chia sẻ

11 Tips Giúp Bạn Không Còn Ngập Ngừng Khi Nói Trước Công Chúng


Theo khảo sát của Đại học Chapman, nói trước công chúng (Public speaking) là nỗi ám ảnh số 1 ở Mỹ. Nhưng hãy nhớ rằng, dù bạn có sợ đến mức nào đi nữa thì việc sử dụng các từ như “um”, “à” cũng chỉ giết chết vẻ đáng tin của bạn mà thôi!
Bạn cần nói một bài phát biểu? Hay trình bày trong cuộc họp? Vẫn có những phương pháp để không sử dụng những từ gây mất tập trung kể trên. Dưới đây là 11 tips từ London Speaker Bureau giúp bạn không bao giờ nói “um” nữa.
#1 Biết những gì bạn sẽ nói và chia bài nói thành nhiều phần.
Chia nhỏ bài nói thành các ý chính sẽ giúp bạn nói trôi chảy hơn. Những khoảng tạm dừng giữa mỗi ý cho phép bạn và khán giả xử lý thông tin.
#2 Luôn nhớ rằng không ai biết bạn đang lo lắng
10% trong chúng ta lo sợ việc nói trước công chúng, nhưng khán giả hiếm khi biết được bạn thực sự đang nghĩ gì. Thế nên đừng lo lắng! Người khác còn mải lo lắng về bản thân mình nên họ sẽ không chú ý nhiều đến bạn đâu.
#3 Đừng bao giờ để tay vào túi quần
Kết quả nghiên cứu cho thấy hành động này làm chúng ta sử dụng “um”, “à” nhiều hơn. Do đó, hãy đứng thẳng, đưa tay về phía trước, và sử dụng vùng không gian của bạn.
#4 Dùng câu ngắn, có khoảng dừng
Nhớ tạm dừng thường xuyên. Vì tạm dừng một hoặc hai giây sẽ khiến lời nói của bạn có thêm “sức nặng”, mang đến thời gian cho bạn và khán giả cùng suy nghĩ, và thực sự thì nó chẳng bao giờ kéo dài như chúng ta vẫn nghĩ.
#5 Đảm bảo nội dung bài nói phải hấp dẫn
Nếu bạn dùng các từ ngữ thú vị và dễ nghe, hiếm có khán giả nào để ý đến những từ “um” của bạn nữa!
#6 Kể một câu chuyện
Khán giả luôn thích nghe những câu chuyện, và nếu đó là câu chuyện bạn đã từng kể trước đây, bạn sẽ không phải quá lo lắng về những gì diễn ra tiếp theo.
#7 Chuẩn bị. Chuẩn bị. Chuẩn bị.
Nếu bạn nắm rõ tất cả mọi thứ bạn sẽ nói và có sự chuẩn bị kỹ càng, não bạn sẽ không còn phải dùng đến những từ “um”, “à” đâu!
#8 Tránh mọi thứ gây xao nhãng
Bạn không nên vừa nói chuyện điện thoại vừa lướt web. Cũng vậy, nếu bạn đang đứng trước khán giả, hãy nhìn thẳng vào mắt mọi người! Sự tập trung này sẽ khiến bạn ít có khuynh hướng cảm thấy khó xử.
#9 Hiểu tại sao bạn nói “um?”
Biết khi nào và tại sao bạn nói “um” sẽ cho bạn một lợi thế. Khi rơi vào những tình huống mà bạn hay nói “um,” bạn sẽ biết cách xử lý bằng chính kinh nghiệm của mình.
#10 Biết khi nào sẽ phải chuyển chủ đề
Trước khi chuyển sang một chủ đề mới, hãy sử dụng một “liên từ” thích hợp. Tạm dừng và để bản thân nhận ra chủ đề đang thay đổi, nhưng vẫn không làm mất đi dòng suy nghĩ của bạn.
#11 Lắng nghe chính mình
Ghi âm lại những lần bạn tập luyện. Đây là cách tốt nhất để hiểu cách bạn nói chuyện, và khi nào thì bạn nói “um.” Hiểu được những tình huống này trước khi chúng xảy ra là đang chuẩn bị cho bạn tránh chúng.
Bạn có biết?
- Theo một cuộc khảo sát, nam giới sử dụng “um”, “à” thường xuyên hơn 38%  so với phụ nữ.
- Hơn 20 triệu người đối mặt với chứng lo sợ trước đám đông, lúc này hay lúc khác.
- Những người trẻ nói “um” thường xuyên hơn so với người lớn tuổi.
- Người ta có thể được trả đến hơn $ 200,000 để trình bày 1 bài phát biểu.
- Người sợ nói trước công chúng thường là những người quan tâm đến việc để lại một ấn tượng tốt đẹp trong lòng khán giả.
- Theo tờ Times, hầu hết chúng ta sợ nói trước công chúng hơn sợ cái chết.
- 10% trong chúng ta thích nói trước công chúng.
Theo Business Insider

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Ky nang ban hang ky-nang-ban-hang
10 10 1125 (c) by
Google Thủ thuật, hacking, tool, code, công cụ