chia sẻ

Bản tin từ Đức

Sẽ nỗ lực giới thiệu 'Báu vật khảo cổ học Việt Nam' tới Đức



Với những đóng góp tích cực trong lĩnh vực văn hóa và du lịch của Việt Nam, cuối tuần qua, bà Susanne Lada′a - Bí thư thứ nhất phụ trách văn hóa, báo chí Đại sứ quán CHLB Đức tại Việt Nam đã được Bộ VHTT&DL Việt Nam trao tặng kỷ niệm chương vì sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch.

Bí thư thứ nhất Susanne Lada’a, phụ trách văn hóa, báo chí Đại sứ quán CHLB Đức tại Việt Nam bắt đầu nhiệm kỳ từ tháng 6-2009 và kết thúc nhiệm kỳ vào giữa tháng 7-2012. Theo nhận định của Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Huỳnh Vĩnh Ái, trong thời gian 35 tháng làm việc tại Việt Nam, bà Susanne Lada’a đã để lại ấn tượng tốt đẹp thông qua các hoạt động tâm huyết góp phần khẳng định mối quan hệ bền chặt giữa CHLB Đức và Việt Nam. Gần 3 năm làm việc tại Việt Nam, bà Susanne Lada’a đã tham gia trực tiếp hoặc hỗ trợ trên tư cách điều phối các tổ chức văn hóa giáo dục của Đức tại Việt Nam như: Tổ chức thành công sự kiện năm Đức tại Việt Nam 2010; điều phối các hoạt động của các tổ chức văn hóa - giáo dục Đức; tổ chức và giải đáp các thắc mắc về hoạt động của bộ phận kiểm tra học vấn của ĐSQ Đức; thực hiện các dự án nhỏ trong khuôn khổ quỹ hỗ trợ dự án văn hóa của Bộ Ngoại giao Đức; hỗ trợ các dự án về bảo tồn văn hóa, dự án về thể thao như: Dự án Điền kinh - hợp tác với Liên đoàn Thể thao Olympic Đức; hoạt động hợp tác đại học, trao đổi khoa học Đức - Việt...
Bà Susanne Lada′a nhận kỷ niệm chương
Tại buổi lễ, bà Susanne Lada’a chia sẻ: "Thời gian ở Việt Nam đối với tôi thực sự rất thú vị và tôi sẽ không bao giờ quên hình ảnh đất nước và người dân Việt Nam thân tình, mến khách. Hợp tác giữa Đại sứ quán Đức và Bộ VHTT&DL thời gian qua dựa trên sự tin tưởng, tôn trọng lẫn nhau và cũng đã thu được nhiều thành quả đáng khích lệ”. Bà Susanne Lada’a cũng mong rằng, trong thời gian tới quan hệ giữa hai bên sẽ không chỉ phát triển hơn nữa dựa trên nền tảng tốt đẹp sẵn có mà còn có thêm nhiều sáng kiến hay góp phần làm phong phú nội dung các dự án hợp tác. Bà Susanne Lada’a cam kết sẽ tiếp tục nỗ lực hơn nữa góp phần tăng cường mối quan hệ hữu nghị và hợp tác song phương giữa hai nước trên lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, đặc biệt là tiếp tục thúc đẩy hơn nữa việc giới thiệu và triển khai dự án Triển lãm Báu vật khảo cổ học Việt Nam, dự kiến sẽ diễn ra tại Cộng hòa Liên bang Đức trong giai đoạn 2014-2015. Theo đánh giá của phía Đức, cuộc trưng bày "Báu vật khảo cổ học Việt Nam” tại Đức là dự án quan trọng, có ý nghĩa đối với Đức bởi đây là lần đầu tiên người dân Đức có cơ hội làm quen với văn hóa Việt Nam và cũng là cơ hội cho đông đảo người Việt Nam đang sinh sống tại Đức cảm nhận được những nét văn hóa nơi quê nhà. Theo kế hoạch, phía Đức dự kiến trưng bày "Báu vật khảo cổ học Việt Nam” tại 3 bang của Đức để nhiều người dân tham quan. Và để những dự án như cuộc trưng bày "Báu vật khảo cổ học Việt Nam” tại Đức có thể diễn ra thành công đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn từ những "cây cầu văn hóa” như Bí thư thứ nhất Susanne Lada’a…
 Nguồn: Hải Nam/ Daidoanket

Quốc hội Đức đòi bán thông tin cá nhân của người dân



Thông tin cá nhân của người dân có thể bị các nhân viên thực thi pháp luật đem bán cho các công ty thương mại. Đó là một nội dung đang gây tranh cãi trong dự luật mới được Hạ viện Đức thông qua. Dự luật này chỉ còn chờ “cái gật đầu” từ Thượng viện Đức là có thể chuẩn bị được ban hành thành luật chính thức. 

Dự luật bị chỉ trích kịch liệt bậc nhất
Hồi tháng trước, Hạ viện Đức đã thông qua một dự luật gây nhiều tranh cãi liên quan đến vấn đề bảo mật thông tin cá nhân của mọi người dân sinh sống trên lãnh thổ Liên bang Đức.
Theo Dự luật này, các nhân viên trong Chính phủ sẽ được phép bán lại thông tin cá nhân của mọi người dân Đức cho các công ty thương mại hay bất kỳ tổ chức hoạt động vì lợi nhuận nào khác. Những thông tin này có thể là hồ sơ sẵn có, cũng có thể là những thông tin mới khai nhận của người dân.
Tuy nhiên, dự luật này đang gặp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ cả các thành viên bên trong lẫn bên ngoài Chính phủ liên minh cầm quyền.
Nhiều tổ chức và hiệp hội bảo vệ quyền riêng tư của cá nhân đã phản đối kịch liệt việc Dự luật được Hạ viện Đức thông qua.
Giám đốc Hiệp hội các thành phố Đức cho biết: “Công việc của chính quyền không phải là bán thông tin cá nhân của người dân”. Đảng Dân chủ Xã hội đối lập, tổ chức Greens và các tổ chức bảo vệ bí mật cá nhân cũng cùng lên tiếng phản đối Dự luật.
Thilo Weichert, Giám đốc trung tâm quốc gia về bảo mật dữ liệu cá nhân, có trụ sở tại bang Schleswig-Holstein, thậm chí còn mạnh mẽ phát biểu rằng đây là một “dự luật điên rồ”.
Những người phản đối Dự luật này cũng đang hy vọng sẽ xoay chuyển được tình thế trước khi quá muộn, vì Dự luật vẫn đang trong quá trình chờ được thông qua tại Thượng viện vào tháng 10 tới, chứ chưa chính thức được ban hành thành Luật. Tuy nhiên, nếu họ thất bại trong nỗ lực cuối cùng này, Luật mới sẽ có hiệu lực thi hành bắt đầu từ năm 2014.
Những người chỉ trích Dự luật này không những giận dữ với những nội dung trong Dự luật mà còn thực sự bất bình với phương thức ban hành luật đang tồn tại trong cơ quan lập pháp của Liên bang Đức.
Nhiều nguồn tin tại Đức cho rằng Dự luật này được thông qua một cách chóng vánh vào tối 28/6 tức là vào thời điểm mà cả nước Đức đang tập trung theo dõi trận bán kết EURO 2012 giữa đội tuyển Đức và đội tuyển Italia.
Tối hôm đó, tòa nhà Quốc hội Đức dường như “không một bóng người”, vậy mà Dự luật vẫn được thông qua. Chính vì vậy, nhiều người nghi ngờ Dự luật này đã được thông qua mà không được thảo luận một cách nghiêm túc, kiểu như các nghị sỹ Đức vừa xem bóng đá, vừa ký thông qua Dự luật.
Vấp phải những chí trích mạnh mẽ như trên, Chính phủ Đức dường như đang phải cân nhắc thay đổi một số điều khoản trong dự luật này. Ông Steffen Seibert, người phát ngôn Chính phủ Đức cho biết các điều khoản trong Dự luật này chắc chắn sẽ phải được thay đổi trong quá trình phê duyệt sắp tới của Quốc hội.
Về nội dung trong Dự luật, việc nhân viên chính phủ có thể bán lại các thông tin cá nhân của người dân cho các công ty thương mại là điều sẽ gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của mọi người dân. Theo luật pháp Đức, tất cả mọi người dân đều nằm trong sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền địa phương.
Mọi thông tin cá nhân và nhất cử nhất động của họ, chẳng hạn như thay đổi địa chỉ chỗ ở, đều phải được chính quyền nắm rõ. Chính vì vậy, nếu như những thông tin này được bán cho các công ty thương mại thì chuyện người dân thường xuyên bị gõ cửa làm phiền, chào mời tiếp thị, mua hàng, sử dụng dịch vụ của các công ty này là điều khó tránh khỏi.
Mặc dù trong Dự luật về quyền riêng tư này có một nội dung rằng người dân có quyền yêu cầu giữ bí mật những thông tin đó, nhưng họ phải trực tiếp đưa ra yêu cầu. Điều đó có nghĩa nếu không nói gì, những thông tin cá nhân của người dân mặc nhiên sẽ bị công bố, cho dù họ có muốn hay không.
Bộ trưởng Lương thực, Nông nghiệp và bảo vệ Người tiêu dùng Đức Ilse Aigner cho biết: “Sau những quyết định của Hạ viện, chắc chắn cần phải tiến hành thêm những thảo luận về Dự luật này”.
Bộ trưởng Ilse Aigner cho rằng, điều khoản về việc người dân phải chủ động thông báo họ muốn giữ bí mật thông tin là một điều khoản không hợp lý. Theo Bộ trưởng Ilse Aigner, điều khoản này phải được sửa đổi, theo đó nhân viên chính phủ chỉ có quyền tiết lộ thông tin cá nhân của người dân khi bản thân người dân đưa ra yêu cầu cụ thể như vậy, còn nếu không, thông tin cá nhân đó phải mặc nhiên được công nhận là thông tin riêng tư, cần được bảo mật.
Phần mềm "bảo vệ công lý" gây bất ổn
Dự luật về thông tin cá nhân này đang như “đổ thêm dầu vào lửa”, làm tăng thêm những chính trích của dư luận Đức trước cách hành xử của giới chức nước này.
Trước đó, Chính phủ Đức cũng vấp phải những chỉ trích tương tự khi thừa nhận hành vi cài đặt phần mềm gián điệp vào máy tính của một số cá nhân được gọi là “đối tượng đặc biệt”. Mục đích của việc cài đặt các phần mềm gián điệp này là để do thám, theo dõi các đoạn hội thoại trên các ứng dụng trò chuyện trực tuyến của những người cần phải “nằm trong vùng kiểm soát”.
Sự việc vỡ lở khi chính quyền bang Bavaria cùng một số bang khác của Đức đã thú nhận việc do thám người dân bằng việc sử dụng phần mềm gián điệp có tên gọi “trojan R2D2”, cài vào máy tính cá nhân của một số người. Việc cài đặt “trojan R2D2” là vi phạm pháp luật Đức, cho dù nó được sử dụng với mục đích “bảo vệ công lý”, theo như biện minh của những người chịu trách nhiệm về hành động này.  
Thông tin cá nhân người Đức có thể bị chính phủ rao bán
Việc cài đặt phần mềm gián điệp này không những có thể đánh cắp thông tin dữ liệu, các cuộc hội thoại trực tuyến của chủ nhân máy tính mà còn có thể thay đổi các chương trình cài đặt và cả các dữ liệu trong máy tính.
Việc này vấp phải sự phản đối mạnh mẽ nhất bởi người ta lo ngại rằng không loại trừ khả năng các cơ quan thi hành pháp luật Đức vì một lý do nào đó, có thể là vì muốn lập thành tích, sẵn sàng cài các dữ liệu giả mạo vào máy tính, sau đó buộc tội các khổ chủ. Hơn thế nữa, khi phần mềm gián điệp này đã được cài vào máy tính thì chiếc máy tính của chủ nhân sẽ mất đi khả năng “miễn dịch” với các phần mềm độc hại khác, tức là nó có thể dễ dàng bị tấn công bởi các phần mềm của các tin tặc khác, nên hoàn toàn có thể bị kẻ xấu tấn công từ xa.
Thông tin về việc cài đặt phần mềm này có lẽ sẽ khiến dư luận Đức càng thêm bàng hoàng bởi trước đó họ cũng đã phải đón nhận một tin không vui có liên quan đến việc bảo đảm dữ liệu cá nhân trên các thiết bị điện tử. Đó là thông tin về chiếc thẻ căn cước điện tử của họ. Chiếc thẻ căn cước điện tử đã chính thức đi vào sử dụng bắt buộc tại Đức từ tháng 11/2010.
Tuy nhiên, mới đây, một tổ chức hacker mũ trắng tại Đức có tên gọi Chaos Computer Club (CCC) đã phát hiện ra một lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng của chiếc thẻ căn cước điện tử này. Theo CCC, dữ liệu cá nhân trên chiếc thẻ này có thể dễ dàng bị đánh cắp khi người dùng cắm chiếc thẻ vào các máy đọc dữ liệu. CCC cảnh báo  những kẻ có dụng ý xấu hoàn toàn có thể chiếm quyền kiểm soát chiếc thẻ điện tử từ xa, nhờ vào mã PIN (mật mã sử dụng của mỗi chiếc thẻ) lấy cắp được.
Sau đó, chúng có thể tùy ý sử dụng chiếc thẻ với nhiều mục đích khác nhau, từ đánh cắp tiền trong tài khoản cho đến mạo danh một ai đó thể thực hiện những hành vi phi pháp. Đây thực sự là một nguy cơ lớn đối với xã hội Đức nếu không được kịp thời ngăn chặn, CCC cảnh báo.
Rõ ràng, cho dù đang sống trong một xã hội được coi là văn minh, hiện đại nhưng người dân Đức chắc chắn chưa thể yên lòng về sự an toàn bảo mật thông tin cá nhân của họ. Những người dân này đang trở thanh nạn nhân của cả những đạo luật phi lý của Chính phủ cũng như những hoạt động theo dõi bí mật mà họ không hề biết, và thậm chí còn là nạn nhân của những kẻ xấu tấn công bằng công nghệ hiện đại.
 Nguồn: Đào Lâm/ Phapluatvn

Đức cấp học bổng về Việt Nam 1000 eur/tháng

 GMT+1)

Dominik Schreiber, ảnh: fh-mainz.de.


Dominik Schreiber là một sinh viên người Đức đang theo học chuyên ngành Luật kinh tế của trường ĐH FH Mainz – Đức. Anh chuẩn bị sang Việt Nam để nghiên cứu thêm về một vài lĩnh vực liên quan đến ngành học của mình.

Cậu sinh viên 25 tuổi này đã được cấp học bổng Heinz Nixdorf nhằm hộ trợ cho việc nghiên cứu và khám phá châu Á Thái Bình Dương và sẽ thực tập nửa năm tại công ty tư vấn đầu tư BDG Vietnam có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, trước khi bứơc vào thời gian thực tập, anh bạn này sẽ phải hoàn thành một khóa học tiếng việt trong vòng một tháng tại Hà Nội.
Thời gian ngắn vậy chắc không đủ để tôi biết được tiếng Việt“, Dominik cười tâm sự. Nhưng khóa học chắc chắn sẽ giúp anh ấy hội nhập tốt hơn, học hỏi được thêm nhiều điều mới lạ và hiểu biết thêm về văn hóa, con người hay những phong tục tập quán Việt Nam.
Mục đích của trương trình Nixdorf là đào tạo nhân lực trẻ cho hệ thống điều hành trong tương lai và ủng hộ suy nghĩ toàn cầu, di động toàn cầu và sự trao đổi văn hóa. Ngoài tiền vé máy bay, hàng tháng Dominik sẽ nhận được số tiền học bổng là 1000 Euro. „Đối với tôi như vậy là quá đủ rồi“, Dominik nói.
Dominik Schreib.
Nhờ Career Center của trường đại học FH Mainz mà Dominik Schreiber mới biết đến chương trình học bổng Nixdorf. Để có được sự hỗ trợ này, bên cạnh những giấy tờ phải nộp NHL bảng điểm, giấy giới thiệu, giấy chứng nhận thực tập, bạn còn phải trải một cuộc phỏng vấn khá quan trọng. “Ngoài các câu hỏi về tình hình kinh tế hiện nay và về thị trường kinh tế xã hội, mình đã phải vận dụng cả sự hiểu biết về xã hội nói chung của mình“, anh bạn chia sẻ. Và ở phần này anh ấy đã dành được điểm khá cao.
Nếu các sinh viên khác có nhu cầu tham gia chương trình nghiên cứu Heinz-Nixdorf trong thời gian 3 năm, các bạn có thể đăng ký đến hết ngày 30.9.2012 

Việt Nam và Đức xúc tiến ký Hiệp định dẫn độ tội phạm



Chiều 10-7, Thượng tướng Đặng Văn Hiếu, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an đã tiếp và làm việc với bà Susanne lada’a, Đại biện lâm thời Cộng hòa liên bang Đức.

Thay mặt lãnh đạo Bộ Công an, Thứ trưởng Đặng Văn Hiếu bày tỏ vui mừng được tiếp đoàn, đồng thời tin tưởng buổi làm việc sẽ đạt được những kết quả tốt đẹp.  Đánh giá cao sự hợp tác giữa Bộ Nội vụ cùng cơ quan thực thi pháp luật Cộng hòa liên bang Đức và Bộ Công an Việt Nam, hai bên cùng vui mừng trước những kết quả rất đáng ghi nhận trong việc triển khai thực hiện các Hiệp định đã ký kết như Hiệp định phòng chống tội phạm năm 1995, Hiệp định phòng chống tội phạm nguy hiểm, tội phạm có tổ chức năm 2006. 

Tuy nhiên, để xứng với tiềm năng quan hệ giữa hai quốc gia, nhất là đáp ứng yêu cầu trong tình hình hiện nay, Thứ trưởng Đặng Văn Hiếu và bà Susanne lada’a cùng cho rằng, các cơ quan thực thi pháp luật hai bên cần tiếp tục tăng cường trao đổi thông tin liên quan đến tình hình tội phạm, đẩy mạnh hợp tác đào tạo cán bộ và hỗ trợ các trang thiết bị phục vụ cho công tác giữ gìn ANTT.
Đặc biệt, tại buổi làm việc, hai bên cùng quan tâm và khẳng định, phải tăng cường trao đổi đoàn cấp cao nhằm xúc tiến việc ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp hình sự và Hiệp định dẫn độ tội phạm. Đây được xem là những văn bản quan trọng tạo hành lang pháp lý, góp phần nâng cao hiệu quả phòng chống tội phạm cho cả 2 bên hiện nay.
Nguồn: Quỳnh Sơn/ ANTĐ


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Ky nang ban hang ky-nang-ban-hang
10 10 1125 (c) by
Google Thủ thuật, hacking, tool, code, công cụ