Thủ thuật, hacking, tool, code, công cụ hiện đại

Thủ thuật, hacking, tool, code, công cụ

chia sẻ

Mỹ cân nhắc điều tàu sân bay áp sát Libya


Mỹ đang cân nhắc hàng loạt biện pháp đối phó với Libya. Trong số này 
có việc thiết lập vùng cấm bay hoặc đưa tàu sân bay USS Enterprise áp sát Libya.
Từ sau thế chiến thứ II, Mỹ xây dựng nhiều căn cứ quân sự gần Libya trên lãnh thổ Italy, Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ. Số lượng căn cứ này còn cao hơn ở khu vực phía Nam kênh đào Suez với nhiệm vụ chủ yếu là chống cướp biển ở Đông Phi và hỗ trợ quân đội Mỹ ở Afghanistan.
Tuy nhiên, hải quân và không quân Mỹ rất linh hoạt, có thể nay đây mai đó dù khoảng cách di chuyển không hề nhỏ. Đơn cử như việc nếu Nhà Trắng cho máy bay cất cánh từ căn cứ ở Sigonella, Italy, chúng chỉ cần chưa tới một giờ là vào không phận Libya.
Do đó, trước tình hình rối loạn ở Libya, Mỹ đang tính toán nhiều phương án can thiệp vào Libya, kể cả đưa tàu sân bay tới đây.
Có khả năng Mỹ đưa tàu sân bay áp sát Libya.
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Dave Lapan thông báo: “Chúng tôi đang chuẩn bị cho các kế hoạch khẩn cấp. Chúng tôi phải bố trí lại lực lượng để đề phòng những tình huống bất ngờ, sẵn sàng nhận mệnh lệnh”.
Hiện chưa rõ Mỹ tính toán chi tiết thế nào, nhưng nhiều chuyên gia nhận định, các khả năng đó là thiết lập vùng cấm bay, phân phát hàng viện trợ nhân đạo, vũ khí cho phe nổi dây, di tản người nước ngoài và có thể là đưa cả quân đội vào Libya, lập lại trật tự tại đây...
Còn theo AFP, Mỹ có thể sẽ điều về Địa Trung Hải tàu sân bay USS Enterprise đang ở biển Đỏ hoặc tàu đổ bộ USS Kearsarge có khả năng chở trực thăng và khoảng 2.000 lính thủy đánh bộ...
Trước đó, Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc là Susan Rice cũng thông báo là Mỹ đang cân nhắc thiết lập khu vực cấm bay tại Libya; cũng như đang thảo luận với các đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) về các khả năng can thiệp quân sự khác.
Còn Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton khẳng định Mỹ đang cân nhắc mọi biện pháp để đối phó với Libya. Bà tuyên bố: “Những hành động của ông Gaddafi tước đi của ông ta tư cách lãnh đạo đất nước. Và người dân Libya đã thể hiện rõ rằng, đây là lúc ông Gaddafi phải ra đi, không được gây thêm bạo lực hay trì hoãn gì nữa”.
Mục tiêu của Mỹ khi thiết lập vùng cấm bay là ngăn không cho máy bay chiến đấu của Tổng thống Libya Moammar Gaddafi cất cánh, tấn công người biểu tình.
Còn theo phóng viên Andrew North của  BBC, tuyên bố trên của Lầu Năm Góc là tin nhắn của Mỹ gửi tới Tổng thống Libya Moammar Gaddafi. Nói cách khác, đây là tín hiệu thúc ép ông Gaddafi dừng đàn áp phe đối lập và thoái vị nếu không muốn bị Mỹ mạnh tay.
Quân đội Mỹ "lên gân lên cốt".
Lập trường của Mỹ như vậy là đã rõ nhưng hiện chưa rõ là Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc ủng hộ tới đâu các kế hoạch của Mỹ, chẳng hạn như việc thiết lập vùng cấm bay ở Libya, cung phân phát hàng viện trợ nhân đạo, vũ khí cho phe nổi dây, di tản người nước ngoài và có thể là đưa cả quân đội vào Libya, thiết lập trật tự...
Hiện mới có Anh và Pháp tỏ ý ủng hộ kế hoạch thiết lập vùng cấm bay ở Libya. Thậm chí Thủ tướng David Cameron còn cân nhắc cử binh sĩ Anh tới Libya với tư cách lực lượng gìn giữ hòa bình để ngăn chặn tình trạng đàn áp của Tripoli.
Trong khi đó, Tổng thống Libya Gaddafi vẫn quyết tâm bám trụ và khẳng định tất cả người dân đều yêu quý mình, sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ mình. Ông khẳng định: “Tất cả mọi người đều yêu quý tôi. Họ sẽ chết để bảo vệ tôi”.
Huy Hoàng (theo BBC, AP, CNN)

Khai mạc Hội thi cải tiến và làm mới đồ dùng dạy học huyện Hiệp Hòa năm học 2010-2011

Thực hiện kế hoạch năm học 2010-2011 và công văn số 41/ PGD- THCS ngày 17-2-2011, thực hiện quyết định số 36/QĐ- PGD ngày 22-2-2011, vào lúc 7h15 sáng nay, 28-2-2011 Hội thi cải tiến và làm mới đồ dùng dạy học huyện Hiệp Hòa đã long trọng khai mạc tại trường THCS Đức Thắng.

Tham dự Lễ khai mạc có đồng chí Phạm Văn Nghị, Phó trưởng phòng cùng các đồng chí chuyên viên Phòng giáo dục và đào tạo Hiệp Hòa, các đồng chí lãnh đạo các nhà trường tham gia dự thi, các thành viên trong Hội đồng chấm thi cùng các thầy giáo, cô giáo có đồ dùng tham gia dự thi.
Hội thi được tổ chức với mục đích phát huy tính tích cực và tiềm năng sáng tạo của cán bộ giáo viên trong việc làm mới và cải tiến đồ dùng dạy học. Phục vụ thiết thực cho việc dạy và học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Không những thế, đây còn là dịp xây dựng phong trào thi đua thiết kế và sử dụng đồ dùng dạy học, khuyến khích học sinh tăng cường thực hành thí nghiệm, đánh giá chất lượng hoạt động của các nhà trường và lựa chọn được những đồ dùng có giá trị nhất tham dự Hội thi làm mới và sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học cấp tỉnh năm học 2010-2011.
Đông đảo các thầy giáo, cô giáo ở các nhà trường THCS trong toàn huyện đã về tham gia Hội thi. Các môn có số lượng đồ dùng tham gia dự thi đông nhất là Vật Lý, Sinh học, Toán, Lịch Sử...Hội thi đã kết thúc tốt đẹp ngay trong chiều nay.
Dưới đây là một số hình ảnh của Hội thi
Đồng chí Phạm Văn Nghị khai mạc hội thi
Các đại biểu dự lễ khai mạc
Chuẩn bị cho phần thi của các đơn vị
Hội đồng chấm thi làm việc
Phần thuyết minh của một số thầy cô tham gia dự thi
Bài và ảnh TRẦN VĂN THANH (Hiephoa.net)

Những kịch bản cho tương lai Libya


Việc đại tá Muammar Gaddafi tiếp tục không chịu nhượng bộ dù bị cô lập cả trong lẫn ngoài đang giới hạn thêm những lựa chọn của chính ông, cũng như tương lai của cuộc khủng hoảng tại Libya.

Chiến thuật dùng binh sĩ ủng hộ bắn vào người biểu tình bất chấp dư luận quốc tế sẽ đẩy Gaddafi vào thế tiến thoái lưỡng nan một khi đã bị thất bại. Ông sẽ khó ra nước ngoài lưu vong êm thấm như cựu tổng thống Tunisia Ben Ali, trong khi ở lại trong nước như cựu tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak lại càng không thể.
Còn đối với đất nước Libya, những kịch bản được dự đoán có thể ra xảy ra trong tương lai còn "bi đát" hơn, với nguy cơ sử dụng cả vũ khí huỷ diệt, xảy ra nội chiến giữa các bộ tộc gây hỗn loạn kéo dài, đảo chính quân sự và sự can thiệp sâu rộng của nước ngoài.

Nội chiến với vũ khí huỷ diệt

Người biểu tình Libya ăn mừng tại vùng đất
Người biểu tình Libya ăn mừng tại vùng đất mà họ gọi là đã "giải phóng khỏi Gaddafi". Ảnh:BBC
Do sức ép từ cộng đồng quốc tế, khả năng chính quyền Gaddafi gây ra thêm những cuộc thảm sát đẫm máu nhằm vào người chống đối đã giảm xuống. Tuy nhiên, cái giá phải trả khi đại tá này cũng những người ủng hộ chấp nhận thất bại được dự đoán cũng sẽ khá cao nếu tính trên sinh mạng người thiệt mạng.
Trong một kịch bản xấu nhất mà các nhà phân tích nhắc đến là việc ông Gaddafi có thể cho sử dụng cả vũ khí hoá học như Saddam Hussein từng làm với người Kurd ở Halabja (Iraq) năm 1988, hoặc ra lệnh mở chiến dịch ném bom quy mô lớn như Hafez al-Assad đã thực hiện với người chống đối ở Hama (Syria) năm 1982.
Trong khi đó, vấn đề bất đồng giữa các bộ tộc tại Libya có thể sẽ bùng lên nghiêm trọng nếu chính quyền đại tá Gaddafi bị lật đổ hoàn toàn. Điều này sẽ dẫn đến cuộc nội chiến giữa các phe phái tại quốc gia Bắc Phi này và đây là kịch bản dễ xảy ra vì các bộ tộc có mối hận thù lịch sử và đều được vũ trang mạnh.
Nhưng những gì đang diễn ra ở miền đông Libya nằm ngoài tầm kiểm soát của Gaddafi đã khiến mối lo ngại về nguy cơ chiến tranh bộ tộc giảm xuống. Các phóng viên quốc tế có mặt tại đây đều mô tả sự ấn tượng về mức độ có tổ chức tại khu vực vốn căng thẳng nhất về vấn đề bộ tộc của Libya này.
Lực lượng an ninh, y tế và các uỷ ban điều hành được những người lãnh đạo phe chống Gaddafi lập ra nhanh chóng ở đông Libya. AP dẫn lời cựu Bộ trưởng Nội vụ Mustafa Abdel Jalil, người từng thân cận với Gaddafi nhưng ngả theo phe biểu tình, còn tuyên bố thành lập chính phủ lâm thời mởi ở thành phố Benghazi, mở đường cho cuộc tổng tuyển cử dân chủ trong 3 tháng tới.

Đảo chính quân sự

Đại tá Gaddafi lên cầm quyền năm 1969 thông qua một cuộc đảo chính quân sự và ông đang đứng trước nguy cơ chấm dứt sự lãnh đạo suốt hơn 4 thập kỷ theo cách thức tương tự. Nhưng vấn đề đối với kịch bản đảo chính này là việc quân đội Libya không hành động như một quyền lực thống nhất kể từ khi bắt đầu cuộc biểu tình, hoàn toàn khác so với Tunisia và Ai Cập trước đó.
Sự thiếu thống nhất thể hiện ở chỗ nhiều thành viên các cấp trong quân đội Libya đã đào ngũ và tham gia lực lượng biểu tình. Hai phi công chiến đấu còn đưa máy bay sang đảo Malta để tị nạn và theo chân họ là một tàu chiến của hải quân, nhằm chống lệnh của Gaddafi đánh bom phe chống đối ở thành phố Benghazi.
Trong khi đó, quân đội chính thức của Libya từ lâu chỉ được tổ chức mang tính biểu tượng, trang bị và huấn luyện kém. Đây là chiến thuật của đại tá Gaddafi nhằm tránh nguy cơ xảy ra đảo chính quân sự. Trong khi sức mạnh chính nằm trong tay các "Uỷ ban cách mạng", lực lượng bán quân sự và các tổ chức an ninh rất trung thành với chính quyền Gaddafi.
Nói cách khác, quân đội tại Libya khác với tại Ai Cập và Tunisia vì khó có thể trở thành lực lượng thay thế lên nắm quyền kiểm soát đất nước nếu chế độ của ông Gaddafi bị hạ bệ. Tình trạng này đẩy Libya đến bờ vực hỗn loạn ngay cả khi yêu sách của người biểu tình hiện nay đòi Gaddafi ra đi đã được thực hiện.

Nước ngoài can thiệp

Tổng thống Mỹ Barack Obama và lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi chạm mặt trong một cuộc họp quốc tế. Ảnh: Reuters
Tổng thống Mỹ Barack Obama và lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi chạm mặt trong một cuộc họp quốc tế. Ảnh: Telegraph
Sau những dè dặt ban đầu, cộng đồng quốc tế bắt đầu có những động thái cứng rắn và rõ ràng đối với hành động trấn áp biểu tình của chính quyền Gaddafi. Như vậy, kịch bản về sự can thiệp của quốc tế không còn là dự đoán mà đang được hiện thực hoá với mức độ tăng dần.
Đáng kể nhất là việc Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm qua nhất trí thông qua nghị quyết trừng phạt trực tiếp đại tá Muammar Gaddafi cùng 14 người khác là các thành viên gia đình và những quan chức thân cận. Theo đó Libya bị cấm vận vũ khí và đóng băng mọi tài sản của Gaddafi cùng 5 người con.
Ngoài ra lãnh đạo Libya và người thân cũng bị nghị quyết của Hội đồng Bảo an áp lệnh cấm đi lại. Đặc biệt, Liên Hợp Quốc nhất trí đưa vụ đàn áp người biểu tình Libya sang Tòa án hình sự quốc tế (ICC) để điều tra việc đại tá Gaddafi có phạm tội ác chống lại loài người hay không.
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama đang chịu sức ép phải can thiệp sâu và cụ thể hơn vào tình hình Libya, như ủng hộ chính phủ lâm thời của phe chống Gaddafi và áp dụng lệnh cấm bay để vô hiệu hoá lực lượng không quân Libya. Nhà Trắng vốn bị chỉ trích vì im lặng khi tình hình bắt đầu bùng nổ tại Libya và tới tuần trước ông Obama mới lên tiếng kêu gọi đại tá Gaddafi từ chức.
Hội đồng Bảo an và Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) tuyên bố không có kế hoạch can thiệp quân sự vào Libya. Nhưng phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney tuyên bố Washington không loại trừ khả năng sử dụng hành động quân sự khi bàn thảo về cách thức đối phó với khủng hoảng Libya.
Mặc dù vậy, nếu chính quyền Gaddafi vẫn quyết "tử chiến" với người biểu tình chống đối bằng mọi giá như huy động tối đa sức mạnh quân sự thì sự can thiệp của nước ngoài vào Libya chắc chắn sẽ không dừng lại ở các nghị quyết trừng phạt hay lời kêu gọi Gaddafi từ chức nói trên.
Đình Nguyễn

iPhone chạm hình rồng thời Lý đính gần 590 viên kim cương


Các thợ kim hoàn người Việt đã mất gần 6 tháng để khoác lên mình chiếc iPhone (phiên bản 3GS) một hình rồng nổi với gần 590 viên kim cương tự nhiên, cộng thêm 4 lượng vàng 18K.

Chiếc iPhone 3GS được một người tại Việt Nam đặt chạm nổi hình rồng và đính kim cương. Biểu tượng rồng được thợ kim hoàn lấy ý tưởng từ con rồng thời Lý.
Các thợ kim hoàn của Công ty Golden Ace - Thời Đại Vàng đã mất hơn 4 tháng để lên ý tưởng thiết kế, công đoạn chế tác mất thêm 2 tháng nữa.
Đây là sản phẩm hoàn toàn được các thợ kim hoàn người Việt làm qua 5 khâu: thiết kế, sáp tay - đúc khuôn - tạo hình (làm mô hình bằng sáp, tạo khuôn), đính đá, mạ ngoài, hoàn tất.
Có tổng cộng 585 viên kim cương tự nhiên và một viên ruby màu đỏ đính làm mắt. Ngoài ra, còn có thêm 4 lượng vàng 18K cho các chi tiết tạo hình khác. Chi phí nguyên liệu cho chiếc iPhone này lên đến gần 300 triệu đồng.
Chiếc iPhone này đã được giao đến chủ nhân của nó vào cuối tuần trước.
Cạnh bên của iPhone được đính kim cương.
Hình rồng nổi trên mặt sau iPhone.
Kiên Cường

Nhộn nhịp cánh đồng ngày xuân


Khi đâu đó vẫn còn vang vọng tiếng trống hội thì ngay trong những ngày đầu xuân này, nông dân huyện Hiệp Hoà đã nô nức xuống đồng. Người tranh thủ khẩn trương thu hoạch nốt cây vụ đông, người nhanh chóng cấy trà xuân sớm. Những điều đó đã tạo nên một bức tranh lao động nhộn nhịp ngày xuân. 
Nông dân xã Thanh Vân cây trà xuân sớm.
Sau những đợt rét lạnh, rét hại kéo dài, thời tiết như chiều lòng người nên sau ngày 30 tháng chạp đến nay tiết trời đã ấm dần lên. Tranh thủ thời tiết thuân lợi ngay từ ngày mùng 4 Tết, chị Nguyễn Thị Thanh ở xã Thanh Vân (Hiệp Hoà) đã tranh thủ ra đồng cấy lúa xuân. Chị cho hay: Nhà tôi có 3 sào cấy xuân sớm đến hôm nay cũng đã cơ bản xong. Hiện nay mạ dùng cho cấy trà xuân muộn đang phát triển tốt. Thời tiết thuận lợi tôi sẽ tranh thủ cấy xong gần 4 sào trà xuân muộn trước 22/1 âm lịch. 
Qua các trục đường chính của huyện Hiệp Hoà từ xã Đoan Bái, Đông Lỗ, Danh Thắng cho tới Đồng Tân, Thanh Vân…đâu đâu chúng tôi cũng bắt gặp không khí lao động khẩn trương của nhân dân. Anh Trần Văn Hải, thôn Chớp xã Lương Phong nói: Mấy hôm vừa rồi cơ quan thuỷ nông xả nước đổ ải nên tôi tranh thủ thu hoạch nốt 2 sào ngô đông để làm đất cấy trà xuân muộn. Cũng theo anh Hải hiện nay nhiều nhà vẫn còn nhiều bánh chưng, thịt thà, không khí Tết vẫn tràn ngập, nhưng nông dân là vậy mới mùng 2, mùng 3 đã phải dắt nhau ra đồng làm cho kịp mùa vụ rồi. Nói xong anh Hải cười vui: Trời thương nên thời tiết ấm dần lên chứ tiếp tục rét thì nông dân chắc mất mùa!
“Thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài nhưng với tinh thần chủ động chống rét cho mạ nên thiệt hại không đáng kể”- Phó Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Hiệp Hoà Hoàng Thị Tiến khẳng định. Toàn huyện đã gieo 100 ha mạ xuân sớm mạ chết ít nhưng đã gieo kịp thời bổ sung. Là vụ sản xuất chính trong năm nên vụ chiêm xuân luôn được Hiệp Hoà quan tâm. Để chủ động cho nông dân kịp thời sản xuất, ngay từ tháng 12 năm trước, Chi nhánh Công ty cổ phần Vật tư Kỹ thuật nông nghiệp Hiệp Hoà đã cung ứng đủ phân bón, đặc biệt là các giống lúa lai để nông dân kịp thời sản xuất. Các giống lúa lai chủ lực trong vụ chiêm xuân này vẫn là BTE, Thục Hưng 6 và SYN6. Thực tế sản xuất các giống này đã cho năng suất bình quân đạt gần 70tạ/ha. Theo bà Tiến vụ chiêm xuân năm nay, toàn huyện Hiệp Hoà gieo cấy 7.600 lúa trong đó 1 nghìn ha là trà xuân sớm và trà trung còn lại tập trung cho trà chính vụ. Phát huy kết quả từ vụ xuân năm trước, vụ xuân này toàn huyện sẽ gieo cấy 1.500ha lúa lai vào trà xuân muộn. Hiện nay, bà con đã cơ bản thu hoạch xong cây lạc đông, hơn 2.200 ha ngô và khoai tây đông cũng đang được khẩn trương thu hoạch để kịp thời giải phóng đất cây trà xuân muộn bắt đầu từ 20/1 (âm lịch). Khoảng 300 ha trà xuân sớm đã được nông dân các xã: Thanh Vân, Đồng Tân, Hoà Sơn, Mai Trung, Mai Đình và Hương Lâm gieo cấy xong hiện đang sinh trưởng phát triển tốt.

Nông dân xã Đoan Bái thu hoạch ngô đông.
Về Hiệp Hoà những ngày đầu xuân Tân Mão này, điều dễ cảm nhận là một mùa xuân đang về trên đồng ruộng Hiệp Hoà cũng như nhiều miền quê trong tỉnh. Cái tiết trời mùa đông giá lạnh đã tan dần. Nhiều chân ruộng đã có màu xanh của lúa. Người nông dân quanh năm gắn với đồng ruộng giờ đã ấm lòng hơn khi thời tiết ủng hộ. Có lẽ chính vì vậy nên ngay những ngày đầu năm mới, bà con nơi đây đã hối hả ra đồng cho kịp thời vụ. Không khí Tết đang được người dân chuyển dần từ trong nhà ra ngoài đồng, ai nấy đều cầu mong cho một năm mới “đầu xuôi, đuôi lọt”, mùa màng bội thu.
Ngọc Hân

Phe nổi dậy tràn sang phía tây Libya


Lực lượng chống chính phủ tại Libya đã giành được quyền kiểm soát nhiều thành phố ở phía tây đất nước, một thủ lĩnh của phe nổi dậy thông báo.

Những binh lính chống chính phủ tuần tra tại thành phố Benghazi hôm 27/2. Ảnh: AFP.
Những binh lính chống chính phủ tuần tra tại thành phố Benghazi hôm 27/2. Ảnh: AFP.

AFP cho biết, phát biểu tại thành phố Benghazi hôm qua, ông Abdel Hafiz Ghoqa, một nhà lãnh đạo của phe nổi dậy, cho biết các "hội đồng quốc gia" đã được thành lập tại các thành phố mà người biểu tình chiếm được ở miền đông và miền tây. Những hội đồng quốc gia này sẽ điều hành các thành phố mà người biểu tình kiểm soát, đồng thời đại diện cho bộ mặt của Libya trong thời kỳ quá độ.
"Người dân Libya sẽ lấy những thành phố của họ. Chúng tôi sẽ kêu gọi quân đội giải phóng thủ đô Tripoli", AFP dẫn lời ông Ghoqa.
Ông Mustafa Abdel Jalil, người vừa từ chức Bộ trưởng Tư pháp Libya hôm 21/2, thông báo một chính phủ tạm quyền sẽ được thành lập để điều hành đất nước trong ba tháng trước khi tổ chức bầu cử.
Trong khi đó, Mỹ thông báo họ sẵn sàng cung cấp “mọi sự hỗ trợ cần thiết” đối với những người Libya muốn lật đổ ông Kadhafi.
“Trước hết chúng tôi muốn chứng kiến chế độ của Kadhafi sụp đổ mà không phải tốn thêm giọt máu nào. Nước Mỹ muốn ông ta bị lật đổ càng sớm càng tốt”, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton phát biểu trước khi tham dự cuộc họp cấp bộ trưởng của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc hôm nay.
Phát biểu trong chuyến thăm Ai Cập cuối tuần trước, hai thượng nghị sĩ Mỹ là John McCain và Joe Lieberman kêu gọi Washington công nhận chính phủ do phe nổi dậy thành lập tại Libya, cung cấp vũ khí và nhân lực để người biểu tình lật đổ chế độ đương quyền.
Liên Hợp Quốc cảnh báo tình trạng bạo loạn tại quốc gia Bắc Phi tạo nên một cuộc khủng hoảng nhân đạo do gần 100 nghìn công nhân tháo chạy khỏi Libya, tạo nên làn sóng dịch chuyển khổng lồ.
Hội đồng Bảo an vừa quyết định trừng phạt đối với chính quyền Libya, trong đó có lệnh cấm di chuyển và phong tỏa tài sản của ông Kadhafi.
London thông báo họ đã phong tỏa tài sản của gia đình Kadhafi tại Anh. Nhiều báo tại nước này đưa tin tài sản của gia đình ông Kadhafi tại Anh vào khoảng 32,2 tỷ USD, phần lớn tập trung tại London.
Các cuộc biểu tình ở Libya bắt đầu từ ngày 15/2, đã lan rộng ra gần một nửa đất nước, chủ yếu ở phía đông. Cho đến nay người biểu tình đã làm chủ nhiều thành phố. Trong khi đó ông Gadhafi và lực lượng ủng hộ vẫn giữ thủ đô Tripoli và đe dọa sẽ trấn áp mạnh mẽ làn sóng biểu tình.
Việt Linh

Nhiều phong cách sành điệu chỉ với một mẫu quần



(2Sao) - Nếu như bạn luôn phải bối rối để tìm cho mình chiếc áo phù hợp đi cùng với chân váy thì với mẫu quần li, bạn đã hoàn toàn có thể tự tin và mỉm cười.

Khi trào lưu thời trang quần li, đang trở nên thịnh hành thì ngay sau đó đã có rất nhiều bạn gái thu phục được chính phong cách hoàn hảo này khi kết hợp cùng các mẫu áo khác nhau, và điều kỳ diệu hơn đó là những kết hợp thời trang đa phong cách chỉ với mẫu quần li này.


Với chất liệu không quá mềm và cách thiết kế ngày càng cách tân, kiểu dáng quần li đã thực sự vượt lên, không chỉ trong trào lưu thời trang công sở, đường phố, mà bạn còn hoàn toàn có thể sử dụng và phối hợp mỗi khi đi dạo cùng, bạn bè, hay các buổi hẹn hò cùng người yêu.









Để cho dáng quần thực sự bắt mắt, chất liệu thường được ưu tiên là dạng vải thô, không quá 
cứng hay quá mềm mại. Kiểu dáng được chết li cách điệu phần trên, đặc biệt là điểm nhấn 
ở cạp may dọc và ôm suôn dáng đến chấm mắt cá chân.
























Tông màu thường là ghi, sáng hoặc đen. Bạn nên chú ý khi kết hợp để có sự hài hòa và màu
sắc, có thể là những chiếc áo tối màu, ôm dáng và kiểu cách trẻ trung đều khiến bạn trở nên
duyên dáng và rất trẻ trung dù xuất hiện ở bất cứ đâu.










































Với những chiếc quần ly cách điệu, công thức cho bạn là hãy chọn kiểu áo ngắn hở cạp cùng
sự cộng hưởng của dây lưng, giầy đơn giản và có gót cao vừa phải.












Trong những buổi đi chơi, bạn cũng có thể tạo cho mình chút cá tính bằng việc phối hợp cùng
áo phông và giầy thể thao không quá hầm hố
































Như bạn đã thấy, tất cả các cách phối hợp đều vô cùng đơn giản, nhưng lại mang đến hiệu
quả rất cao. Chỉ mới một mẫu quần ly, bạn đã có ngay nhiều kiểu 'sáng tác' cho trang phục của
mình với hàng loạt mẫu áo khác nhau. Chúc bạn sẽ trở thành cô gái thật hiện đại và thời trang
trong mắt mọi người.

TG

 
Ky nang ban hang ky-nang-ban-hang
10 10 1125 (c) by
Google Thủ thuật, hacking, tool, code, công cụ