chia sẻ

Thành công một sáng chế công nghệ độc đáo


Nếu như hai điểm đầu trong công bố của TS Vũ Văn Bằng là những vấn đề còn để ngỏ thì điểm thứ tư có thể coi như một thành công đã được thực tế kiểm nghiệm.
TS Vũ Văn Bằng. Ảnh: NNM.
Tôi đã cùng các nhà báo thuộc Diễn đàn Các nhà báo môi trường Việt Nam tham gia cuộc khảo sát điền dã tại vùng đất Hòn La, Quảng Bình. Đây là nơi đã mở khu kinh tế và cảng biển, nhưng hầu như là một hoang mạc. Cung cấp nước cho khu kinh tế này là một vấn đề quan trọng hàng đầu. Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Bình đã mời các đơn vị khảo sát trong và ngoài tỉnh đến thăm dò và khoan, nhưng đều thất bại. TS Bằng đã dùng phương pháp mới trong một thời gian ngắn đã xác định được tầng chứa nước trong các khe nứt đá phun trào riolit (vốn không thể chứa nước). Trong số 13 giếng khoan, trữ lượng lượng nước vượt yêu cầu không những cho cảng biển mà còn cho cả khu tái định cư gần đó.

Đấy mới chỉ là nơi chúng tôi được tận mắt thấy. Trong thực tế, TS Bằng đã phát hiện hàng ngàn giếng khoan nước ngầm từ miền núi phía Bắc đến Bà Rịa- Vũng Tàu và các hải đảo. Cũng như chúng tôi, TS Nguyễn Văn Túc, một chuyên gia về địa chất thủy văn, khi xem chương trình “Người đương thời” đã thốt ra “Nó (cách xưng hô bỗ bã của bạn đồng môn) bốc phét đấy!”, nhưng đến nay đã phải “tâm phục khẩu phục” và trở thành người cộng tác đắc lực với TS Bằng.

Chúng tôi đã được xem TS Bằng “biểu diễn” sử dụng công cụ mới do ông sáng chế  BTX-09 để tìm ra nguồn nước. Đó là một thiết bị nhỏ gọn, gồm một khung kim loại như một cảm biến lắp trên một trục quay gắn với chiếc hộp nhỏ. Dựa vào góc quay và cường độ đo được lực từ thứ cấp, ông có thể đưa ra các thông số về chiều sâu, lưu lượng nước.

Để sáng chế ra được thiết bị này là cả một chặng đường tìm tòi vòng vo. Vốn là nhà địa chất công trình, tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội, ông sang làm luận án phó tiến sĩ về nền móng công trình ở Ba Lan. Tại đây tình cờ làm quen với một khái niệm mới là “tia đất” ảnh hưởng đến sức khỏe và bệnh tật con người, dường như có liên quan đến thuyết phong thủy của phương Đông. Vũ Văn Bẳng bèn bắt tay vào nghiên cứu phong thủy và ứng dụng thuyết này vào việc xây dựng và thiết kế nội thất để bảo vệ sức khỏe người sử dụng. Tuy nhiên, ông thấy kết quả còn rất mơ hồ, vì chưa “tóm bắt” được thủ phạm gây ra tác động xấu là gì.

Về nước, Bằng tham gia vào dự án xây dựng hồ treo ở miền núi đá vôi Hà Giang. Để hồ giữ được nước, vấn đề quan trọng hàng đầu là phải phát hiện các hang động ngầm cacxtơ. Là một chuyên gia địa chất, dĩ nhiên ông biết rõ các phương pháp địa vật lý truyền thống trong thăm dò lòng đất. 

Nhưng lúc này cái “tia đất” vẫn ám ảnh ông và ông chợt nghĩ đến những phương pháp phi truyền thống lưu truyền hàng ngàn năm nay ở nhiều dân tộc trên thế giới. Đó là phương pháp dò tìm mỏ và nước ngầm rất đơn giản bằng hai chiếc que hay hai thanh kim loại. Ngày nay ở nhiều vùng châu Phi người dân vẫn còn sử dụng phương pháp này, trong khi thế giới văn minh dè bỉu đó là trò mê tín, lừa bịp. TS Bằng lại cho rằng sự thể này có cái lý của nó, cũng như việc người ta dùng lá lẩu chữa bệnh vậy. 

Trong những ngày bám sát công trình, ông thử chế tạo một thiết bị như chiếc chong chóng để đi dò nguồn nước và hang động. Kết quả, ngoài sự mong đợi của chính ông, không những ông phát hiện được những khe nứt, hố cacxtơ ngầm mà cả những nơi thợ đổ bê tông ẩu. Vũ Văn Bằng mừng lắm, như tìm ra một hướng đi mới. Nhưng thiết bị của ông quá thô sơ, không đủ độ tin cậy. Bằng bèn bỏ ra hàng trăm triệu đồng để mua máy đo địa từ hiện đại BPT-2010 dùng trong nghiên cứu công nghệ sinh - vật lý do Đức chế tạo. Loại máy này đo được đơn vị nanotesla. Nhưng đem về ứng dụng không đạt kết quả.      

Từ đó ông cho rằng cái “tia đất” bí ẩn ấy không hẳn là địa từ thông thường mà khoa học đã biết. Điều đó lại thúc đẩy ông đi tìm bản chất của một dạng “tia” hoàn toàn mới, mà ông gọi là “bức xạ từ động thứ cấp bậc hai”. Để ghi được loại tia này phải có một thiết bị hoàn toàn mới phù hợp với nó. Từ chiếc chong chóng đơn giản, trải qua nhiều thực nghiệm, Bằng đã sáng chế ra được thiết bị BXT-09, chính là thiết bị khuếch đại được những tín hiệu phát ra từ lòng đất, nơi tiếp xúc giữa các môi trường vật chất khác nhau.

TS Bằng giải thích sự khác biệt của phương pháp này như sau. Hầu hết các phương pháp địa vật lý hiện đại như phương pháp điện, phương pháp địa chấn, phương pháp từ…đều dùng tác động từ bên ngoài tới đối tượng, để đối tượng đó phản xạ lại, như vậy máy chỉ đo được một cách gián tiếp. Trong khi phương pháp mới là tự nơi có sự tiếp xúc, vận động “đánh tiếng” lên để máy ghi nhận và khuếch đại hiển thị cho ta thấy.

Cho dù lý thuyết của ông có được chấp nhận hay không thì cũng khó có thể phủ nhận thực tế là với chiếc máy gọn nhẹ TS Bằng đã đạt được những thành công trong việc tìm nước ngầm, hang động (và cả các hài cốt nữa?).. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Ky nang ban hang ky-nang-ban-hang
10 10 1125 (c) by
Google Thủ thuật, hacking, tool, code, công cụ