Đức đang lên kế hoạch sẽ phạt tiền nặng đối với những người có quan hệ tình dục với động vật. Số tiền phạt lên tới 25.000 euro.
Tuy nhiên, những người có 'quan hệ kỳ lạ' với động vật cũng lên kế hoạch phản đối động thái này, họ cho rằng họ chẳng làm gì sai khi có quan hệ tình dục với động vật và các quyền của động vật bị xâm phạm trong các ngành công nghiệp trang trại..
Việc ban hành lệnh cấm này nằm trong kế hoạch sửa đổi luật bảo vệ động vật của nước Đức, tuy nhiên, kế hoạch này đang vấp phải chống đối của cộng đồng người có quan hệ sex với động vật, ước tính nhóm người này lên tới 100.000 người.
Việc quan hệ tình dục với động vật được hợp thức hóa ở Đức từ năm 1969 và các nhóm bảo vệ động vật đã vận động hành lang để cấm các loại hình sinh hoạt này. Chiến dịch vận động đã dấy lên tranh cãi kịch liệt trong các diễn đàn mạng những năm gần đây.
Hiện nay, chính quyền trung hữu đang muốn cấm việc sử dụng động vật 'vì các hoạt động tình dục cá nhân hoặc biến chúng trở thành các bên thứ ba cho hoạt động tình dục, và do đó buộc chúng phải hành xử theo các cách không phù hợp với giống loài của mình" - Hans-Michael Goldmann, chủ tịch của Ủy ban Nông nghiệp của Quốc hội cho biết.
Theo luật này, hành vi quan hệ với động vật sẽ bị phạt với mức tiền lên tới 25.000 euro (32,400 USD).
Những người có xu hướng ngược lại đang sẵn sàng đứng lên 'chiến đấu' chống lại luật này. "Chúng tôi sẽ có hành động pháp lý để chống lại việc này" - Michael Kiok, chủ tịch của nhóm ZETA, cho biết. ZETA là tên gọi của nhóm 'Cam kết của những người quan hệ với động vật vì sự Bao dung và Thông tin'.
"Chúng tôi coi động vật là 'bạn tình' và không coi đó là phương tiện để ban thưởng. Chúng tôi không buộc chúng phải làm bất kỳ điều gì".
Ông nói thêm rằng quan hệ tình dục với thú nuôi không làm mất phẩm giá của động vật.
"Mọi người cứ cố tạo ra ấn tượng sai lầm rằng chúng tôi làm đau các con vật" - Kiok nói. Kiok sống với một chú chó bec-giê (giống chó Đức) tên là Cessie.
Ông nói rằng ông có tình cảm đặc biệt cho động vật từ khi ông mới chỉ lên 4, 5 tuổi.
Hợp pháp tại Đan Mạch
Quan hệ tình dục với động vật từ lâu đã bị cấm ở một số quốc gia châu Âu, trong đó có Pháp, Thụy Sĩ và cả quốc gia tự do về tình dục như Hà Lan. Thụy Điển cũng sẽ ban hành lệnh cấm. "Nhưng ở Đan Mạch việc này vẫn hợp pháp" - Kiok nói.
Trong nhiều trường hợp, 'bạn tình' thường là chó vì đây là loại vật nuôi phổ biến. Kiod nói trước kia, các động vật 'bạn tình' có thể là bò, ngựa, cừu, dê và lợn.
Trong một nghiên cứu về tình dục những năm 1940 cho biết có khoảng 5-8% đàn ông và 3-5% phụ nữ quan hệ tìn h dục với động vật. "Điều này có thể khiến con số người quan hệ tình dục với động vật tại Đức lên tới 1,6 triệu người, nhưng rõ ràng là con số này quá lớn. Còn phỏng đoán, thì tôi có thể nói rằng con số này hiện khoảng 100.000 người" - Kiok nói.
Kiok chỉ trích việc sửa đổi luật này vì nó vẫn không cấm việc thiến lợn trong ngành công nghiệp sản xuất thịt, hoặc đóng dấu lên ngựa (bằng sắt nung).
Ông cũng chỉ trích việc ngành công nghiệp trang trại lạm dụng tình dục của động vật khi cho phép những người phối giống cầm que điện chọc vào phía sau con lợn đực để khiến nó xuất tinh.
Kiok biết rõ ưu tiên hàng đầu của mình là gì nếu như luật này được quốc hội thông qua: "Tôi sẽ phải chắc chắn rằng tôi vẫn được giữ con chó của mình".
Theo Tấm Gương/ AO/ The Sun.
Tuy nhiên, những người có 'quan hệ kỳ lạ' với động vật cũng lên kế hoạch phản đối động thái này, họ cho rằng họ chẳng làm gì sai khi có quan hệ tình dục với động vật và các quyền của động vật bị xâm phạm trong các ngành công nghiệp trang trại..
Việc ban hành lệnh cấm này nằm trong kế hoạch sửa đổi luật bảo vệ động vật của nước Đức, tuy nhiên, kế hoạch này đang vấp phải chống đối của cộng đồng người có quan hệ sex với động vật, ước tính nhóm người này lên tới 100.000 người.
Việc quan hệ tình dục với động vật được hợp thức hóa ở Đức từ năm 1969 và các nhóm bảo vệ động vật đã vận động hành lang để cấm các loại hình sinh hoạt này. Chiến dịch vận động đã dấy lên tranh cãi kịch liệt trong các diễn đàn mạng những năm gần đây.
Hiện nay, chính quyền trung hữu đang muốn cấm việc sử dụng động vật 'vì các hoạt động tình dục cá nhân hoặc biến chúng trở thành các bên thứ ba cho hoạt động tình dục, và do đó buộc chúng phải hành xử theo các cách không phù hợp với giống loài của mình" - Hans-Michael Goldmann, chủ tịch của Ủy ban Nông nghiệp của Quốc hội cho biết.
Theo luật này, hành vi quan hệ với động vật sẽ bị phạt với mức tiền lên tới 25.000 euro (32,400 USD).
Những người có xu hướng ngược lại đang sẵn sàng đứng lên 'chiến đấu' chống lại luật này. "Chúng tôi sẽ có hành động pháp lý để chống lại việc này" - Michael Kiok, chủ tịch của nhóm ZETA, cho biết. ZETA là tên gọi của nhóm 'Cam kết của những người quan hệ với động vật vì sự Bao dung và Thông tin'.
"Chúng tôi coi động vật là 'bạn tình' và không coi đó là phương tiện để ban thưởng. Chúng tôi không buộc chúng phải làm bất kỳ điều gì".
Ông nói thêm rằng quan hệ tình dục với thú nuôi không làm mất phẩm giá của động vật.
"Mọi người cứ cố tạo ra ấn tượng sai lầm rằng chúng tôi làm đau các con vật" - Kiok nói. Kiok sống với một chú chó bec-giê (giống chó Đức) tên là Cessie.
Ông nói rằng ông có tình cảm đặc biệt cho động vật từ khi ông mới chỉ lên 4, 5 tuổi.
Hợp pháp tại Đan Mạch
Quan hệ tình dục với động vật từ lâu đã bị cấm ở một số quốc gia châu Âu, trong đó có Pháp, Thụy Sĩ và cả quốc gia tự do về tình dục như Hà Lan. Thụy Điển cũng sẽ ban hành lệnh cấm. "Nhưng ở Đan Mạch việc này vẫn hợp pháp" - Kiok nói.
Trong nhiều trường hợp, 'bạn tình' thường là chó vì đây là loại vật nuôi phổ biến. Kiod nói trước kia, các động vật 'bạn tình' có thể là bò, ngựa, cừu, dê và lợn.
Trong một nghiên cứu về tình dục những năm 1940 cho biết có khoảng 5-8% đàn ông và 3-5% phụ nữ quan hệ tìn h dục với động vật. "Điều này có thể khiến con số người quan hệ tình dục với động vật tại Đức lên tới 1,6 triệu người, nhưng rõ ràng là con số này quá lớn. Còn phỏng đoán, thì tôi có thể nói rằng con số này hiện khoảng 100.000 người" - Kiok nói.
Kiok chỉ trích việc sửa đổi luật này vì nó vẫn không cấm việc thiến lợn trong ngành công nghiệp sản xuất thịt, hoặc đóng dấu lên ngựa (bằng sắt nung).
Ông cũng chỉ trích việc ngành công nghiệp trang trại lạm dụng tình dục của động vật khi cho phép những người phối giống cầm que điện chọc vào phía sau con lợn đực để khiến nó xuất tinh.
Kiok biết rõ ưu tiên hàng đầu của mình là gì nếu như luật này được quốc hội thông qua: "Tôi sẽ phải chắc chắn rằng tôi vẫn được giữ con chó của mình".
Theo Tấm Gương/ AO/ The Sun.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét