Vẫn thường xuyên đưa ra các mệnh lệnh chỉ huy song đại tá Gaddafi đang hiện diện ở nơi nào tại Libya vẫn là điều bí ẩn với liên quân và cộng đồng quốc tế.
Nhà lãnh đạo Libya đã không xuất hiện trên truyền hình hơn một tuần trong khi cuộc chiến giữa những người trung thành với ông và quân nổi dậy diễn ra ác liệt và liên quân vẫn không ngừng oanh tạc các vị trí của quân đội Libya.
Tuần trước, một phái viên của Gaddafi tới Anh làm dấy lên những tin đồn rằng ông này đang đàm phán cho đại tá Gaddafi đi lưu vong. Tuy nhiên, nhiều người khác cho rằng người đứng đầu Libya khó mà từ bỏ quyền lực cho dù có một nước nào đó sẵn lòng tiếp nhận ông này.
Trong lần xuất hiện gần đây nhất, Gaddafi được cho là ngồi trong một chiếc xe ở doanh trại Bab al-Aziziya. Tuy nhiên, khi những người ủng hộ tiến sát, những người bảo vệ Gaddafi đã đẩy lùi họ và không ai nhìn thấy nhà lãnh đạo này.
Gaddafi đang ở đâu tại Libya vẫn là một điều bí ẩn.
Theo thông tin mới nhất, ít nhất hai con trai của Gaddafi đang đề nghị chuyển Libya sang chế độ dân chủ lập hiến, gồm cả việc buộc cha họ phải từ bỏ quyền lực, báo New York Times hôm 3/4 cho biết.
Seif al-Islam el-Gaddafi
Dẫn lời một nhà ngoại giao giấu tên và một quan chức Liyba nói về kế hoạch này, báo Mỹ nói, quá trình chuyển giao do một trong các con trai của Gaddafi là Seif al-Islam el-Gaddafi đi đầu.
Hiện chưa rõ đại tá Gaddafi, 68 tuổi, đã ký vào đề xuất được các con trai là Seif và Saadi el-Gaddafi hậu thuẫn hay chưa. Tuy nhiên, một người thân cận với các con trai của Gaddafi cho hay, dường như nhà lãnh đạo này đã thuận theo con.
Báo NY Times trích lời một người thân cận với Seif và Saadi el-Gaddafi nói, hai cậu con trai của Gaddafi muốn Libya có một sự thay đổi. "Họ đâm phải quá nhiều bức tường gạch với những người lính cũ và nếu họ tiến bước, họ sẽ mang đất nước này tiến lên nhanh chóng". Báo NY Times nhận xét, ý tưởng trên có thể phản ánh sự khác biệt lớn trong số các con trai của Gaddafi.
Trong khi Seif và Saadi thiên về hướng kinh tế kiểu phương tây và mở cửa chính trị, hai người con trai còn lại là Khamis và Mutuassim được cho là những người theo đường lối cứng rắn. Khamis đứng đầu một đơn vị dân quân ủng hộ chính phủ trong khi Mutuassim, cố vấn an ninh quốc gia đã từ lâu được coi là đối thủ của Seif trong cuộc tranh giành ngôi kế vị cha.
- Hoài Linh (Theo Mail, IOL)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét