chia sẻ

Ai Cập: Thách thức chia sẻ quyền lực


Hai sĩ quan quân đội đã vươn tới đỉnh cao quyền lực tại Ai Cập là các thành viên trong nhóm “tinh hoa” hưởng lợi ích trong thời đại của Tổng thống Hosni Mubarak. Câu hỏi đặt ra giờ đây là liệu họ có thể tìm ra một con đường để chia sẻ quyền lực với một dân số bất ổn.

Cả hai đều là thành viên của Hội đồng Tối cao các lực lượng vũ trang - cơ quan sẽ điều hành đất nước ít nhất cho tới khi các cuộc bầu cử được tổ chức vào cuối năm nay. Mỗi người đều nhận sự tín nhiệm cao của người biểu tình trong suốt ba tuần bất ổn vừa qua nhờ mạo hiểm xuất hiện trên đường phố, lẫn vào đám đông, gửi đi các tín hiệu mạnh mẽ rằng, họ sẽ không đứng sau tổng thống hay ra lệnh cho binh lính bắn vào người biểu tình.
Người biểu tình Ai Cập bắt tay binh lính. Sau ba thập niên cầm quyền, ôngMubarak đã trao quyền lãnh đạo đất nước cho quân đội. Ảnh: Nytimes
Bất chấp những đề cập tới chủ nghĩa dân túy, quan chức quân Mỹ biết họ đều cho rằng, họ không phải là những người ủng hộ dân chủ một cách mạnh mẽ. Thực tế là một trong số họ, Đại nguyên soái Mohamed Hussein Tantawi, còn được xem là người đối lập cứng rắn của thay đổi chính trị. Song có điều, cả hai dường như đều đã tính toán rằng, bảo vệ vị trí và sự tín nhiệm của quân đội quan trọng hơn việc đứng sau một tổng thống ngày càng suy yếu và bị cô lập.
Đại nguyên soái Tantawi, 75 tuổi, Bộ trưởng Quốc phòng Ai Cập, có địa vị cao hơn trong hai nhân vật quyền lực, là thành viên nhóm cầm quyền nhiều thập niên qua và người được các quan chức Mỹ biết đến rộng rãi.
Mặc dù bị chế nhạo trên đường phố, và trong các bức điện tín ngoại giao mật của Mỹ được mô tả như một chú “chó xù” của ông Mubarak, nhưng ông Tantawi được những quan chức cấp cao Mỹ mô tả như một nhà điều hành khôn ngoan, người đóng vai trò đáng kể trong cuộc lật đổ phi bạo lực với “người bảo trợ” của mình.
Những quan chức Mỹ trên nói rằng, Đại nguyên soái Tantawi dường như là nhân vật quân sự có quyền lực nhất trong thời kỳ chuyển giao vì ông cẩn trọng, hiểu biết hệ thống và có nhiều kinh nghiệm hơn.
Ở phương diện đối lập, vị sĩ quan thứ hai, tướng Sami Hafez Enan, Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang, có đôi chút bí ẩn với các quan chức Mỹ. Ông trẻ hơn Bộ trưởng Quốc phòng và sẽ được thăng chức cao hơn nếu quân đội bình tĩnh dẫn dắt đất nước theo con đường dân chủ.
Người Mỹ làm việc với tướng Enan mô tả ông là người thông minh và sáng tạo. Ông chỉ huy một quân đội theo chế độ nhập ngũ - và vì thế có quan hệ chặt chẽ với dân chúng. Mỗi nam giới trưởng thành đều được yêu cầu phục vụ quân đội.
Theo các quan chức Mỹ, tướng Enan đã tuyên bố một cách rõ ràng trong những cuộc điện đàm tới Washington rằng, quân của ông sẽ không bắn vào người biểu tình, thậm chí là khi quân đội tìm kiếm việc bảo vệ các thể chế của chính phủ.
Các bức điện tín ngoại giao mật mà Wikileaks công bố đã phác họa mối quan hệ cộng sinh giữa các chỉ huy hàng đầu Ai Cập với những người đồng cấp Mỹ, đặc biệt là mối quan tâm chung của họ về những nguy cơ trong khu vực.
Tướng Enan điển hình lo lắng đến quyền lực của người Iran tại Trung Đông.
Theo nội dung một bức điện tín, Enan vào tháng 4/2009 đã “nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết xung đột Ảrập - Israel nhằm ngăn chặn sự can thiệp của Iran trong khu vực”. Ba tháng sau đó, tướng David H. Petraeus, sau là Tư lệnh Bộ chỉ huy trung tâm, nói với tướng Enan rằng, sự thành công của Ai Cập trong việc chế ngự Hamas, đã làm suy yếu ảnh hưởng của Iran.
Cũng có những bức điện tín cung cấp các đánh giá quan trọng về Đại nguyên soái Tantawi. Theo quan điểm của các nhà ngoại giao, quan chức quân sự cấp cao Mỹ, ông này được xem là bạn tâm tình của Mubarak, người luôn phản đối không chỉ những thay đổi với sứ mệnh quân sự Ai Cập mà với cả cải cách xã hội của đất nước.
Một bức điện tín mật có từ trước chuyến thăm Ai Cập tháng 12/2008 của tướng Petraeus cho hay, Mỹ đã tăng cường thúc ép quân đội Ai Cập mở rộng sứ mệnh sang chống lại những mối đe dọa mới nổi như hải tặc, an ninh biên giới và chủ nghĩa khủng bố.
Tầng lớp lãnh đạo đang già hóa của Ai Cập dù sao vẫn phản đối những nỗ lực của chúng ta và tiếp tục hài lòng khi theo đuổi những gì họ làm nhiều năm qua: đào tạo các lực lượng chiến đấu với ưu tiên cho bộ binh và bọc thép”, một bức điện tín nhấn mạnh. "Đại nguyên soái là vị lãnh đạo cản trở sự chuyển dịch sứ mệnh của quân đội để đối phó với các nguy cơ an ninh mới nổi”.
Một điện tín tháng 9/2008 dẫn lời nhà phân tích chính trị tại một trung tâm nghiên cứu thuộc chính phủ Ai Cập nói rằng, Tantawi tuyên bố rõ ràng, Bộ Quốc phòng sẽ“không dung thứ cho suy nghĩ độc lập trong hàng ngũ của mình”.
Bức điện tháng 3/2008 cũng phác họa Tantawi như một người phản đối với những thay đổi xã hội - vốn là những ưu tiên hàng đầu của hàng trăm nghìn người Ai Cập xuống đường biểu tình trong suốt ba tuần qua. “Trong nội các, ông ấy vẫn nắm giữ ảnh hưởng lớn”, bức điện nhấn mạnh. “Tantawi phản đối cả cải cách kinh tế và chính trị mà ông nhận thấy là sẽ làm xói mòn quyền lực của chính phủ trung ương”.
Bức điện tín tiếp tục: “Ông và Mubarak tập trung vào sự ổn định của cính quyền và duy trì hiện trạng cho đến cuối thời của họ. Họ đơn giản là không có năng lượng, khuynh hướng hay cách nhìn nhận thế giới để làm bất cứ điều gì khác biệt”.
Các chuyên gia Mỹ nghiên cứu quân sự Ai Cập cũng chia sẻ những đánh giá trên.
“Tantawi về cơ bản là cái bóng của Mubarak”, Anthony H. Cordesman, một chuyên gia nghiên cứu quân đội Ai Cập tại Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược cho biết. “Sự trung thành của ông ấy không tạo ra những đợt sóng hay làm rung chuyển cơ cấu”.
Theo Cordesman, tướng Enan “đại diện cho những gì quả quyết hơn, hiểu biết rõ ràng hơn về thế giới bên ngoài”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Ky nang ban hang ky-nang-ban-hang
10 10 1125 (c) by
Google Thủ thuật, hacking, tool, code, công cụ