Hàng triệu người lao động tại các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) rầm rộ đổ ra đường trong ngày 14-11 để phản đối các biện pháp khắc khổ và tỉ lệ thất nghiệp gia tăng.
Nhà tổ chức các cuộc biểu tình thúc đẩy những lãnh đạo quốc gia từ bỏ biện pháp thắt lưng buộc bụng và nhanh chóng giải quyết những lo âu của người dân.
Biểu tình diễn ra ở các nước Tây Ban Nha, Hi Lạp, Ý, Bồ Đào Nha và dự kiến ở Bỉ, Đức, Pháp và một số quốc gia phía đông EU. Các hãng hàng không khắp châu Âu đã phải hủy và thay đổi lịch nhiều chuyến bay. Tại Tây Ban Nha có hơn 600 chuyến bay bị hủy..
Liên đoàn lao động ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha bắt đầu phát động biểu tình ngay từ lúc nửa đêm để phản đối những biện pháp khắc khổ đi kèm với tăng thuế, giảm lương hưu, phúc lợi và các chế độ xã hội.
Một phụ nữ nội trợ Tây Ban Nha, bà Paqui Olmo, cho biết: “Hiện cả hai con trai tôi đều ở nhà. Một đứa đang nhận trợ cấp, đứa còn lại thì đã ở nhà từ ba năm nay. Không phải là nó không muốn làm việc mà là chẳng có gì để làm”. Tây Ban Nha là nước có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất châu Âu: 25%.
Tại Madrid đã xảy ra một vụ đụng độ giữa người biểu tình với cảnh sát. Nhiều thành phố khác ở Tây Ban Nha cũng xảy ra tình trạng biểu tình bùng phát thành bạo lực. Bộ Nội vụ nước này cho biết cảnh sát đã bắt giữ một số người. Ở Barcelona, các thùng đựng rác phải được mang ra khỏi thành phố để tránh bị người biểu tình đốt.
Đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát ở Malaga, miền đông Tây Ban Nha - Ảnh: ReutersỞ nước láng giềng Bồ Đào Nha, người dân chiếm lấy các đường phố từ sáng sớm. Họ mang theo biểu ngữ phản đối EU, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Giao thông tại thành phố Lisbon bị ngưng trệ khi tuyến tàu điện ngầm hoàn toàn ngưng hoạt động và chỉ 10% chuyến xe lửa vận hành, một số trường học và các cơ quan nhà nước phải đóng cửa.
Trước đó tại Lisbon cũng đã diễn ra cuộc biểu tình phản đối Thủ tướng Đức Angela Merkel vào ngày 12-11, khi bà Merkel đến đây để ủng hộ các chính sách khắc khổ.
Tại Ý, các công nhân vận tải tổ chức cuộc tổng đình công bốn giờ. Các hãng hàng không trấn an rằng lịch trình bay sẽ không bị gián đoạn.
Hi Lạp đang là tâm chấn của cuộc khủng hoảng nợ khu vực đồng tiền chung, nhưng các liên đoàn lao động nước này cũng lưu tâm đến tình hình khủng hoảng hiện tại nên đã giới hạn thời gian biểu tình chỉ trong ba giờ làm việc và chỉ biểu tình ở Athens.
Các công nhân đường sắt Bỉ đình công ngày 14-11 - Ảnh: ReutersNghiệp đoàn Thương mại châu Âu (ETUC) cho biết đây là lần đầu tiên cơ quan này phát động biểu tình ở bốn quốc gia. “Khi quá lạm dụng khắc khổ, chúng ta rơi vào suy thoái, đói nghèo thì gia tăng và người dân thêm lo lắng. Ở một số nước, sự phẫn nộ của người dân đã tới đỉnh điểm. Chúng tôi cần một giải pháp cấp bách để nền kinh tế trở về đúng hướng. Các lãnh đạo châu Âu đã sai lầm khi không lắng nghe những người dân đang ở dưới đường” - tổng thư ký nghiệp đoàn Bernadette Segol nói.
Các liên đoàn lao động tại Pháp, Bỉ, Ba Lan và Đức cũng đang kêu gọi tổng đình công. Các chuyến tàu đường sắt cao tốc nối giữa Bỉ và Đức đã bị hủy trong ngày.
TẤN KHOA (BBC, Reuters, AFP)
Nhà tổ chức các cuộc biểu tình thúc đẩy những lãnh đạo quốc gia từ bỏ biện pháp thắt lưng buộc bụng và nhanh chóng giải quyết những lo âu của người dân.
Biểu tình diễn ra ở các nước Tây Ban Nha, Hi Lạp, Ý, Bồ Đào Nha và dự kiến ở Bỉ, Đức, Pháp và một số quốc gia phía đông EU. Các hãng hàng không khắp châu Âu đã phải hủy và thay đổi lịch nhiều chuyến bay. Tại Tây Ban Nha có hơn 600 chuyến bay bị hủy..
Liên đoàn lao động ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha bắt đầu phát động biểu tình ngay từ lúc nửa đêm để phản đối những biện pháp khắc khổ đi kèm với tăng thuế, giảm lương hưu, phúc lợi và các chế độ xã hội.
Một phụ nữ nội trợ Tây Ban Nha, bà Paqui Olmo, cho biết: “Hiện cả hai con trai tôi đều ở nhà. Một đứa đang nhận trợ cấp, đứa còn lại thì đã ở nhà từ ba năm nay. Không phải là nó không muốn làm việc mà là chẳng có gì để làm”. Tây Ban Nha là nước có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất châu Âu: 25%.
Tại Madrid đã xảy ra một vụ đụng độ giữa người biểu tình với cảnh sát. Nhiều thành phố khác ở Tây Ban Nha cũng xảy ra tình trạng biểu tình bùng phát thành bạo lực. Bộ Nội vụ nước này cho biết cảnh sát đã bắt giữ một số người. Ở Barcelona, các thùng đựng rác phải được mang ra khỏi thành phố để tránh bị người biểu tình đốt.
Đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát ở Malaga, miền đông Tây Ban Nha - Ảnh: Reuters
Trước đó tại Lisbon cũng đã diễn ra cuộc biểu tình phản đối Thủ tướng Đức Angela Merkel vào ngày 12-11, khi bà Merkel đến đây để ủng hộ các chính sách khắc khổ.
Tại Ý, các công nhân vận tải tổ chức cuộc tổng đình công bốn giờ. Các hãng hàng không trấn an rằng lịch trình bay sẽ không bị gián đoạn.
Hi Lạp đang là tâm chấn của cuộc khủng hoảng nợ khu vực đồng tiền chung, nhưng các liên đoàn lao động nước này cũng lưu tâm đến tình hình khủng hoảng hiện tại nên đã giới hạn thời gian biểu tình chỉ trong ba giờ làm việc và chỉ biểu tình ở Athens.
Các công nhân đường sắt Bỉ đình công ngày 14-11 - Ảnh: Reuters
Các liên đoàn lao động tại Pháp, Bỉ, Ba Lan và Đức cũng đang kêu gọi tổng đình công. Các chuyến tàu đường sắt cao tốc nối giữa Bỉ và Đức đã bị hủy trong ngày.
TẤN KHOA (BBC, Reuters, AFP)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét