chia sẻ

Những giờ tại vị cuối cùng của ông Mubarak



Ông Hosni Mubarak được cho là sẽ tuyên bố từ chức vào ngày thứ năm. Quân đội Ai Cập mong như thế. Tân lãnh đạo đảng cầm quyền được cam kết mặt đối mặt như vậy. Nhưng bất chấp 2 tuần biểu tình ồ ạt, Tổng thống vẫn không làm điều đó…
 
Ông Mubarak trong cuộc gặp với thứ trưởng ngoại giao Nga Saltanov tại phủ tổng thống ở Cairo ngày 9/2.
“Quá nghe con trai, không nắm được toàn bộ cục diện đất nước”

Các phụ tá cấp cao và gia đình ông Mubarak, trong đó có người con trai Gamal, từng được xem là người kế nhiệm ông, nói với ông rằng ông vẫn có cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng. Vì vậy mà bài phát biểu từ chức trên truyền hình mà đại bộ phận Ai Cập dự đoán đã trở thành điều không thể nhượng bộ, cho thấy ông Mubarak nỗ lực tuyệt vọng để tại vị như thế nào. Nhưng điều đó chỉ đổ thêm dầu vào lửa giận dữ của người biểu tình. Vào ngày thứ sáu, quân đội đã có những động thái cương quyết hơn.

Vào ngày thứ bảy, những “người trong cuộc” ở Ai Cập đã tiết lộ bức tranh ban đầu về những gì đã xảy ra trong những giờ trước khi người tại vị gần 30 năm ở Ai Câp ra đi.

Họ cho biết ông Mubarak không sẵn sàng ra đi bởi ông cho rằng việc ra đi đột ngột của ông sẽ không cứu được đất nước khỏi hỗn loạn do những người biểu tình tạo ra từ ngày 25/1. Một quan chức cấp cao trong chính phủ cho biết ông Mubarak thiếu bộ máy chính trị có thể cho ông những lời khuyên hữu hiệu về những gì đang xảy ra trong lòng Ai Cập.

“Ông ấy không nhìn ra ngoài những gì Gamal nói với ông, vì vậy về chính trị, ông ấy đã bị cô lập”, quan chức này cho hay. “Mọi động thái tịnh tiến (của ông Mubarak) đều quá ít ỏi và quá muộn”.

Trong khi đó quân đội ngày càng trở nên mất kiên nhẫn trước sự bất lực, không chấm dứt được các cuộc biểu tình của ông Mubarak và Omar Suleiman, phó tổng thống mới được bổ nhiệm. Các cuộc biểu tình đã vượt ra ngoài vòng kiểm soát vào ngày thứ năm và thứ sáu, với những cuộc biểu tình, đình công, và thậm chí là các cuộc đấu súng lan rộng khắp đất nước.

“Những người trong cuộc” đã nói về một cuộc chiến giữa các bộ trưởng nội các, về mối đe dọa người biểu tình mang đến và nỗ lực của các phụ tá, trong đó có Gamal Mubark, giấu giếm Tổng thống những gì đang thực sự diễn ra bên ngoài đường phố.

“Những người trong cuộc” này gồm một quan chức cấp cao của Ai Cập, các tổng biên tập, nhà báo ở các tờ báo nhà nước thân cận với chính quyền của ông Mubarak, đã có nhiều năm đưa tin về nhiệm kỳ tổng thống của ông, các cựu tướng lĩnh quân đội, các thành viên cấp cao của Đảng Dân chủ dân tộc của ông Mubarak và các nhà phân tích thân cận với giới bên trong chính quyền của ông Mubarak.

“Chính quân đội thuyết phục đưa Suleiman lên làm phó tổng thống”

Thông tin của họ về các sự kiện diễn ra trong 3 tuần qua cho thấy quân đội đã bày tỏ lo ngại ngay từ khi các cuộc biểu tình bắt đầu. Họ cho biết chính quân đội đã thuyết phục ông Mubarak bổ nhiệm ông Suleiman làm phó tổng thống, vị phó tổng thống đầu tiên kể từ khi ông Mubark lên nắm quyền vào năm 1981, và giao cho ông phụ trách đàm phán với các nhóm đối lập nhằm tìm cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng.

Song ông Suleiman đã thất bại – vào ngày thứ ba ông đã phải đối mặt với đe dọa rằng một cuộc đảo chính sẽ thay thế cho các cuộc thương lượng nếu không có tiến bộ nào đạt được. Lãnh đạo các cuộc biểu tình cam kết sẽ không đàm phán cho đến khi ông Mubarak ra đi, thậm chí sau khi ông đã cho biết sẽ không tìm kiếm một nhiệm kỳ nữa vào tháng 9 tới và cam kết cải tổ để giảm đói nghèo, chấm dứt lệnh khẩn cấp và xây dựng một Ai Cập dân chủ hơn.

Đến ngày thứ năm, gần như tất cả mọi người, trong đó có quân đội, đều dự đoán ông Mubarak sẽ từ chức.

Hossam Badrawi, một thành viên tích cực trong đảng của ông Mubarak, đã gặp ông Mubarak vào ngày thứ năm và sau đó nói với các phóng viên rằng ông mong lãnh đạo Ai Cập sẽ “đáp ứng yêu cầu của người dân”, có nghĩa là ông sẽ từ chức, vào cuối cùng ngày hôm đó. Nhưng sau khi ông Mubarak vẫn cương quyết không ra đi, ông Badrawi, người được bổ nhiệm là tổng thư ký đảng vài ngày trước, đã phải từ chức.

Trong khi đó, cơ quan lãnh đạo tối cao của quân đội, Hội đồng quân sự tối cao, đã nhóm họp mà không có vị chủ tịch, tổng tư lệnh quân đội Mubarak và ra tuyên bố công nhận quyền “hợp pháp” của người biểu tình. Họ kêu gọi “Thông cáo số 1”, ngôn ngữ mà thế giới Ả rập ám chỉ đến một cuộc đảo chính, sẽ được thực thi.

“Bài phát biểu đêm thứ năm bị con trai ông Mubarak chỉnh sửa”

“Những người trong cuộc” cho hay bài phát biểu của ông Mubarak đêm hôm thứ năm dự kiến là nhằm tuyên bố từ chức. Song thay vào đó, ông lại đưa ra nỗ lực tuyệt vọng cuối cùng để nhằm ở lại, do được các phụ tá và đặc biệt là gia đình khuyến khích làm vậy.

Một “người trong cuộc” cho hay Gamal, người con trai từng làm ngân hàng nay chuyển sang làm chính trị, đã viết lại bài phát biểu của cha mình nhiều lần trước khi thu hình. Bài phát biểu được phát vào 11h tối, nhiều giờ sau khi đài truyền hình nhà nước cho biết ông Mubarak dự kiến sẽ phát biểu trước cả nước. Nó còn cho thấy hình ảnh về cuộc họp của ông Mubarakk với Suleiman và thủ tướng Ahmed Shafiq.

Rõ ràng là bài phát biểu đã được chuẩn bị vội vã, với những đoạn cắt lởm chởm và ông Mubarak được thấy ít nhất một lần hành động như thể ông ngừng nói, sửa cà vạt và không nhìn vào camera.

Được biết Bộ trưởng Thông tin Anas al-Fiqqi có mặt trong trường quay với Gamal Mubarak. Đài truyền hình nhà nước dẫn lời ông nhiều giờ trước khi phát sóng bài phát biểu, cho biết ông Mubarak sẽ không từ chức. Và vào ngày thứ bảy, ông Anas al-Fiqqi đã tuyên bố từ chức.

Trong bài phát biểu ông Mubarak cho biết sẽ chuyển giao hầu hết quyền lực cho ông Suleiman, song vẫn tại vị cho đến cuối nhiệm kỳ.

Bài phát biểu đã “bội ước” lại những gì nhiều người Ai Cập mong đợi. Theo một quan chức cấp cao Ai Cập, ông Mubarak “đã cố gắng giải quyết cuộc khủng hoảng với những cấu trúc và quy tắc hiện có. Điều này rõ ràng là quá muộn. Lời đề nghị cải cách cũng rõ ràng là không đủ”.

“Những người trong cuộc” cũng cho biết bài phát biểu của ông Mubarak đêm hôm đó khác với nội dung của quân đội.

Chính vì vậy ngày thứ sáu, quân đội cho phép người biểu tình tụ tập ở phủ tổng thống của Mubarak tại ngoại ô Cairo. Song vào thời điểm đó ông Mubarak và gia đình đã bay tới một dinh thự khác ở khu nghỉ mát Sharm el-Sheikh ở Biển Đỏ, cách đó hơn 350km. Quân đội cũng cho phép người biểu tình phong tỏa tòa nhà phát thanh và truyền hình ở trung tâm Cairo. Hai ngày trước quân đội đã gác và theo dõi trong khi người biểu tình phong tỏa văn phòng thủ tướng và quốc hội. Thủ tướng Shafiq không thể làm việc tại văn phòng của mình và phải làm việc ở Bộ hàng không dân sự, gần sân bay Cairo.

Cho đến đầu chiều, hàng triệu người đã đổ ra phố ở Cairo, thành phố cảng ở Địa Trung Hải Alexandria, và hàng loạt thành phố lớn khác. Đám đông bên ngoài phủ tổng thống ngày càng lớn, cách cổng chỉ có vài mét và chỉ có 4 xe tăng quân đội túc trực ở đó.

Ông Seleiman, một người bạn thân thiết của ông Mubarak và cựu chỉ huy tình báo, tuyên bố ông Mubarak đã từ chức. Với tuyên bố gói gọn trong 2 câu, dài 49 giây, trên đài truyền hình quốc gia, lịch sử Ai Cập đã thay đổi.

Phan Anh
Theo AP

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Ky nang ban hang ky-nang-ban-hang
10 10 1125 (c) by
Google Thủ thuật, hacking, tool, code, công cụ