầu Đước. Còn suốt ngày nay cấm không được bám theo tao. Nhập gia tùy tục, nhớ đấy!

- Nhớ.

Có trời mà hiểu vì sao Sỏi đã không tự tử trên đường ray. Lý do đầu tiên có lẽ vì con tàu đêm đó! Một đêm kỳ lạ. Con tàu cứ băng băng xuyên dọc những dãy đồi bạt ngàn. Gió phóng khoáng lùa tràn lan vào khắp các cửa, Trương sỏi lúc ấy lại quá mệt mỏi, thần kinh như chùn hẳn xuống sau những ngày dằn vặt, tuyệt vọng. Hắn đi tìm cái chết nhưng lại không vội vã. Việc gì mà vội. Càng đi xa càng thích. Thế nên Sỏi ngả người ra thành ghế, nhắm mát lại cứ mặc kệ con tàu băng băng xé gió. Thế rồi hắn bỗng cảm thấy con tàu không phải chạy trên đường ray mà lại lướt gió bay lên không trung bập bềnh theo mây khói. Thế càng thích. Con tàu vẫn bồng bềnh trôi trong mung lung sâu thăm thẳm. Đột ngột có sức nóng xối vào gáy Sỏi. Nó mở choàng mắt dậy. Ánh nắng tràn ngập toa tàu. Bây giờ thì Sỏi đã tỉnh hẳn. Thế là qua mất một đêm rồi. Hắn đã ngủ quá say cho nên bỏ qua những cơ hội có thể tự tử được.

Để có thể tạm thời sống qua ngày hôm đó, Trương Sỏi đã bắt buộc cắt túi một bà nhà quê lúc chen xuống tàu. Món tiền thu được quá lớn, tám trăm đồng. Sỏi xuống ga và chen chân vào trong đám hành khách lố nhố. Ở đó, bằng con mắt lõi đời, hẵn đã nhận ra bọn cướp Mèo trắng.

Bây giờ thì hắn chờ đợi một cuộc chạm chán mới.

Khoảng tám giờ tối Trương sỏi lần ra hướng cầu Đước. Từ xa hắn đã nhận ra cây bông gạo. Chỗ đó rất tối. Cây bông gạo đứng sát lề đường nhựa. Phía dưới sâu, gần sát mép nước có một ngôi nhà lá. Có thể chỗ đó là hang ổ của bọn cướp. Trương Sỏi tính toán một chút rồi rẽ ngoắt vào một quán nước chè cách cây bông chừng năm mươi thước. Hắn gọi một chén rượu và một túi lạng rang. Hắn nhai lạc chậm rãi như cố tình kéo dài thời gian. Mắt Trương Sỏi không hề rời khoảng tối dưới gốc cây bông.

Hắn ngồi như vậy khá lâu. Khoảng tối dưới gốc cây bông gạo vẫn im lìm. Thỉnh thoảng những chiếc ô tô lướt qua quét đèn pha sáng rực cả khu vực đầu cầu giúp Sỏi nhận rõ dáng hình căn nhà lụp xụp phía dưới bờ sông. Không hề thấy bóng dáng một đứa nào lai vãng. Sỏi chợt nảy ra ý định tập kích bí mật vào căn nhà kia xem thử có bọn ấy không, và nếu có thì thử coi chúng nó đang tính toán điều gì.

Sỏi lấy tiền trả cho cô bán quán. Đang hí húi cho tiền vào túi thì bất ngờ có bàn tay ai đó đặt lên vai. Linh tính báo cho Sỏi biết bọn địch thủ đang ở sát mình. Hắn tự nhủ, kể ra bọn này cũng ghê gớm, không coi thường được.

Sỏi vẫn vờ như không để ý. Hắn trả tiền, đếm cẩn thận từng đồng phụ. Rồi không thèm quay lại nhìn kẻ ở sau lưng mình, Sỏi cúi đầu bước ra khỏi quán. Có hai người choàng tay lên vai Sỏi đi sát hai bên. Sỏi định bước lại chỗ cây bông nhưng thằng đi cạnh đã dí sát vào tai hắn ra lệnh: “Lại đằng này”.

Sỏi không ngờ bọn chúng thủ đoạn với mình cả đến địa điểm gặp. Cả ba đứa lụi cụi đi ngược về hướng thành phố, đến chỗ ngã ba thì rẽ trái. Sỏi bị ép bước xuống một tấm ruộng khô, đạp tắt bờ cỏ rồi chui xuống một mảnh vườn rậm. Đi sâu thêm đoạn nữa thì gặp một mái nhà lợp nứa. Cả ba tên không vào lối cửa mà vòng ra phía sau hè nhà. Ở đó có lối đi dẫn vào nhà bếp. Sỏi bước vào và nhận ra ba đứa ngồi sẵn bên ngọn đèn dầu lờ mờ. Không có tiếng chào nhau. Hai đứa kèm Sỏi ngồi xuống. Ngọn đèn được vặn bấc thêm một chút. Trong màu sáng vàng đục sỏi nhận ra hai bộ mặt quen thuộc, tên mặt trắng và tên râu quai nón. Còn ba đứa nữa đều coi bộ hung dữ. Chúng nhìn Sỏi chằm chằm. Trong lần chạm nhau ở Đông Hà không có ba đứa ấy.

Một không gian im lặng đến gai người. Trương Sỏi tự chửi thầm trong bụng “Đ.mạ chúng mày sức mấy mà ra oai làm bộ!”. Nhưng hắn không nói ra, không hề tỏ thái độ gì cả. Sỏi lôi từ trong túi áo ra một gói thuốc “Du lich” đặt ra giữa chiếu, giọng dịu dàng:

- Chẳng có chi làm quà cả. Mời anh em điếu thuốc...

Sỏi tự tay bóc thuốc xỉa ra mời từng đứa. Tên mặt trăng quờ tay phía sau lôi ra một chai rượu trắng. Tên râu quai nón cũng quờ tay một cái đặt ra sáu cái cốc. À, ra chngs mày cũng chuẩn bị chu đáo đó chứ! Sỏi cười thầm như vậy.

Rượu được rót ra. Thằng mặt trắng cầm chén lên trước.

- Người anh em. Tôi đã thay mặt người anh em trình bày lại nguyện vọng muốn nhập trại của đằng ấy với các anh hùng “Ngũ hổ”. Anh em tôi đây với ngưỡng vọng người tài, sẵn sàng rải chiếu đón anh hùng tứ xứ. Nhưng ngặt vì chưa hiểu hết nhau nên rất khó phân định ngôi thứ... Luật nhà võ chắc người anh em hiểu rồi. Cho nên đêm nay, ý muốn của anh em Ngũ hổ chúng tôi muốn được đằng ấy dạy dỗ cho vài thế võ. Nếu được toại nguyện thì xin quỳ xuống sát gối mà tôn bậc đại ca...

Trương Sỏi cầm chén rượu lên gật gù đáp lại:

- Các anh dạy thế nào thì Lưỡng tôi xin chịu vậy. Trong lúc lỡ bước thế này mà được các đại ca cho nương nhờ là quí lắm rồi. Còn chuyện võ nghệ thì bậc đàn em lượng sức mình không dám múa rìu qua mắt thợ. Chỉ xin góp vài trò vui tiêu khiển cho các đại ca đỡ buồn...

Sáu chén rượu được nốc cạn. Chén lại đặt xuống và tuần rượu lại được rót ra.

Rượu lại được rót tiếp. Chỉ còn vỏ chai không Sỏi với tay ra cầm lấy cổ chai. Hắn làm bộ say, hua chai lên phía trước:

- Thế nào, các đại ca có chừng ấy rượu thôi ư? Chà, rượu hết thì giữ chai làm gì nữa...

Nói rồi Sỏi bất ngờ vung chai lên đánh “bốp” vào giữa trán mình. Cả bọn hãi hùng trợn tròn mắt. Choang! Mảnh chai vỡ tung tóe.

Tên mặt trắng run rẩy đứng dậy:

- Lạy đại ca!... Bọn em thật có mắt như mù... Từ hôm nay bọn em xin làm kẻ tôi tớ cho đại ca...





2

Nhật ký trong tháng của Đội trưởng hình sự Công an thành phố vinh có những sự việc liên quan đến đám cướp, xin được lược trích mấy đoạn.

“Ngày 16

Khoảng 4 giờ sáng vợ chồng anh T.M đèo nhau bằng xe đạp từ Nam Đàn xuống bến xe. Đến cầu bất ngờ có một tên cướp nhảy từ mép cỏ bên trái đường qua xe đạp đổ. Người vợ ngã xoài ra phía sau. Anh T.M cố gượng dậy thì bất ngờ bị một cú đá vào mạng sườn. Kẻ cướp đã lấy xe đạp cùng với túi du lịch. Trong túi có 6 bộ áo quần, hai chai rượu, một cân lạc nhân, chiếc màn tuyn và 1000 đồng.

... Theo lời khai của anh T.M, kẻ cướp người nhỏ, thấp, không rõ độ tuổi...”.

“Ngày 19...

8h 10 phút đêm. Một đôi thanh niên nam nữ đang đứng tâm sự dưới gốc tre hóp, trước cổng trường cấp III. Anh thanh niên là V.C, trong lúc nói chuyện, đã bật lửa hút thuốc. Một người đi đến tay vân vê điếu thuóc, chào rất lịch sự và xin châm nhờ lửa. Anh thanh niên vui vẻ bật lửa. Ngay lập tức người khách giật mạnh chiếc đồng hồ và lao chạy. Hai anh chị hốt hoảng la hét đuổi theo nhưng vô hiệu.

Anh thanh niên khai rằng, kẻ cướp có dáng người thấp, nói tiếng miền trung có pha tạp...”.

...

“Ngày 23...

“Nhà chị P, khu phố H, bị kẻ cướp đào ngạch vào, khuân đi một quạt SANYO, một bàn là điện, một va li váo quần và chiếc đồng hồ bàn.

Hiện trường cho thấy, tham gia vào vụ trộm này có ba tên. Tất cả đều đi chân đất...

“Ngày 27...

Khoảng 11 giờ 30 phút, tại nàh đợi ga Vinh, một tên cướp đã giật chiếc túi xách trên tay một phụ nữ. Chị ta hô hoán lên. Tên cướp chạy ra hướng hàng rào. Bộ đội và nhiều thanh niên đuổi theo. Tên cướp biến mất. Khi những người đuổi quay lại thì ba lô, đồ đạc của họ không còn nữa. Tổng cộng mất 6 ba lô, 1 hòm gỗ đựng quần áo. Tổng số tài sản mất khoảng 8 ngàn đồng”.





Tình hình trộm cướp tăng lên một cách bất thường, nghiêm trọng đã trùm lên người dânt hành phố Vinh một nỗi lo sợ thấp thỏm. Chưa tối các nhà đã đóng cửa. Người ra đường lấm lét nhìn nhau. Những gia đình neo đơn, thiếu đàn ông khỏe mạnh ở nhà, lúc nào cũng nơm nớp lo âu. Một tiếng kêu to ở đâu đó cũng đủ gây nên sự nhớ nhác, hớt hải của khu phố.

Một cuộc họp liên tịch giữa phòng hình sự Công an tỉnh Nghệ Tĩnh với phó công an thành phố và đội hình sự của thành được triệu tập. Trong số những người dự cuộc họp này, có thượng úy trinh sát hình sự Lê Hoài Nam vừa được điều từ địa bàn Kỳ Anh ra. Lê Hoài Nam là con người được mệnh danh “kỷ lục phá an”. Sự tăng cường anh vào địa bàn này đủ biết Công an tỉnh đã xác định tính cấp bách phá án ở thành phố Vinh khẩn thiết đến mức nào.

Sau khi nghiên cứu tỉ mỉ những báo cáo của các nhóm trinh sát hình sự, thiếu tá Phùng Lân, Phó công thành phố phát biểu có tính chất tổng kết. Rõ ràng nhóm cướp Ngũ hổ đã được tăng cường một lực lượng mới, lực lượng này có những nhân vật khá sắc sảo. Hoạt động của bọn cướp đã tung vào ba khu vực. Từ cửa Nam lên Cầu Miếu. Từ chợ Vinh xuống Bến Thủy, từ bến ô tô ra bến tàu. Trong ba khu vực trên thì đáng chú ý nhất là tên cướp “người thấp nhỏ”, “nói tiếng miền trung có pha tạp” hay xuất hiện ở địa bà từ cửa Nam lên Cầu Miếu đột kích vào mũi này. Một nhóm trinh sát được giao đặc trách truy tìm tên cướp nói trên. Thượng úy Lê Hoài Nam nhận nhiệm vụ ở mũi ấy.

Lê Hoài Nam có một dáng người thon thả, cân đối như một diễn viên múa. Những lần anh luyện võ đồng đội thường gọi đùa anh là Triệu Tử Long. Nhưng trong các tình huống, gay cấn của vụ án thì Nam được mệnh danh là quân sư Gia Cát Lượng. quê anh ở Quỳnh Lưu. Năm 1965, Nam nhập ngũ. Anh được bổ sung vào đơn vị Đặc hải, từng tham gia đánh tàu ở Cửa Việt. Năm 1973, Nam xin chuyển ngành về công an Nghệ An, chủ yếu là để được gần gia đình. Không ngờ do yêu cầu của ngành anh được bố trí học đại học công an. Mới ra trường chỉ hơn một năm nay mà Lê Hoài Nam dã tham gia phá 11 vụ án. Đây là vụ án thứ 12 anh được tham gai.

Đêm thứ nhất Lê Hoài Nam ăn mặc như một thanh niên Sài Gòn, vai đeo túi du lịch màu đỏ căng phồng, chân đi đôi dép “tông” mới. Chờ cho đoàn tàu Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh đi Hà Nội vào ga Vinh, một số hành khách xuống tàu, Lê Hoài Nam lặc lè chiếc túi trên vai đi ngược chiều đoàn tàu về phái cửa Nam. Anh như một người khách trốn vé, tìm đường vào hướng chợ. Dọc theo đường tàu dài hơn hai cây số lại rẽ xuống chợ gần một cây nữa. Lê Hoài Nam không gặp một sự cố nào.

Đêm thứ hai Nam đóng vai một học sinh từ nước ngoài về, tay xách chiếc va li giả da có tích kê gửi máy bay treo lủng lẳng. Anh đi từ trong phố lên dọc theo đường Nam Đàn. Vẫn không gặp bọn cướp. Ngày ấy Lê Hoài Nam ở lại chơi với một anh bạn trên công an huyện Nam Đàn, đêm ngủ lại đấy, khoảng ba giờ sáng xe chở anh về gần Cầu Miếu.

Lê Hòai Nam trong bộ quân phục bộ đội, vai đeo chiếc ba lô to bè đi ngật ngưỡng. Trời chưa sáng, đường vắng lặng, thỉnh thoảng mới có vài chiếc xe đạp lướt qua.

Cách chợ Phủ khoảng một ki – lô – mét, có một đoạn đường tối như mực vì hai bên phi lao trồng dày thành bãi lớn. Ở những đoạn tối như vậy, Hoài Nam thường hết sức đề phòng. Đang đi đột ngột anh quay vụt lại. Linh tính rất nhạy của anh báo động. Ba bóng đen không hiểu từ chỗ nào trong khoảng đêm đã đứng vây lấy anh.

- Ông anh cho xin cái ba – lô.

Thằng đứng trước mặt nói, giọng nó lơ lớ như dân Nghi Lộc, người có vẻ dong dỏng cao. Nam làm bộ khó nhọc khi cởi chiếc ba lô. Thằng đứng bên trái rít vào tai anh:

- Mau lên, muốn ăn dao à?

Giọng thằng này the thé, hính như dân Quảng Nam – Đà Nẵng. Cũng chưa phải “tên ấy”. Nam cúi người vờ đặt chiếc ba lô xuống đất, đầu khẽ nghiêng lại. Bên phải anh là một thằng thâm thấp, hai tay khoanh trước ngực, không nói không rằng. Thằng này rồi! Nam nghĩ nhanh vậy, rồi rút tay ra khỏi quai ba lô. Anh vờ lên tiếng run rẩy:

- Lạy các... anh...

Đột ngột Nam xoay vèo người, giáng một quả đấm vào mạng sườn tên thâm thấp bên phải. Miếng võ này được bạn bè đánh giá như phát đạn B40. Ở tư thế cong người dưới thấp đánh lên, quả đấm có khả năng chọc trúng vào vùng gan đối phương, gây một sự choáng nặng. Nhưng thật không ngờ tên thấp bé kia lại lạch nhẹ người tránh được. Cú đấm mất đà bắn lên vùng bộ hạ. Nam cảm nhận được ngay nhưng không có cách gì tránh kịp. Anh chỉ còn cách gạt mạnh tay phải xuống dưới. Hai tổng lực đập vào nhau nghe đánh “rắc” một tiếng, cứ ngỡ như cả tay Nam lẫn chân tên cướp đều gãy lìa. Cả hai đều choáng váng. Từ đằng sau một cú đấm phóng tới. Nam ngả nhanh xuống đường lăn hai vòng ra ngoài. Anh rút khẩu súng ngắn từ trong cạp quần ra bắn liền hai phát. Tiếng nổ như muốn xé rách không gian. Nam định bật người dậy. Nhưng ngay lập tức một cú đá bay vèo qua mang tai. Cổ tay anh tê dại. Khẩu súng văng qua bên bờ ruộng. Vừa lúc đó có ánh đèn pha ô tô từ xa quét tơi. Ba tên cướp giật vội chiếc ba lô lao sầm xuống bãi phi lao. Nam chồm người lên đứng chắn giữa đường. Chiếc xe tải dừng lại, Nam đề nghị lái xe bật đèn giúp anh tìm khẩu súng. May quá, khẩu súng gác ngay dưới gốc mẹ.





Trong thời gian đó một tên móc túi ở ga Vinh đã bị tổ công an công tác ở ga bắt được. Tên nó là Thọ, biệt danh là Thọ rỗ. Trưởng phòng hình sự Công an tỉnh trực tiếp hỏi cung.

Hắn khai rằng, trước đây nhóm cướp của hắn thuộc quyền chỉ huy Ngũ hổ. Cách đây ba tháng có một “đại ca” từ Đông Hà ra, tên là Lưỡng, họ là Thái, gọi là Thái đen. Hiện nay mọi quyền hành nằm trong tay đại ca này. Nhưng chính lũ đàn em như Thỏ thì chưa một lần nào được trông thấy Thái Lưỡng cả. Chỉ được chuyền tai rằng đại ca này võ nghệ vô song, từ Bắc vào Nam ít ai địch nổi.

Sau khi lấy cung tên lưu manh xong, trưởng phòng hình sự đã gặp thượng úy Lê Hoài Nam trao đổi.

Mặc dù cú chạm mặt thất bại, nhưng trong trí nhớ Lê Hoài Nam vẫn hằn rõ vóc dáng thằng tướng cướp này. Chỉ tiếc một điều không có cách gì nhìn kỹ được mặt hắn, và cũng không hề nghe hắn nói được một câu. Tuy vậy cuộc chạm trán không hoàn toàn vô ích. Những đường võ tuyệt vời của tên cướp gợi ý cho Lê Hoài Nam nghĩ đến lối quyền Tàu có pha đôi miếng khinh công của Ấn Độ. Đặc biệt những cú đá gây nên tiếng giớ vèo vèo, quyết không phải chỉ bởi tốc độ và lực đá mà rõ ràng tên cướp đã khá lão luyện khinh công. Như vậy, cái thằng thâm thấp tròn tròn kia nhất định là sản phẩm của một môn phái võ rất cổ...

Thấy Lê Hòai Nam ngồi bất động ở góc bàn, mặt ngẩn ra như đang theo đuổi một suy tư vô định hướng, thiếu tá trưởng phòng hình sự chợt phì cười:

- Sao đấy, tiếc rẻ con mồi lắm hả?

Hoài Nam cũng lắc đầu cười trừ:

- Quả thật thằng ấy giỏi. Tôi chưa từng gặp một đối tượng nào cao thủ như hắn. Có điều không biết hắn thuộc môn phái nào?

Trưởng phòng hình sự bắt nhận ngay ý nghĩ của người trinh sát, anh nắm chặt bàn tay lại, giọng nói rắn chắc:

- Đúng rồi. Phải tìm cho ra gốc gác của hắn. Thằng này chắc chắn là một lưu manh chuyên nghiệp. Về võ nghệ, hắn là con nhà nòi. Nếu cứ săn đuổi kiểu một chọi một thì không ổn. Hơn nữa sau vụ chạm trán vừa rồi, nhất là khi bọn chúng mở ba lô cướp được ra thấy toàn gạch với rẻ rách, chúng biết là đã bị săn đuổi. Hoặc chúng sẽ phải nằm im, hoặc chúng thay đổi địa bàn. Vấn đề lúc này là phải nhận cho ra mặt hắn, sau đó bám sát hang ổ của bọ chúng. Theo tôi đồng chí cần đi xa một chút.

Lê Hoài Nam đứng bật dậy:

- Hình như thủ trưởng muốn tôi vào Đông Hà?

Trưởng phòng hình sự lặng lẽ gật đầu. Anh không quen dùng những lời khen nhạt nhẽo đối với cấp dưới. Nhưng ánh mắt anh lộ vẻ xúc động trước sự thông minh sắc bén của người chiến sĩ trinh sát từng nổi tiếng trong các vụ phá án.

Lê Hòai Nam lại ngồi xuống. Hai tay anh nắm lại đập đập lên giữa trán. Đấy là tác phong thường thấy mỗi lần anh tự lập phương án tác chiến trong đầu.





Hai ngày sau, Hoài Nam đã có mặt ở Công an thị xã Đông Hà. Nghe anh trình bày yêu cầu phá án của công an Nghệ Tĩnh, đồng chí Trưởng công an thị xã đã cho mời toàn bộ đội hình sự đến họp.

Theo yêu cầu của Hoài Nam, đội hình sự đã nhiệt tình cung cấp tất cả hồ sơ còn lưu trữ được về những tên lưu manh khét tiếng ở địa bàn này. Không có một đứa nào tên là Lưỡng. Cũng chẳng có biệt danh nào là Thái đen. Tuy vậy, có một hồ sơ làm cho Hoài Nam chú ý.

- Này, cái thằng Đệ nhị mải võ này là thế nào nhỉ?

Đội trưởng hình sự lắc lắc đầu:

- Những đứa chúng tôi đã bắt cải tạo không có ai là Đệ nhị mải võ. Chúng tôi chẳng biết gì hơn ngoài mấy trang viết rất sơ sài của Quân cảnh sát ngụy để lại. Nó là thằng học trò đứng ngôi thứ nhì của tên bán thuốc Sơn Nam. Ngoài biệt danh Đệ nhị mải võ ra, hắn còn có tên là Trương đại ca. Căn cứ vào lối xưng hô lố lăng của bọn cướp trước đây, ta có thể đoán hắn họ Trương. Nhưng từ sau ngày Đông Hà giải phóng đến nay, thằng này biệt tăm mất tích. Không chừng nó chết rồi cũng nên.

Lê Hòai Nam tỏ vẻ không thỏa mãn lắm với kết luận của đội trưởng hình sự. Anh lầm rầm như nói một mình.

- Có thiệt là hắn chết rồi không?

- Nếu không chết thì sao không gây án?

- Nhưng nếu nó gây án dưới một tên mới?

Đội trưởng hình sự phì cười:

- Cũng có thể. Tuy vậy chẳng có bằng cứ gì...

Lê Hoài Nam khẽ thở dài. Rõ ràng anh cũng có phần đuối lý.

- Tất nhiên là chưa thể kết luận được gì cả. Có điều cái thằng Thái Lưỡng chỗ tôi có những miếng võ lạ lắm. Chẳng hiểu sao hắn là họ Thái?

Đội trưởng hình sự chợt nhớ ra điều gì, anh vỗ mạnh xuống mặt bàn:

- À, hay để tôi gọi đồng chí Khánh Hòa về gặp anh nghe.

Lê Hoài Nam ngẩng nhanh dậy:

- Khánh Hòa là ai?

- Một trinh sát của chúng tôi nằm vùng dưới địa bàn... Có một lần cô ta trao đổi với tôi một giả thiết. Giả thiết ấy rất vu vơ về chuyện họ Trương của tên Đệ nhị mải võ. Nhưng dầu sao đồng chí cũng nên nghe.

Hoài Nam mong manh hy vọng:

- Tốt. Xin cho được nghe điều vu vơ kia ngay đi! Đội trưởng hình sự mỉm cười một cách ưu ái:

- Cứ bình tĩnh đã nào. Ngày mai cô ấy mới có mặt ở đây được.

Chẳng còn cách nào khác, Hòai Nam đành phải đợi. Suốt chiều hôm đó anh lang thang ở chợ Đông Hà. Chẳng có gì giúp cho đầu óc anh thảnh thơi. Mấy cái tên quái đản trong tập hồ sơ do bọn ngụy để lại cứ lởn vởn trong óc Nam. “Hậu lác – đảng trưởng Hận đời”, “Phùng Thế Quản – tức Quảng nhọ - đảng trưởng Đào lưu”. “Mãng xà”, không rõ tên thật – Đảng trưởng Mãng xà... không hiểu sao ở đất này lại để ra lắm cái tên nghe nửa người, nửa quỉ như thế?





Khánh Hòa hơi rùng mình khi nghe Lê Hoài Nam mô tả lại dáng vẻ bên ngoài của tên tướng cướp Thái Lưỡng. Cái điều cô không dám tin bấy lâu nay bỗng lù lù hiện ra. Lẽ nào lại khủng khiếp đến như vậy? cô nói, mắt không dám nhìn thẳng vào người đồng nghiệp, giọng như lạc hẳn đi:

- Có thể... có thể... Người tôi quen trước đây, học võ với Sơn Nam. Nhưng chính anh ta đã kể với tôi về một tên Đệ nhị khác... Anh ta cũng nói rằng, có lần đã tự xưng Đệ nhị mải võ để dọa bọn cướp. Đó là lần kẻ cướp xông vào nhà tôi. Mẹ tôi kể rằng chính anh ấy đã đánh gục bọn cướp, tự xưng là Trương Sỏi, cháu ruột bố tôi. Sau này ở Đông Hà có nổi lên một tên cướp là Trương đại ca, Đệ nhị mải võ... Chuyện đó cách đây bảy tám năm rồi.

Lê Hòai Nam lắng nghe từng chi tiết một. Hai tay anh nắm lại gõ gõ lên đầu. Một hồi lâu anh nói bằng giọng tự tin:

- Có thể là người cô quen không phải là Đệ nhị. Có một tên cướp Đệ nhị thật và người quen của cô đã mượn tên ấy để dọa bọn cướp. Giả thiết này có một chỗ vô lý. Tại sao tên Đệ nhị thật lại có thể trùng họ với cô? Và nếu người cô quen không biết gì về bọn cướp lại dám tự xưng là Đệ nhị, nếu lỡ ra bọn cướp kia là tay chân của Đệ nhị thì sao?

Lê Hoài Nam ngừng lại nheo mắt nhìn Khánh Hòa:

- Bây giờ thử nói đến giả thiết thứ hai. Người cô quen chính là Đệ nhị. Còn cái tên Trương Sỏi chính là sự bột phát hắn nghĩ ra lúc ở gia đình cô. Sau đó bọn cướp tôn hắn lên thành Trương đại ca. Rồi đến khi gặp lại cô, có thể hắn đoán rằng cô đã nghe kể về tên cướp ấy và bà mẹ cũng đã kể với cô về lần anh tự xưng danh trước gia đình, cho nên hắn đã chủ động bịa ra câu chuyện trên...

KHánh Hòa khẽ nhắm mắt lại. Cái đáp số đã hiện dần ra chập chờn, ám ảnh. Nhưng cô không thể nào trả lời được.

- Tôi cho rằng... Ta có thể tìm gặp tên Sơn Nam mải võ...

- Nhưng đã lâu có nghe tung tích gì bọn này đâu. Có thể chúng nó giải nghệ.

- Tôi vẫn nhớ mặt thằng ấy. Nếu cất công tìm biết đâu...

- Ồ, Hòai Nam lắc lắc đầu, tự nhiên lại quàng thêm một ẩn số nữa... Nếu đã chịu khó đi nhận mặt thì tốt nhất tìm luôn tên Đệ nhị có hơn không?

Khánh Hòa nhíu mày nhìn Lê Hoài Nam:

- Nhưng nếu thằng đó không phải là người tôi quen mặt thì sao?

- Thì phương án của tôi coi như thất bại. Còn cô lại thành công. Bởi sua cú nhận mặt ấy cô sẽ hoàn toàn yên tâm. Chuyện đó chẳng có gì ngạc nhiên. Tôi đã gặp hắn một lần, bị hắn đá cho một cú tưởng lìa cả cổ tay đây này.

Anh ngừng lại, hai nắm tay chống lên trán, đầu hơi cúi xuống:

- Tôi đã thất bại một lần. Tôi có thể thất bại lần thứ hai, thứ ba, thậm chí thứ tư nữa. Mà biết đâu tôi sẽ bỏ mạng vì hắn. Nhưng chắc chắn chúng ta sẽ chiến thắng. Thằng này và những kẻ như hắn chỉ có thể lăng loàn với bọn cảnh sát ngụy chứ làm sao trụ nổi với cuộc sống hôm nay.

Hoài Nam ngẩng thẳng mặt nhìn Khánh Hòa. Rõ ràng anh đọc được khá rành rọt tâm trạng người bạn đồng nghiệp mới quen biết. Nam đứng dậy cho tay vào túi quần, cả khuôn người thon thả của anh như muốn vươn cao hơn nữa:

- Chúng mình sẽ thắng nó vì không ai trong chúng mình vương vấn chút riêng tư gì, kể cả hy sinh tính mạng trước kẻ thù của nhân dân, phải thế không bạn?

Hoài Nam đột ngột đổi cách xưng hô. Khánh Hòa giật mình. Cô tự hỏi, người bạn đồng nghiệp vừa giảng giải cái bài chính trị kia với mình đề làm gì. Hay là anh ta đã đọc được tâm trạng mình? Thế thì đáng sợ quá. Trách gì đội trưởng sáng nay đã giới thiệu riêng với cô: “Này, cô sẽ gặp một Gia Cát Lượng ở ngoài Nghệ Tĩnh vào đấy. Tranh thủ trao đổi, học tập thêm kinh nghiệm nghe”.

Khánh Hòa vuốt nhẹ mái tóc. Lê Hòai Nam không bỏ sót một chi tiết nào. Anh thầm nghĩ, con gái dù là chiến sĩ công an chăng nữa vẫn có cái nét duyên dáng riêng của họ. Khánh Hòa trước hết là một cô gái thực duyên dáng.

- Em hiểu ý anh rồi... Em sẽ đề nghị với đơn vị để được ra ngoài ấy một chuyến. Dù sao – Giọng cô chợt nhỏ lại – đó cũng là điều rủi ro cho em.

Lê Hòai Nam khẽ chớp mắt. Anh nhìn Khánh Hòa bằng ánh mắt vừa cảm mến vừa biết ơn.

- Nếu đơn vị đồng ý thì tuyệt quá. Ngày mai ta sẽ đón xe ra luôn.

Khánh Hòa có vẻ lưỡng lự:

- Theo em, ta nên đi tàu một chuyến. Mà nên đi tàu chợ. Anh có ngại không?

- Không. Nhưng như thế để làm gì?

- Không biết nữa. Nhưng em cứ nghĩ là... biết đâu trên tàu sẽ có điều gì đó bổ ích cho ta.

Đề nghị của Khánh Hòa được chấp nhận. Trước lúc chia tay, Lê Hoài Nam đã nắm rất chặt tay đội trưởng hình sự lắc lắc:

- Các ông có một nữ trinh sát cực kỳ thông minh đấy!





Ở sát góc trong cùng của một toa hành khách có một người đàn bà và một gã đàn ông ngồi sát nhau, cùng choàng chung tấm vải dù. Gió lạnh lùa qua cửa, thổi thông thống vào giữa toa khiến hành khách ai cũng co ro cúm dúm. Người đàn bà vừa nói trên có khuôn mặt bầu bầu, da hơi sạm, khổ người to lớn nhưng rắn rỏi. Quầng mắt ả xám lại vẻ mệt mỏi, nhưng thỉnh thoảng từ trong hố mắt ấy quét chéo những tia nhìn rất ma mãnh vào những người đi lại trên toa. Gã đàn ông trông có vẻ hốc hác hơn, chiếc cằm nhọn thòi xuống và hơi chìa ra trước khiến khuôn mặt hắn gần giống chiếc bay thợ nề. Hắn đội chiếc mũ có mũi nhọn che gần khuất nửa mặt. Cả hai trông có vẻ như cặp bạn buôn, già nhân ngãi non vợ chồng.

Qua khỏi ga Thuận lý thì trời sáng. Trong toa nhiều người đã tỉnh dậy. Một số vẫn còn đè lên nhau ngủ. Gã đàn ông cằm nhọn ngoẹo đầu vào vai ả đàn bà, bọt mép sùi ra. Dáng ngủ của hắn gần giống một xác chết vì treo cổ.

Đột ngột ả đàn bà đặt tay lên đùi gã đàn ông véo mạnh. Gã cằm nhọn choàng dậy hớt hải. Ả đàn bà ghé sát vào tai hắn thì thào:

- Coi kìa!... Ở góc đằng ấy có một cặp... thấy chưa?

Gã đàn ông nhìn lơ láo:

- Ừ, mà sao?

- Chú Quản không thấy con bé ấy bao giờ à?

Gã cằm nhọn nhếch nhếch hàng ria mép:

- Đàn bà thì nhớ sao xuể...

Ả đàn bà bỗng hừ một tiếng, răng nghiến lại.

- Con bé kia... đã một thời cặp bồ với Đệ nhị....

- Hả?

- Tôi biét cả nhà nó. Bữa ni hắn làm “mo” đấy.

Gã nhọn cằm kéo chiếc mũ sập xuống, giọng lầu bầu:

- Mặc mạ nó chớ.

Cả hai cùng im lặng. Một lúc sau người đàn bà lại thì thào:

- Con ấy là “mo” thị xã. Hắn ra ngoài ni làm chi hè?

- Chậc, thiếu đếch gì việc. Thăm bồ chẳng hạn...

Đột ngột ả đàn bà nắm chặt tay gã đàn ông:

- Này, tin đồn về Thái đại ca có đáng tin không?

Gã đàn ông xoay hẳn người lại:

- Ba thằng về kể với tôi rằng chính mắt chúng nó trông thấy. Mà chị thử nghĩ xem, nếu không phải Đệ nhị thì còn ai võ nghệ cao cường đến vậy.

Người đàn bà bỗng hự lên một tiếng, rồi bất ngờ chửi đổng:

- Đ.mạ hắn chớ. Đồ vô hâu!

Gã đàn ông ngơ ngác:

- Ai?

- Thằng Đệ nhị chứ ai. Hắn đã bỏ mặc anh em mình trốn mất mặt. Trong lúc bị bắt cải tạo, tôi đã cắn răng chịu đựng không khai một tý gì về nó. Không ngờ trong lúc ấy hắn lại ung dung hưởng sung sướng một mình.

Gã nhòn cằm cúi thấp đầu xuống, rên rỉ:

- Dù sao... hai đứa mình cũng may mắn trốn thoát được. Còn bao nhiêu anh em nữa giờ này phải còng lưng lao động trên cái trại cải tạo khốn nạn ấy. Lần này gặp Đệ nhị...

- Xuỵt! – Người đàn bà vờ úp mặt xuống tấm vải dù. Giọng hắn nhỏ hẳn lại – Không chắc đã yên đâu. Tôi hơi nghi ngờ con bé kia...

- Làm sao?

- Tiếng tăm Thái Lưỡng đại ca đã đến tận tai những người như chú, lẽ nào bọn “mo” trong này lại không nghe?

- Nhưng... chẳng lẽ con bé kia lại là địch thủ của Đệ nhị?

- Ít ra nó cũng có thể nhận được mặt.

Đến lúc này gã đàn ông mới thật sự hiểu ra nỗi bận tâm của ả đàn bà. Hắn bỗng thấy ớn sợ:

- Nếu thế... ta có nên... ra chỗ đại ca nữa không?

Giọng người đàn bà rít lại:

- Hèn thế Quản nhọn! Những lúc như thế này phải biết cứu nhau chứ. Cần báo ngay cho Đệ nhị biết để đối phó. Cần nhớ mặt con bé kia, nhớ cả mặt thằng đàn ông bên cạnh đó nữa. “Mo” cả đấy.

- Nhưng...

- Không nhưng chi hết. Luật giang hồ không dung thứ những kẻ phản bội. Chú nên nhớ, chưa ai tuyên bố giải tán trại Mũ đen cả. Đệ nhị vẫn còn, tôi vẫn còn. Chú phải nhớ bổn phận mình...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Ky nang ban hang ky-nang-ban-hang
10 10 1125 (c) by
Google Thủ thuật, hacking, tool, code, công cụ