chia sẻ

Giải mã "lỗ hở" của Mỹ trong cái chết của Bin Laden

Giải mã lỗ hở của Mỹ trong cái chết của Bin Laden
- Việc Bin Laden đã chết hay chưa? Cuộc tấn công tiêu diệt Bin Laden của Mỹ là thật hay chỉ là một màn kịch mà chính quyền Obama dựng lên với nhiều mục đích chính trị sâu xa khác? Đó là câu hỏi nghi vấn của không ít người.

Chính những tuyên bố “không ăn khớp” và những động thái của Mỹ xung quanh cái chết của Bin Laden đã dấy lên những nghi ngờ về tính xác thực của chiến dịch tấn công giúp tiêu diệt trùm khủng bố khét tiếng bị truy nã gắt gao nhất thế giới trong suốt 1 thập kỷ qua của Mỹ.

 Những thông tin mẫu thuẫn

Mặc dù trước đó, báo giới Mỹ đã tiết lộ rằng, Tổng thống Obama cùng nhiều lãnh đạocấp cao khác trong chính phủ đã trực tiếp theo dõi diễn biến cuộc đột kích qua màn hình theo thời gian thực, nhưng những thông tin mà Mỹ đưa ra về chiến dịch đột kích nhằm vào dinh thự của Bin Laden ở ngoại ô thủ đô Islamabad của Pakistan trước sau rất nhiều mâu thuẫn.

Ví như thông tin về việc Bin Laden phản ứng thế nào khi bị biệt kích Mỹ tấn công.

Ban đầu, một nguồn tin chính phủ Mỹ cho biết, khi lực lượng đặc nhiệm Mỹ tiếp cận căn phòng nơi Bin Laden trú ẩn, hắn đã đáp trả lia lịa bằng một khẩu súng AK-47 nhưng sau đó lại đính chính lại. Theo đó, Mỹ đã đưa ra thông tin mới nhưng có phần rất phi lý, đó là khi bị tấn công, Bin Laden không hề có bất cứ loại vũ khí nào trên tay nhưng vẫn đáp trả rất quyết liệt.

Nhưng khi được hỏi bin Laden đáp trả quyết liệt như thế nào khi không có vũ khí trong tay, thì người phát ngôn của Nhà Trắng không tiết lộ thông tin chi tiết mà chỉ nói rằng: "Đáp trả quyết liệt không nhất thiết là phải dùng vũ khí"(?!).

Bên cạnh đó, ngay sau khi tuyên bố Bin Laden đã bị tiêu diệt trong cuộc đột kích, Mỹ đã tiết lộ rằng người vợ trẻ ở bên cạnh Bin Laden đến phút cuối đã thiệt mạng khi hi sinh thân mình làm “lá chắn sống” bảo vệ Bin Laden trước làn đạn của đội lính biệt kích của Mỹ.

Tuy nhiên, sau đó báo giới lại đưa tin, người vợ trẻ này chưa chết mà chỉ bị trúng đạn vào chân khi lao vào lực lượng Mỹ.

Giải thích cho sự "trước sau không như một" này, trả lởi phỏng vấn tờ Telegraph, ông Leon Panetta, giám đốc CIA cho biết, mặc dù ông cùng Tổng thống Obama và một số lãnh đạo cấp cao khác trong chính phủ Mỹ ngồi theo dõi trực tiếp quá trình tiêu diệt Bin Laden qua một màn hình vệ tinh ở Nhà Trắng, nhưng thực chất họ không nhìn rõ những gì đã xảy ra khi đội đặc nhiệm SEAL bắt đầu đột kích vào bên trong dinh thự của Bin Laden.

Ông nói: "Khi đội đặc nhiệm bắt đầu đột nhập vào bên trong khu dinh thự, chúng tôi đã không nhìn rõ những gì xảy ra trong quá trình 20-25 phút giao tranh giữa đội đặc nhiệm và cận vệ của Bin Laden. Chúng tôi đã phải nín thở để chờ đợi thông tin từ vệ tinh".

Vì sao Mỹ không công bố ảnh xác Bin Laden?

Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua (4/5) sau vài ngày cân nhắc đã quyết định sẽ không công bố ảnh xác chết của Bin Laden với một lý do là xác của Bin Laden trông rất “kinh khủng”.

Theo lời một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ giấu tên, có nhiều tấm ảnh chụp xác chết của Bin Laden nhưng không thể công bố.

Ông này cho biết: “Tấm ảnh chụp cái đầu của Bin Laden trông rất rùng rợn vì thấy cả óc. Một viên đạn của biệt kích Mỹ thuộc lực lượng SEAL đã phá hủy hốc mắt trái, làm vỡ tung một phần hộp sọ. Tay trùm khủng bố này còn bị trúng đạn ở phần ngực trong khi chống trả biệt kích Mỹ. Những bức ảnh này trông rất rùng rợn”.

Giải thích lý do không công bố những bức ảnh trên, Nhà Trắng cho biết họ lo ngại việc công bố những bức ảnh sẽ gây sự căm phẫn và thù hận trong thế giới Hồi giáo ở Ả-Rập dẫn đến nguy cơ tấn công trả đũa cao.

Đó có phải lý do quá "trẻ con" của Mỹ? Liệu các phần tử Hồi giáo cực đoan có cần chờ tới khi Mỹ công bố ảnh xác của Bin Laden để trả thù?

Việc có nên đưa ra những bằng chứng, đặc biệt là ảnh xác chết của Bin Laden hay không cũng đang gây chia rẽ trong chính phủ Mỹ.

Nhiều nghị sĩ Mỹ yêu cầu sớm đưa ra hình ảnh chứng minh điều này để xóa bỏ những nghi ngờ của dân chúng cũng như giới truyền thông.

Thượng nghị sĩ Carl Levin, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng Thượng viện, tuyên bố rằng cần phải công bố các bức ảnh. Ông bức xúc: “Tôi nghĩ rằng đến một lúc nào đó, sẽ phải công bố ảnh. Tôi không biết là chừng nào nhưng tôi tin chắc là nó sẽ được công bố và phải được công bố”.

Còn ông Joe Lieberman, một thượng nghị sĩ độc lập, Chủ nhiệm Ủy ban An ninh Nội địa Mỹ thì cho biết thêm: “Việc phổ biến các bức ảnh cho dù có rùng rợn cỡ nào vì cũng là cần thiết để bác bỏ mọi ý nghĩ cho rằng đó là một kịch bản của chính quyền Mỹ”.

Vì sao Mỹ vội vàng “hải táng” Bin Laden?

Một dấu hỏi lớn nữa cũng được đặt ra là tại sao Mỹ phải vội vàng “chôn” Bin Laden dưới đáy biển ngay sau khi hắn bị tiêu diệt.

Mỹ giải thích rằng họ phải “mai táng” Bin Laden ngay lập tức trong vòng 24 giờ theo truyền thống của Hồi giáo.

Còn về việc phải "hải táng" Bin Laden dưới biển, Mỹ giải thích rằng vì không nước nào chấp nhận thi thể của Bin Laden được “chôn” trên đất nước của họ, đồng thời tránh việc nơi "chôn cất" Bin Laden trở thành "Thánh địa" của những phần tử Hồi giáo cực đoan.

Vậy Mỹ có "tôn thờ" Bin Laden đến mức nhất thiết phải "hải táng" hắn theo truyền thống của Đạo Hồi?

Điều này lại một lần nữa dấy lên những nghi ngờ xung quanh cái chết của Bin Laden. Lý do mà Mỹ đưa ra có vẻ như không mấy thuyết phục.

Chẳng hạn, nếu cần một sự khám nghiệm trên thi thể của một nạn nhân bị giết thì việc chôn cất sẽ phải dừng lại, cho dù đó là một người theo Đạo Hồi hay đạo Do Thái.

Kể cả theo nghi thức khắt khe của người Do Thái, người ta cần tránh tối đa việc mổ xẻ, phân tích tử thi, nhưng luật pháp tội phạm cần phải được ưu tiên hơn luật lệ của tôn giáo.

Đan Khanh - (Tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Ky nang ban hang ky-nang-ban-hang
10 10 1125 (c) by
Google Thủ thuật, hacking, tool, code, công cụ